Gặp người tử tù làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm
Từ một cậu bé suýt chết vì nạn đói khủng khiếp năm 1945, Phan Văn Điền đã trở thành chiến sĩ an ninh biệt động ở thành phố biển Vũng Tàu. Số phận của cậu bé càng ly kỳ hơn khi sau đó cậu trở thành một người lính của giáo phái Cao Đài với nhiệm vụ tối quan trọng là ám sát cho bằng được tổng thống tay sai Ngô Đình Diệm.
Loại súng MAT-49 ông Hà Minh Trí mang theo để ám sát Ngô Đình Diệm.
Tuy tại “điểm hẹn” Hội chợ Kinh tế cao nguyên ở Buôn Mê Thuột, Hà Minh Trí (tên sau này của Phan Văn Điền) không giết chết được Ngô Đình Diệm, nhưng ông đã làm đảo điên chính trường Sài Gòn.
Người em nuôi của huynh trưởng Cao Đài
Rời thành phố Vũng Tàu cuối năm 1948, sau khi đã gây kinh hoàng cho bọn sĩ quan Pháp với những lần đánh xuất quỷ nhập thần bằng lựu đạn vào các vũ trường, quán bar, Đinh Dũng được cơ quan an ninh của ta đưa lên Tây Ninh để tham gia vào lực lượng võ trang giáo phái Cao Đài, vì những kế hoạch lâu dài. Bằng sự lanh lợi, tháo vát trời cho, cùng với bản lĩnh, sự từng trải do vào đời sớm, cậu bé Đinh Dũng không mấy khó khăn khi lân la làm quen, lấy cảm tình của viên thiếu úy Phạm Ngọc Chẩn – một đồn trưởng quân đội Cao Đài ở Tây Ninh. Đình Dũng cải trang là trẻ chăn trâu để có thể lân la tiếp cận với đồn. Viên đồn trưởng Phạm Ngọc Chẩn dần có cảm tình với cậu bé chăn trâu lễ phép, dễ mến, biết đánh võ, biết cả tiếng Nhật. Đinh Dũng được nhận vào giúp việc cho đồn trưởng, hàng ngày đi chợ, nấu cơm, giặt giũ cho y, lúc rảnh rỗi thì múa võ, nói tiếng Nhật giúp vui cho đồn trưởng.
Ở trong đồn, vừa tranh thủ lấy cảm tình của viên đồn trưởng, theo chỉ thị của cấp trên, Đinh Dũng vừa tranh thủ vẽ sơ đồ khu vực đồn, thu thập tin tức về quân đội Cao Đài, hàng ngày báo cho đường dây liên lạc của cơ quan an ninh thuộc Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh. Chiến thắng Điện Biên Phủ, rồi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Đinh Dũng có tên trong danh sách cán bộ tỉnh Tây Ninh tập kết ra Bắc. Tuy nhiên, anh đã bí mật ở lại, được tổ chức sắp xếp đưa vào hoạt động trong nội thành Tây Ninh với tư cách là tín đồ thành viên của lực lượng vũ trang Cao Đài ly khai với cái tên là Triệu Thiên Thương – cái tên đã gắn bó với anh suốt cả cuộc đời với cách gọi thân mật “Mười Thương”. Vì nhiệm vụ cách mạng mà ông trở thành thành viên của một giáo phái có đông tín đồ nhất ở Việt Nam thời đó, ông cũng bỏ công học tập giáo lý, tôn chỉ của những người sáng lập ra giáo phái. Trong thâm tâm, ông rất trân trọng, có cảm tình với những định hướng chân, thiện, mỹ của đạo Cao Đài và ông đã hành đạo như một tín đồ ngoan đạo thực thụ. Đó là cơ duyên để sau ngày miền Nam giải phóng, ông từ ngành công an được chuyển về phụ trách Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh.
Trong cơn lốc thời cuộc
Video đang HOT
Không tập kết ra Bắc, bí mật ở lại miền Nam trong vỏ bọc tín đồ Cao Đài Tây Ninh với cái tên là Triệu Thiên Thương, ông Mười Trí đã sống trong cơn lốc thời cuộc rất đặc biệt của những năm từ 1954 đến 1957. Ngô Đình Diệm công khai phá hoại Hiệp định Giơnevơ, ôm gót ngoại bang, chia cắt lâu dài đất nước ta. Ta chủ trương không dùng bạo lực, tự giác chấp hành nghiêm túc tinh thần Hiệp định Giơnevơ. Vừa lật lọng phản bội Hiệp định, Diệm vừa ra sức lùng sục, bắt giết, tra tấn, tù đày những người kháng chiến cũ còn ở lại miền Nam, đồng thời mua chuộc, tấn công, tiểu trừ quân đội các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Bình Xuyên nhanh chóng quy hàng Diệm với sự đầu hàng của thủ lĩnh Bảy Viễn. Quân đội Hòa Hảo bị đánh tan tác ở miền Tây, thủ lĩnh Năm Lửa rút quân về Đồng Tháp Mười cố thủ. Chỉ có giáo phái Cao Đài còn tiếp tục cầm cự. Cuối năm 1955, quân đội VNCH của Diệm đã tấn công vào chiến khu Cao Đài ở Tây Ninh. Tương quan lực lượng quá chênh lệch, quân đội giáo phái Cao Đài không đương đầu nổi, Hộ pháp Phạm Công Tắc buộc phải đào thoát sang Cao Miên sống lưu vong vào tháng 2.1956. Phần lớn binh sĩ Cao Đài buông súng xin quy hàng, số còn lại tản mác về miền Tây tiếp tục chiến đấu nhưng rồi cũng tan rã dần.
Suốt những năm từ 1955 đến phong trào Đồng Khởi 1960, những cán bộ cách mạng còn lại ở miền Nam phải vất vả lẩn tránh sự truy lùng của chính quyền Diệm, phần lớn đều bị bắt, tù đày, giết chóc. Diệm cho lê máy chém khắp miền Nam để trấn áp ý chí đấu tranh đòi thống nhất đất nước của nhân dân ta. Trong tình thế ấy, nhiều cán bộ không thể ngồi yên chờ chết, quyết đánh trả chính quyền phản động Ngô Đình Diệm. Để không vi phạm chủ trương chung, ngay cả kế hoạch táo bạo ám sát Ngô Đình Diệm cũng phải mượn danh giáo phái. Và không ai có thể đảm nhận nhiệm vụ tối quan trọng này tốt hơn người chiến sĩ an ninh cách mạng đang khoác áo lính giáo phái Cao Đài – tín đồ Triệu Thiên Thương, tức người tử tù Hà Minh Trí sau này. Ông Hà Minh Trí cho biết, đích thân những người lãnh đạo cơ quan an ninh của cách mạng miền Nam khi ấy là ông Mai Chí Thọ, ông Mười Hương đã vạch ra kế hoạch và giao nhiệm vụ đặc biệt này cho ông. Trận địa ban đầu được giăng ra để chờ đón Ngô Đình Diệm là Tòa Thánh Tây Ninh, sau chuyển xuống Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn và cuối cùng là vùng đất cao nguyên Buôn Mê Thuột.
Điểm hẹn Buôn Mê Thuột
Kế hoạch ám sát Ngô Đình Diệm tại Tòa Thánh Tây Ninh không thành. Sau đó, kế hoạch ám sát Ngô Đình Diệm tại đêm hành lễ Giáng Sinh 24.12.1956 tại Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn cũng gãy đổ. Đến lần thứ ba, ông Mười Trí và cơ quan an ninh của ta đã phân tích, đánh giá tình hình và đưa ra nhận định Ngô Đình Diệm sẽ đến Hội chợ Kinh tế cao nguyên ở Buôn Mê Thuột. Để rồi sau đó, một cuộc chạm trán trong tích tắc ở Buôn Mê Thuột đã làm sôi động cả miền Nam, làm thay đổi chính trường Sài Gòn và làm thay đổi lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đầu tháng 2.1957, Đài phát thanh Sài Gòn và nhiều tờ báo đưa tin Hội chợ Kinh tế cao nguyên tại Buôn Mê Thuột sẽ khai mạc vào ngày 22.2.1957. Hội chợ mang tính toàn vùng, nhằm tạo thanh thế cho chính quyền Ngô Đình Diệm trên vùng đất Tây Nguyên giàu tiềm năng. Phân tích, đánh giá sự kiện, nghe ngóng diễn biến trong “Phủ Đầu rồng”, ông Mười Trí và các đồng đội nhận định, Ngô Đình Diệm sẽ có mặt ở Buôn Mê Thuột vào ngày khai mạc hội chợ để cắt băng khai mạc. Vậy là, trên những chuyến xe đò ngược xuôi Sài Gòn – Buôn Mê Thuột lúc ấy, thường xuyên có một hành khách là tín đồ Cao Đài. Người ấy đến Buôn Mê Thuột, lân la ở nơi sẽ diễn ra hội chợ, rồi tìm đến một người quen cũng là tín đồ Cao Đài ở đây. Xong, người ấy quay về Sài Gòn cùng các cộng sự vẽ lại sơ đồ, tính toán phương án đột nhập vào Hội chợ Kinh tế cao nguyên. Chỉ trong vòng nửa tháng, ông Hà Minh Trí đã có 3 chuyến đi về giữa Sài Gòn và Buôn Mê Thuột xa xôi, cùng lúc với việc dựng thử sa bàn hội chợ, tính toán phương án hành động, những tình huống có thể diễn ra…
Chiều 21.2.1957, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Trần Kim Tuyến, Phạm Ngọc Thảo (nhân vật Nguyễn Thành Luân trong bộ phim “Ván bài lật ngửa”) và đoàn tùy tùng đã có mặt ở Buôn Mê Thuột để sáng sớm hôm sau dự lễ khai mạc hội chợ. Cũng vào lúc 17h chiều 21.2.1957, tại bến xe Chợ Lớn, có 2 người khách, một nam một nữ, lấy vé xe tuyến Sài Gòn – Buôn Mê Thuột. Họ lên xe, người khách nam ngồi băng ghế trước, mặc áo khoác, không mang theo hành lý gì, vẻ mặt ung dung tự tại. Người khách nữ ngồi băng ghế sau, trên đùi có giỏ hành lý, bên trong là khẩu súng tiểu liên MAT-49 đã được cưa nòng, cưa báng súng (cho gọn nhẹ) và băng đạn 21 viên đã tháo rời khỏi súng. Chiếc xe đò khởi hành, băng mình trong đêm tối hướng về cao nguyên, trên xe mọi người đều ngủ do mệt nhọc vì chuyến đi dài, chỉ duy hai người hành khách nọ là không ngủ. Họ không hề trò chuyện gì nhau, chỉ thỉnh thoảng đưa mắt ra ám hiệu cho nhau, mỗi người đều theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình, mắt họ nhìn ra những đồi núi trập trùng trong màn đêm.
Chiếc xe đò đến Buôn Mê Thuột lúc 5h sáng, cách 2 tiếng nữa là tới giờ khai mạc Hội chợ Kinh tế cao nguyên. Hai người hành khách nói trên ghé vào một quán ăn sáng gần bến xe, người hành khách nữ kín đáo trao súng đạn cho người hành khách nam, người nam nhanh chóng vắt vũ khí vào người, bên trong lớp áo khoác. Xong người nam nói: “Cô lấy vé lên xe đò về ngay Sài Gòn”. Người nữ nhẹ nhàng: “Tôi ở lại, có thể hỗ trợ anh được chuyện gì…”. Người nam ra lệnh dứt khoát: “Sau khi súng nổ, tôi hoặc hy sinh, hoặc bị bắt, không còn khả năng khác, cô ở lại có thể cũng bị bắt theo, chẳng ích gì”. Người khách nam ấy là tín đồ Cao Đài Triệu Thiên Thương, trong tay vừa cầm giấy căn cước giả mang tên Hà Minh Trí, ông sắp thực hiện vụ ám sát lừng danh trong lịch sử cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, vụ ám sát sau này được gọi với cái tên “Phát súng trên cao nguyên”. Sau khi người đồng đội nữ lên xe quay về Sài Gòn, với khẩu tiểu liên giấu trong người, ông Hà Minh Trí đi về phía Hội chợ Kinh tế cao nguyên sắp khai mạc. Cùng lúc, Ngô Đình Diệm cùng đoàn tùy tùng cũng rời khỏi khách sạn đi đến hội chợ…
Theo Song Kỳ
Lao động
Hơn 90% mặt hàng sữa Ba Vì bị làm giả
Đó là thông tin được ông Lê Hoàng Vinh (GĐ Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì) công bố trong Họp báo Triển khai kế hoạch tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam thành phố Hà Nội 2014 sáng nay.
Ông Lê Hoàng Vinh cho biết, công ty Cổ phần Sữa Ba Vì hiện có khoảng 13 mặt hàng. Trong đó, hơn 90% sản phẩm bao gồm: Bánh sữa, sữa tươi, sữa chua, sữa dê... bị làm giả. Sản phẩm bị làm giả nhiều nhất là bánh sữa Ba Vì (chiếm tới 70%), tiếp đến sữa dê (chiếm 50%).
Cơ quan chức năng thu giữ nhiều sản phẩm làm giả nhãn hiệu Ba Vì.
"Các cơ sở sản xuất trái phép họ lấy những cái tên na ná chúng tôi như: Công ty CP Sữa tươi Ba Vì, Công ty CP Sản xuất Bánh sữa Ba Vì, Công ty CP Bánh sữa Ba Vì... để đánh lừa người tiêu dùng. Điều đáng nói là những sản phẩm này kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh, có hàm lượng Ecoli cao..." - ông Lê Hoàng Vinh bức xúc.
Một lô sản phẩm từ sữa Ba Vì giả bị bắt gần đây.
Thông tin này được đưa ra sáng nay, trong Họp báo Triển khai kế hoạch tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam thành phố Hà Nội 2014 khiến nhiều người không khỏi choáng váng. Bởi từ lâu, sữa và các sản phẩm từ sữa Ba Vì là một trong mặt hàng chủ lực cần phát triển của thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Việt Hùng (Phó Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội) cho hay, hàng giảlà một trong những vấn nạn lớn của nền kinh tế. Vì vậy, tổ chức hội chợ là một cơ hội để người tiêu dùng có cơ hội phân biệt hàng giả, hàng thật một cách chính xác hơn.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, các hội chợ hiện nay tổ chức nhiều nhưng thiếu bản sắc, đặc trưng nổi bật nên các doanh nghiệp cũng bớt hào hứng tham gia, người dân thì hoang mang khi đến hội chợ vì giá cả trên giời, vào hội chợ như mua hàng xén...
Tại Hội chợ hàng Việt năm trước thiếu các sản phẩm làng nghề đặc trưng của Hà Nội như: Giày dép, chăn ga gối đệm, khảm trai, giò chả, bánh giày... Ông Hùng đề xuất Hội chợ hàng Việt Nam năm nay phải có một buổi chuyên giới thiệu các món ẩm thực của Thủ đô.
Nhiều sản phẩm làng nghề truyền thống xuất hiện trong hội chợ hàng Việt Nam năm nay
"Người tiêu dùng đã có xu hướng sử dụng các sản phẩm Việt nhiều hơn. Nhất là đối với các sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền. Vì vậy, trong các hội chợ này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội giới thiệu sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao của mình đến với người tiêu dùng. Đồng thời đây cũng là cơ hội tốt để doanh nghiệp nghiên cứu được tâm lý người tiêu dùng, hoàn thiện hơn sản phẩm của mình, nhằm góp phần phát triển mục tiêu kinh tế của thành phố Hà Nội"- Bà Trần Thị Phương Lan (PGĐ Sở Công thương Hà Nội) nói.
Hội chợ hàng Việt Nam thành phố Hà Nội năm 2014 được tổ chức từ 22/8 đến 26/8/2014 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam (148 Giảng Võ, Hà Nội). Các ngành hàng chủ yếudo Việt Nam sản xuất bao gồm: Các mặt hàng thiết yếu; Thực phẩm, đồ uống;Thời trang, dệt may, giày dép; Hàng điện, điện máy, điện tử, máy tính, viễn thông; Đồ gia dụng, nội thất gia đình, hàng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng khác (không bao gồm rượu, thuốc lá).
Theo Phụ nữ Today
Thị trường 1-6: Quà tặng thiết thực lên ngôi Ngay từ những ngày cuối tháng 4, quà tặng, đồ chơi cho trẻ em nhân dịp Tết Thiếu nhi 1-6 đã được các cửa hàng nhập về. Năm nay, các loại đồ dùng học tập, dụng cụ tập thể dục thể thao hay sách truyện bán chạy hơn. Sách, truyện được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn làm quà tặng 1-6 Dè dặt...