Gặp người từng nhiều lần trò chuyện với Hồ Duy Hải trong trại giam
Đại diện lãnh đạo Viện KSND tỉnh Long An trực tiếp tham gia giám sát trọng án “ Bưu điện Cầu Voi” và ký cáo trạng truy tố bị can Hồ Duy Hải lúc ấy là một phụ nữ – đó là bà Trần Thị Nhanh – Phó Viện trưởng, sau này là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An. Bà Nhanh đã chia sẻ đôi điều về vụ án kéo dài này.
Bà Nhanh cho biết, đây là vụ án rất phức tạp, kẻ gây án không bị bắt quả tang, Ban Chuyên án phải mất nhiều thời gian truy theo dấu vết để tìm ra nghi can. Với tư cách là người đại diện cơ quan giám sát thực thi pháp luật, bà Nhanh đã xem xét, đánh giá thật kỹ kết luận điều tra của cơ quan công an.
Bà Trần Thị Nhanh cũng đã trực tiếp tham gia thực nghiệm điều tra tại hiện trường và chứng kiến bị can Hồ Duy Hải thực hiện hành vi phạm tội. Bà cũng nhiều lần trực tiếp nói chuyện với Hồ Duy Hải trong quá trình điều tra cũng như sau khi đã xét xử, lúc bà đã chuyển sang công tác khác.
Bà Nhanh cho biết, do đây là vụ trọng án phức tạp về tình tiết, nên cơ quan điều tra Công an tỉnh và Viện KSND tỉnh Long An thường xuyên họp để đánh giá chứng cứ, xem xét mọi khía cạnh của vụ án. Theo bà Nhanh, do vụ án phức tạp, thời gian điều tra kéo dài, lực lượng tham gia phá án khá đông, nên đã để xảy ra một số sai sót về tố tụng, nhưng không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án.
Khi vụ án kéo dài, rồi có kháng nghị giám đốc thẩm của Viện KSND Tối cao, bà Nhanh vẫn tin rằng kết cục vụ án sẽ không có gì thay đổi.
Bà Nhanh cho biết, quá trình điều tra được làm rất công tâm, các cơ quan làm rất trách nhiệm, cân nhắc, suy xét mọi mặt; bởi sinh mạng của một người rất quan trọng, không thể làm oan cho ai, và cũng không thể làm ngơ trước mất mát của gia đình nạn nhân nên bà và các đồng sự đã làm việc đầy công tâm, hết trách nhiệm.
Bà Nhanh cho rằng, theo pháp luật nước ta, mọi người dân đều xuất phát vô tội, muốn chứng minh một người có tội, cơ quan điều tra phải đưa ra những chứng cứ khoa học, thuyết phục, không thể chối cãi. Cơ quan giám sát càng phải công tâm, khách quan đánh giá chứng cứ, tránh để xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Theo bà Nhanh, sau những lần làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra về diễn tiến vụ án, bà đã nhiều lần trực tiếp gặp, trò chuyện với Hồ Duy Hải vì bà tin rằng, với tình cảm như của người chị, bà sẽ giúp Hồ Duy Hải trình bày những uẩn khúc với bà nếu có.
Bà cũng tin rằng giác quan nhạy cảm của người phụ nữ sẽ giúp bà phát hiện ra dấu hiệu oan sai nếu có. Trong các lần tiếp xúc với bà, không khi nào Hồ Duy Hải kêu oan mà luôn thành khẩn nhận tội. Một lần tiếp xúc với bà, Hồ Duy Hải đã khóc và nói rằng nhiều đêm mình không ngủ được, bị lương tâm dằn vặt vì tội lỗi đã trót gây ra với 2 nạn nhân.
Sau này khi chuyển sang công tác khác, không còn làm ở Viện KSND tỉnh Long An, bà Nhanh còn vài lần đến Trại Tạm giam Long An để gặp, trò chuyện với Hồ Duy Hải. Những lần sau này, Hải ít nói hơn và cũng không một lời kêu oan. Sau khi thôi công tác ở Viện KSND tỉnh Long An, bà Nhanh đã chuyển qua vài cơ quan và làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An trước khi về nghỉ hưu năm 2016.
Phán quyết vụ án Hồ Duy Hải: Luật sư phân tích 6 tình huống có thể xảy ra
Luật sư cho rằng, trong 6 tình huống có thể xảy ra, rất có thể Hội đồng giám đốc thẩm sẽ quyết định hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm để điều tra lại.
Sáng nay (8/5), phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải diễn ra nội dung trình bày quan điểm về vụ án. Dự kiến đến 14h cùng ngày, Hội đồng thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết cho vụ án.
Dự đoán về phán quyết giám đốc thẩm vụ án này, trả lời VTC News, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) dẫn quy định tại điều 388 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và cho biết có 6 tình huống có thể xảy ra.
Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).
Thứ nhất: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bi khang nghi.
Thứ hai: Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
Thứ ba: Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Thứ tư: Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
Thứ năm: Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Thứ sáu: Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, với những nội dung trong bản kháng nghị của VKSND Tối cao, nội dung đơn thư kêu oan và diễn biến của phiên tòa giám đốc thẩm, rất có thể Hội đồng giám đốc thẩm sẽ quyết định theo đa số là hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung bởi giai đoạn điều tra đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, các chứng cứ buộc tội chưa đủ cơ sở để kết tội Hồ Duy Hải.
Đồng thời, việc hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại vụ án hình sự sẽ có cơ hội mình oan cho bị cáo nhưng không chắc chắn bị cáo sẽ được tuyên bố không phạm tội nếu kết quả điều tra lại củng cố thêm những chứng cứ buộc tội.
"Trong vụ án này, văn bản kháng nghị của VKSND Tối cao đã chỉ ra nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, chưa đủ cơ sở pháp lý vững chắc để kết tội đối với bị cáo. Vấn đề này được nhiều chuyên gia, các luật sư đồng tình cũng như ý kiến của mẹ bị cáo Hải trong quá trình kêu oan.
Tuy nhiên, đây chỉ là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm còn kháng nghị này có được Hội đồng thẩm phán chấp nhận hay không còn phụ thuộc vào đánh giá của cả một tập thể Hội đồng thẩm phán", vị luật sư này nói.
Theo luật sư Cường, chưa có vụ án nào mà phiên tòa giám đốc thẩm lại có sự quan tâm của dư luận như phiên tòa này, cũng chưa thấy phiên tòa giám đốc thẩm nào mà các chuyên gia, các nhà nghiên cứu dành nhiều thời gian để quan tâm như vụ án này.
Với thông tin mà báo chí phản ánh trong suốt thời gian qua cũng như thông tin văn bản kiến nghị, đề xuất của các cơ quan chức năng, đơn thư kêu oan của gia đình bị cáo và các luật sư bào chữa cho bị cáo cho thấy chưa đủ cơ sở pháp lý vững chắc để kết tội đối với bị cáo Hải.
Nếu áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội, khi không đủ căn cứ để kết tội thì tòa án buộc phải tuyên bị cáo không có tội.
Trường hợp tòa án đánh giá là chưa đủ căn cứ để kết tội bị cáo nhưng tài liệu cho thấy bị cáo có dấu hiệu phạm tội, cần phải làm rõ các tình tiết, chứng cứ quan trọng trong vụ án để kết luận là có tội hay không, tòa án sẽ trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung tùy từng trường hợp. Với thẩm quyền của hội đồng thẩm phán TAND Tối cao theo thủ tục giám đốc thẩm, có thể hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại hoặc điều tra lại.
Theo quy định của pháp luật, Hội đồng giám đốc thẩm sẽ biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố về việc quyết định giải quyết vụ án. Quyết định giải quyết vụ án này thế nào sẽ phụ thuộc vào số biểu quyết của hội đồng sau khi lắng nghe ý kiến của những người tham dự, lập luận của những bên liên quan và trên cơ sở các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Hội đồng giám đốc thẩm sẽ tập trung vào những vấn đề quan trọng về chứng cứ và chứng minh, việc thu thập chứng cứ, tính hợp lệ của chứng cứ (đặc biệt là các chứng cứ buộc tội) và giá trị chứng minh của các chứng cứ này có đủ để kết tội bị cáo hay không.
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đang xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải theo thủ tục giám đốc thẩm. (Ảnh: TTC)
Luật sư Cường cho rằng, vụ án này có căn cứ xác định nạn nhân bị sát hại nên trường hợp hủy án và đình chỉ vụ án sẽ không diễn ra.
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Hồ Duy Hải mới có cơ hội được minh oan (nếu thực sự không thực hiện hành vi phạm tội).
Trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm và phúc thẩm để thay đổi mức hình phạt, bị cáo Hồ Duy Hải có thể thoát án tử hình nhưng sẽ vẫn có tội. Việc quyết định một trong 6 trường hợp nêu trên thế nào sẽ căn cứ vào biểu quyết của Hội đồng giám đốc thẩm trong phiên xử hôm nay.
Theo quy định tại Điều 391 Bộ luật tố tụng hình sự, việc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại nếu có một trong các căn cứ quy định tại Điều 371 của Bộ luật tố tụng hình sự.
Cụ thể, kết luận trong bản án, quyết định của tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; hoặc Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Nếu hủy để xét xử lại thì tùy trường hợp, Hội đồng giám đốc thẩm có thể quyết định xét xử lại từ cấp sơ thẩm hoặc cấp phúc thẩm. Trường hợp xét thấy cần tiếp tục tạm giam bị cáo, Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định tạm giam cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án thụ lý lại vụ án.
Dù trường hợp tòa án hủy bản án sơ thẩm, Hồ Duy Hải mới có cơ hội được minh oan. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ đình chỉ giải quyết vụ án nếu như không thể tìm thêm được chứng cứ để buộc tội trong giai đoạn điều tra lại.
Do đó, việc kêu oan của Hải và gia đình sẽ còn nhiều gian nan nhưng việc tổ chức phiên tòa giám đốc thẩm và có sự quan tâm của nhiều chuyên gia pháp luật, các nhà nghiên cứu và dư luận cũng mở ra những cơ hội, niềm hy vọng cho Hồ Duy Hải và gia đình.
Video: Không để oan sai, bỏ lọt tội phạm trong vụ án Hồ Duy Hải
Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải: Uỷ ban Tư Pháp được mời tham dự Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, đầu mối giám sát vụ án này được TAND Tối cao mời tham dự phiên họp giám đốc thẩm. Sáng 6-5, TAND Tối cao mở phiên giám đốc thẩm xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải bị kết án tử hình về hai tội giết người và cướp tài sản, xảy ra tại Bưu điện...