Gặp người sửa diễn văn cho Kim Jong-un
Trong lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của nhà lãnh đạo Kim Il Sung, bài diễn văn của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un là sự kiện lớn đối với người dân Triều Tiên. Nhà lãnh đạo này đã giao cho một người Anh tên là Michael Harrold nhiệm vụ truyền đạt lời lẽ của mình ra thế giới.
Theo trang NKNews, Harrold không phải người lạ lẫm gì đối với các nhà lãnh đạo Triều Tiên. Năm 1987, anh rời ĐH Leeds (Anh) để tới Bình Nhưỡng làm biên tập viên tiếng Anh cho một tòa soạn báo. Trong thời gian 7 năm, Harrold đã biên tập nhiều bản sách dịch và diễn văn của ông Kim Il Sung và Kim Jong Il cho Nhà xuất bản ngoại ngữ của Triều Tiên và dành thời gian khám phá đất nước còn nhiều bí ẩn.
Harrold rời Bình Nhưỡng từ năm 1994, nhưng nay lại tiếp tục làm việc từ xa cho Nhà xuất bản ngoại ngữ của Triều Tiên. Nhiều ấn phẩm hằng tháng của Thời báo Bình Nhưỡng và các tổ chức như KCNA hiện nay tự làm công việc dịch thuật vì họ không có email để liên lạc với những người đang ở nước ngoài như Harrold.
Nhưng Harrold dường như có duyên với gia đình họ Kim. Từ khi chuyển tới Bắc Kinh, Harrold cho biết Triều Tiên thường xuyên gửi đại diện tới gặp anh khi cần dịch các bài phát biểu hay văn bản quan trọng. Harrold cùng làm việc với Paul White, người chuyên thuyết minh cho khách du lịch đến thăm lăng mộ cố Chủ tịch Kim Il Sung ở Bình Nhưỡng.
Sách về Triều Tiên của Michael Harrold. (Nguồn: Global Times)
“Anh ấy và tôi về cơ bản là có nhiệm vụ biên tập những bản dịch sang tiếng Anh để in thành sách, hay các bài diễn văn, tiểu sử. Đôi khi, đoàn Triều Tiên mang đến một tập dày tài liệu, như tiểu sử của Kim Jong Il. Những lúc đó, họ thường ở lại Bắc Kinh trong vài tuần hoặc vài tháng để đợi chúng tôi làm việc. Thường thì họ đến gặp chúng tôi mỗi năm một hoặc hai lần”, Harrold kể trong buổi trả lời phỏng vấn của NKNews.
“Đối với những bài diễn văn cực kỳ quan trọng, họ sang tận Bắc Kinh chỉ để nhờ dịch văn bản đó”.
Harrold nói rằng khi còn ở Bình Nhưỡng, anh nhiều lần trốn ra ngoài ăn kem và uống rượu tại khách sạn Koryo với vài người bạn nước ngoài đến thăm. Anh thậm chí còn yêu một cô gái bản địa. Nhưng Harrold nói rằng, cùng với một vài người nước ngoài sống ở Bình Nhưỡng, anh chấp nhận một thực tế rằng “chúng tôi sẽ không bao giờ được hòa nhập”.
“Trong suốt 7 năm, tôi bị ngăn cách với thực tế ở Triều Tiên. Tôi học ngôn ngữ và kết bạn, nhưng tôi vẫn chỉ ở trên bề mặt của thực tế”, Harrold nói.
Và khi nạn đói trở nên tồi tệ, Harrold đã học được nhiều điều về cuộc sống thực ở Triều Tiên. Xung quanh nhà khách của người nước ngoài, một bức tường lớn được xây lên để người ngoại quốc không nhìn thấy người địa phương đang chết đói. “Có nhiều dấu hiệu cho thấy có điều gì đó đang trở nên tệ hơn”, Harrold nhớ lại.
“Tôi nhớ có bài diễn văn hình như được viết bởi chính Chủ tịch Kim Jong Il nói về người dân đang thắt lưng buộc bụng, chỉ ăn hai bữa mỗi ngày. Nhưng sau đó, tôi nhớ như in rằng trong suốt thời gian tôi ở đó, tình hình lương thực chưa bao giờ tốt. Người Triều Tiên rất lo lắng về thời tiết nắng mưa trong năm vì họ biết rằng họ phụ thuộc vào thời tiết, vì thời tiết ảnh hưởng đến mùa màng, và mùa màng quyết định việc họ có đủ hay không đủ lương thực để ăn”.
Harrold còn cho biết, trong thời gian làm việc ở Triều Tiên, anh không được sử dụng chữ “S” và “N” để chỉ South Korea ( Nam Triều Tiên) và North Korea (Bắc Triều Tiên) vì điều đó mang ý nghĩa đất nước bị chia cắt, trong khi Triều Tiên vẫn khẳng định họ là nước thống nhất.
Harrold tin rằng Triều Tiên sẵn lòng mở cửa với hàng xóm và thế giới hơn là người ta vẫn tưởng.
Video đang HOT
“Cá nhân tôi nghĩ rằng Triều Tiên rất muốn mở cửa, rất muốn trao đổi thương mại, văn hóa với thế giới. Nhưng tôi không chắc thế giới có thực sự sẵn lòng muốn hợp tác với họ hay không”.
Nhiều năm sau khi rời sang Trung Quốc, Harrold nói anh nhớ Triều Tiên vì anh thấy đây là đất nước “lôi cuốn” và “không thể quên”. Harrold cho biết anh nhớ những ngọn núi, khung cảnh thanh bình và sự sạch sẽ. Và dù sống ở một nơi mà nhiều người trên thế giới không biết tưởng tượng thế nào, người dân Triều Tiên vẫn biết cách tạo nụ cười cho mình.
“Hầu như người Triều Tiên rất tử tế, thân thiện hết mức được phép, và họ có khiếu hài hước tuyệt vời. Nhiều lúc tôi thấy nhớ những người bạn Triều Tiên mà tôi quen ở đó”, Harrold tâm sự.
Theo 24h
Đời điệp viên ba đào của một hoa hậu Ba Lan
Người phụ nữ trẻ xinh đẹp nhìn xung quanh một cách bình thản khi đám lính lăm lăm tay súng lục soát từ khoang này sang khoang khác. Con tàu lắc lư trên vùng đất Ba Lan đang nằm dưới sự đàn áp của Đức quốc xã.
Thái độ bình thản của cô khiến ai nhìn thấy cũng khó nghĩ rằng hành lý cô mang theo chứa tài liệu nhạy cảm. Rất nhiều tờ rơi tuyên truyền được in ở Anh rồi mang sang Ba Lan để kêu gọi người dân đẩy mạnh tinh thần đấu tranh chống kẻ thù. Vì thế, nếu bị bắt, người phụ nữ xinh đẹp cầm chắc án hành hình.
Christine Granville đã khiến biết bao người đàn ông say mê, được Thủ tướng Anh Winston Churchill coi là điệp viên yêu thích nhất. Cuộc đời của nữ điệp viên xinh đẹp người Ba Lan huyền thoại này từng được tái hiện trong bộ truyện trinh thám Điệp viên 007.
Trong tình huống đó, những người khác có thể hoảng sợ, nhưng không phải Christine Granville, cựu nữ hoàng sắc đẹp của Ba Lan, nữ điệp của Anh đầu tiên được cử ra vùng chiến trước khi Cục Đặc vụ Anh bắt đầu tuyển phụ nữ.
Cô gái luôn mang theo con dao dài 18cm trong chiếc bao da buộc vào đùi. Cô thích dùng lựu đạn cầm tay, vì "với một quả lựu đạn, bạn có thể chống lại 5, thậm chí 10 người cùng lúc", Christine giải thích.
Nhưng vũ khí lợi hại nhất của Christine không phải là dao hay lựu đạn, mà là khả năng quyến rũ đàn ông. Một người yêu mến từng ví ánh mắt của cô như "đèn pha, có thể làm mù mắt bất kỳ ai bằng chùm sáng quá mạnh". Cô cũng thường sử dụng lợi thế này vào việc có ích.
Khó từ chối mỹ nhân
Cười một cách tình tứ với viên sĩ quan mật vụ mặc đồng phục của Đức quốc xã đang ngồi đối diện, Christine chỉ vào hành lý có vấn đề của mình và "thú nhận" trong đó chứa đầy chè mua ở chợ đen mà cô đang mang sang biếu người mẹ bị ốm của mình ở thủ đô Wasaw, Ba Lan.
Cô nói, nếu đội lính phát hiện ra, cô sẽ vô cùng rắc rối, nên nhờ viên sĩ quan đặt túi hành lý của cô vào trong túi hành lý của anh ta cho đến khi hết nguy hiểm.
Giống như bao người đàn ông trước và sau đó, viên sĩ quan không thể cưỡng lại lời đề nghị của Christine. Họ tách nhau ra rồi sau đó gặp lại ở sân ga Warsaw, hành lý đựng "trà" được trả lại cho người phu nữ một cách êm đẹp.
Vũ khí lợi hại nhất của Christine là sự quyến rũ chết người
Tên thật của cô là Krystyna Skarbek, sinh năm 1908 tại Ba Lan. Con gái của một quý tộc Công giáo La Mã và người mẹ Do Thái, cô bị đuổi khỏi trường tu viện năm 14 tuổi vì tội châm lửa đốt áo của mục sư khi ông đang giảng đạo trước đám đông.
Thời trẻ, Granville chủ yếu ở khu resort trượt tuyết tại Zakopane. Năm 1931, Krystyna khi ấy 23 tuổi giành vương miện "Hoa hậu trượt tuyết" trong cuộc thi nhan sắc khu vực. Nhưng cô chỉ thích trượt tuyết sang nước láng giềng Czechoslovakia và qua mắt lực lượng tuần tra biên giới để mua lậu thuốc lá về Zakopane bán.
Trước khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1/9/1939, Krystyna đã kết hôn với Jerzy Gizycki, nhà ngoại giao giàu có hơn cô 20 tuổi đang là lãnh sự tại Đông Phi.
Trước sự xâm lược của Đức, họ rời châu Phi về London. Từ đây, Jery tiếp tục sang Pháp, nơi chính phủ Ba Lan tha phương lánh nạn. Với máu phiêu lưu trong người, Christine tiếp cận Cục mật vụ Anh bằng kế hoạch khác thường.
Táo bạo, đa tình
Cô đề xuất việc sẽ đi du lịch tới Hungary (thời ấy vẫn giữ quan điểm trung lập) rồi từ đó trượt tuyết sang Ba Lan. Cô mang theo nhiều tài liệu tuyên truyền, mà sau đó cô đã nhờ viên sĩ quan Gestapo cùng đi trên tàu qua mắt đội tuần tra như đã nói ở trên. Trên đường đi, Krystyna còn thu thập thông tin tình báo về quá trình đấu tranh phản kháng của người Ba Lan để cung cấp cho London.
Khi Kristine đến Ba Lan vào tháng 2/1940, nơi ấy không chỉ có chiến tranh mà đang trải qua mùa đông tồi tệ nhất vì nhiệt độ xuống tới -30 độ C. Những con chim tội nghiệp chết cóng trên cành cây, những giọt máu đỏ thẫm trên tuyết đánh dấu đường đi của bầy sói đói ăn giằng xé con mồi.
Những điều này không khiến Christine nản chí. Cô không chỉ mang tài liệu tuyên truyền sang Ba Lan trót lọt, mà còn có thời gian hẹn hò với Bá tước Wladimir Ledochowski, thành viên của lực lượng kháng chiến Ba Lan.
Tình cảm của họ nảy sinh trong nguy hiểm. Sau này, cô thường nhớ lại những ngón tay của Wladimir vẽ một cách vô thức những thông điệp mã hóa lên cơ thể cô trong khi anh đang ngủ.
Người phụ nữ gan dạ nhưng cũng rất đa tình sau đó lại bắt đầu mối quan hệ nghiêm túc hơn ở Hungary với Andrzej Kowerski, cựu trung úy quân đội Ba Lan.
Andrzej mất một chân trong vụ tai nạn đi săn, điều đó không cản trở anh trở thành thành viên tích cực của lực lượng cách mạng. Anh vận chuyển các tài liệu tình báo bằng cách giấu trong chân giả.
Hai người qua lại biên giới Ba lan nhiều lần để phân phát tài liệu chống Đức quốc xã, cùng với tiền và thuốc nổ để trợ giúp rất nhiều quan chức, phi công Ba Lan bỏ trốn.
Những cuộc phiêu lưu của họ giống như truyền thuyết. Có lần, Christine leo lên đỉnh dãy núi chia cắt Ba Lan và Czechoslovakia thì bị một phi công Đức quốc xã phát hiện và nã đạn. Christine giấu mình sau một tảng đá lớn nên thoát được.
Một lần khác, Christine cũng thoát hiểm một cách đứng tim khi bị lính canh nghi ngờ. Cô ứng phó kịp thời bằng cách nói dối mình đang đi picnic, thậm chí còn nhờ bọn chúng giúp đẩy hộ xe đang bị chết máy.
Bán thân cứu mẹ
Trong thời gian này, động lực giúp cô dũng cảm hoạt động trong lòng địch chính là lòng căm thù quân quốc xã. Lòng căm thù đó càng tăng lên khi mẹ cô bị bắt ở Warsaw vì là người Do Thái.
Christine tìm gặp một viên quan Đức quốc xã để nhờ cứu mẹ cô với giá 300 USD (tương đương gần 100 triệu đồng ngày nay), và phục vụ hắn một đêm. Nhưng sau khi phục vụ và đưa tiền cho hắn ta xong, Christine mới biết mẹ cô đã được chuyển tới trại tập trung Auschwitz rồi qua đời ở đó.
Vì thế, Christine quyết tâm hơn bao giờ hết để cống hiến cho cuộc cách mạng lật đổ đế chế Hitler. Nhưng vào tháng 1/1941, cô và Andrzej bị cảnh sát Hungary bắt với tư cách đại diện cho Đức quốc xã.
Trong lúc thẩm vấn, cô cắn thật mạnh vào lưỡi cho chảy máu, rồi ho rất nhiều để giả vờ bị ho ra máu.
Nghĩ rằng cô bị bệnh lao, những kẻ thẩm tra đã thả cả cô và Andrzej vì cho rằng anh này đã bị lây. Sau đó, cô không tiếp tục hoạt động ở Budapest nữa. Với sự giúp đỡ của công sứ Anh, hai người được làm giấy tờ giả với tên Andrew Kennedy và Christine Granville.
Tháng 7/1944, Christine nhảy dù xuống miền đông nam nước Pháp. Với cách ăn mặc và kiểu tóc giống người Pháp, Christine đóng vai trò chuyển tin giữa hai tổ chức cách mạng ở đó.
Cũng như thường lệ, cô dường như đã miễn nhiễm với nỗi sợ hãi. Một ngày, cô bị lính biên giới của Đức quốc xã chặn lại khi đang cầm tấm bản đồ nước Anh in trên lụa. Không thể chạy hay giấu tấm bản đồ trên tay, cô bình thản xé toạc tấm bản đồ làm dây buộc tóc, đưa tay chào toán lính và thuyết phục chúng rằng cô là dân địa phương, và đang đi mua vài thứ lặt vặt.
Một buổi tối, cô bị lính biên giới bắt gặp khi đang đi cùng một số người Pháp kháng chiến. Thấy bị phát hiện, Christine và các đồng đội trốn vào bụi rậm gần đó, nhưng lại bị con chó Alsatian hung dữ đánh hơi thấy. Loài chó này chuyên được huấn luyện để cắn và cấu xé cổ. Christine nhẹ nhàng ôm lấy cổ con chó để dỗ dành, kết quả là con vật đã ngoan ngoãn nằm xuống cạnh cô mà không thèm quay về với chủ.
Chẳng ai biết chính xác, Christine Granville có tổng cộng bao nhiêu người tình mặc dù kết hôn 2 lần. Có tài liệu nói rằng, Ian Flemming, nhân viên tình báo Anh, tác giả của những cuốn tiểu thuyết với nhân vật chính James Bond trong loạt phim hành động điệp viên 007 từng là người tình của Christine. Ian Flemming và Christine thường xuyên gặp nhau ở khách sạn Granville trong thành phố Dover, Mỹ.
Mối tình giữa hai người sâu sắc tới mức, Ian Flemming đã viết thư định chia tay người vợ sắp cưới. Tình cảm với Christine sâu đậm tới mức, Ian Flemming đã lấy hình mẫu của Hoa hậu Ba Lan để đưa vào nhân vật Bond Girl trong cuốn tiểu thuyết trinh thám 007 đầu tiên của mình.
Do chiến tranh, Christine mất hết gia sản ở Ba Lan, nên cô phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, kể cả phục vụ trên tàu viễn dương. Năm 37 tuổi (1952), cô tái ngộ với George Murdoni, người tình cũ. Tuy George Murdoni vẫn yêu say đắm, nhưng Christine từ chối quay lại.
Vốn là người hay đố kỵ, ghen ghét và cuồng loạn nên ngày 15/6/1952, George Murdoni đã dùng dao đâm chết Christine tại nhà riêng của cô ở London. Vụ án này từng gây chấn động dư luận Anh thời bấy giờ. Còn hung thủ giết người đã phải nhận bản án tử hình.
Theo 24h
11 năm sau vụ khủng bố 11-9: Nỗi lo an ninh vẫn đeo đuổi nước Mỹ Hôm nay, nước Mỹ tưởng niệm 11 năm ngày xảy ra vụ tấn công khủng bố kinh hoàng 11-9 ở thành phố New York. Tổng thống Mỹ và phu nhân tưởng niệm nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố 11-9 Trong bài diễn văn kỷ niệm nhân sự kiện này, Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh những người đã hy sinh...