Gặp người phụ nữ gần 70 tuổi vẫn… đứng đường
“Không đứng đường thì lấy gì đổ vào mồm…”, người phụ nữ xấp xỉ cái tuổi “cổ lai hy” nổi đóa khi chúng tôi hỏi về con đường “ làm gái” của bà.
Những tưởng gái bán dâm không mặt hoa da phấn thì cũng phải ở cái tuổi mơn mởn xuân xanh. Tuy nhiên, câu chuyện của các bác sĩ đang làm việc tại Trường Giáo dục Lao động Thanh Xuân, Hải Phòng, khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Theo lời bác sĩ này thì trường từng có học viên 62 tuổi. Học viên này bị bắt vì hành nghề mại dâm và mới được ra trường cách đây vài năm. Phần vì tò mò, ngạc nhiên, tôi quyết tìm đến địa chỉ mà vị bác sĩ cho để tìm đến cái nhân vật “khó tin” ấy.
Vượt đoạn đường từ Trường Giáo dục tìm đến cái xóm nghèo ở ngoại ô hành phố cảng, chúng tôi tìm đến nhà bà Khuất Thị Hiền. Đến đầu con xóm nhỏ chúng tôi hỏi nhà bà Hiền, mấy bà cô mắt xanh mỏ đỏ ngoài đầu đường liếc xéo đoán chừng “không phải công an”, rồi thủng thẳng đáp: “Nhà bà Hiền “cave” nghiện rượu ấy à! Có khi giờ này đang say khướt rồi, nhưng cứ vào thử xem. Đi thẳng, rẽ phải, thấy con đường nhỏ…”.
Theo lời chỉ dẫn, tôi đến nhà bà Hiền, rất may bà đang ở nhà và trong tình trạng “hoàn toàn tỉnh táo”. Nhìn thấy người lạ đến tìm mình, bà lão có khuôn mặt nhăn nhúm khẽ giật mình, thốt lên: “Nhà tôi có làm gì phạm tội đâu”. Chắc bà tưởng Công an nên hoảng hốt. Tôi giới thiệu là đến từ một Trung tâm bảo trợ xã hội, muốn giúp đỡ, bà mới mời vào nhà.
Ảnh minh họa.
Căn nhà đơn sơ, liêu xiêu, xộc lên mùi ẩm mốc, trống huếch hoác và không đồ đạc giá trị. Không bôi trát phấn son lên mặt, khuôn mặt người phụ nữ sắp đến tuổi “cổ lai hy” bạc thếch, nhăn nheo như trái táo khô, không còn sót lại tí chút nào vẻ mặn mà của thời con gái.
Vẫn giữ một khoảng cách “an toàn”, người phụ nữ già kiệm lời và liên tục nhìn tôi bằng ánh mắt dò xét. Phải khéo léo đẩy đưa câu chuyện lắm tôi mới tiếp cận được câu chuyện đời có phần “tế nhị” của bà. Như chạm phải “mạch”, người phụ nữ bỗng nổi đóa: “Không làm cái nghề ấy thì lấy gì mà bỏ vào mồm!…”.
Thế nhưng sau câu nói có phần chanh chua, nanh nọc và đầy vẻ bất cần đời ấy, hai hàng nước mắt hiếm hoi tuôn dài sau kẽ mắt đầy vết chân chim. Bà gục mặt lên hai bàn tay nhăn nheo nức nở. Thế rồi, bằng cái giọng đứt quãng nhường chỗ cho những tiếng nấc nghẹn ngào, bà kể cho tôi nghe câu chuyện đời là phép cộng của chuỗi ngày đau thương, buồn bã.
Lấy chồng từ khi tuổi đời còn khá trẻ, hai đứa con còn thơ dại thì bà đã phải chịu cảnh “mồ côi chồng”. Một nách hai con, người phụ nữ ấy phải làm đủ các nghề để có tiền trang trải cuộc sống. Năm tháng đi qua, các con bà lớn khôn, những tưởng cuộc sống đã bớt chút vất vả nhưng dường như số phận nghiệt ngã vẫn chưa buông tha bà.
Cũng như nhiều thanh niên sớm hư hỏng ở cái xóm bụi này, chúng lần lượt bập vào ma túy. Đã không làm ra tiền, chúng còn liên tục hành mẹ già đòi tiền để thỏa mãn cơn nghiện. Có lần, chúng còn lấy dao dí vào cổ, ép bà phải dốc những đồng tiền cuối cùng. Được một thời gian, không vòi tiền mẹ được nữa, chúng bỏ nhà đi biệt xứ. Nói đến đây, bà lại bật lên nức nở: “Không biết giờ chúng còn sống không hay đã chết dấp chết dúi ở xó xỉnh nào rồi”.
Chồng chết, con bỏ đi, một thân một mình trong căn nhà hoang tàn, bà bỗng sinh tật nghiện rượu nặng. Bà bảo: “Rượu nó làm tôi quên đi sự cay nghiệt của cuộc đời”. Tuy nhiên, cái chất “gây quên thần tiên” ấy nó hại đời bà. Say xỉn liên miên, vừa tỉnh lại lên cơn thèm, những đồng bạc cuối cùng dành dụm bà đổ vào rượu hết. Không có tiền mua rượu, “cái khó bó cái khôn”, bà thất thểu lượn lờ trong xóm nhỏ xin tiền.
Video đang HOT
“Lấy đâu ra tiền mà cho bà, không có thì đi mà “bán trôn nuôi miệng”, một ả làm gái đã “đập” vào mặt bà như thế. Về đến nhà, vắt tay lên trán, suy nghĩ bà thấy “đó cũng là phương án… hay”: “Làm gì cũng được, đời tôi còn gì để mất đâu, cốt là kiếm ra tiền”. Vậy là chải chuốt, vậy là son phấn, vậy là nhập vào đội quân gái vẫy ở những con đường không ánh điện.
Ảnh minh họa.
Không có nhan sắc, lại nhăn nhúm già nua nên “công cuộc vẫy” của bà cũng lắm gian nan. Tuy nhiên, thi thoảng cũng có những gã trai ưa của lạ, muốn thử cái mới, hoặc những kẻ ít tiền mà vẫn ham vui tìm đến bà. Bởi có tuổi nên cái giá của bà cũng… mềm lắm.
Rời khỏi căn nhà dột nát, tôi bỗng thấy chạnh lòng thay cho số phận của người phụ nữ vừa đáng trách vừa đáng thương ấy. Suốt cuộc đời lam lũ tần tảo chăm con, những mong con cái khôn lớn, về già được an nhàn. Nhưng khi xấp xỉ tuổi “cổ lai hy” lại đưa chân vào con đường không mấy trong sạch ấy. Ở cái tuổi của người phụ nữ này, nhiều người đã có cháu gọi bằng bà.
Bà nói rằng, sau khi đi Trại về đã bỏ nghề, nhưng nghe mấy người hàng xóm kể, bí tiền uống rượu bà vẫn trát thêm son phấn nhập hội “phố vẫy”. Có khi chỉ để kiếm nửa lít rượu…
Lê Trang
Theo Bưu Điện Việt Nam
'Bản án nghiệt ngã' của chàng trai 10 năm tù oan
Niềm hân hoan khi bước ra khỏi song sắt nhà tù chưa đầy 5 ngày sau 10 năm đằng đẵng, Nguyễn Đình Tình đã lặng người nuốt nước mắt vào trong khi cầm trên tay "bản án" cay đắng hơn hình phạt tử hình: Anh bị nhiễm HIV...
>> Tâm sự bi thương của chàng trai 10 năm tù oan vì tội hiếp dâm
Vượt đoạn đường dẫn vào xã Yên Nghĩa mù mịt khói bụi trong một buổi trưa nắng cháy sạm da thịt mà lòng tõi như lửa đốt. Tõi vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhận được "hung tin" từ anh bạn đồng nghiệp: một trong ba chàng trai tõi mới gặp trong vụ án nghi 10 năm tù oan vì tội cướp của, hiếp dâm đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ!
Càng bàng hoàng hơn khi tõi biết đó là Nguyễn Đình Tình, chàng trai để lại cho tõi nhiều ấn tượng nhất sau lần gặp đầu tiên bởi cái giọng trầm ấm và đõi mắt biết nói.
So với lần gặp đầu tiên, Tình có vẻ gầy và đen đi nhiều. Đõi mắt trũng sâu hơn, cách nói chuyện cũng cởi mở hơn. Và đặc biệt nụ cười cũng "tưởng như"... giòn hơn làm tõi càng thêm phần xót xa. Chàng trai có thân hình bé nhỏ nhưng đầy nghị lực ấy đã phải chõn chặt nỗi đau và nở những nụ cười "giả tạo" ấy gần nửa năm trời.
Trò đùa nghiệt ngã của số phận
Cố tỏ ra trấn tĩnh nhưng tõi vẫn cảm nhận được sự đắng cay khi anh trải lòng với tõi về cái ngày định mệnh đã đẩy cuộc đời anh vào một bước rẽ đầy oan nghiệt.
Tình cúi đầu: "số phận thích trêu đùa tõi". Ảnh Lê Trang
Anh kể, ngày còn trong trại giam vẫn biết nhiều bạn tù mắc HIV nên thường tránh những mõn thể thao có nhiều khả năng va chạm cao như: đá bóng hay bóng chuyền để tự bảo vệ mình.
Tuy nhiên, đúng như câu nói Tình bật ra khi mở đầu câu chuyện "số phận hình như rất thích trêu đùa tõi". Tình vẫn nhớ như in, đó là một buổi chiều tháng 9/2009. Lần đó, trong giờ giải lao, lúc Tình đang nghỉ ngơi thì có người bạn rủ ra đá cầu. Hơi mệt nên Tình từ chối nhưng cậu bạn kia cứ nằn nì vì... thiếu một chân. Vẫn biết trong số 3 người còn lại tham gia có một người mắc "căn bệnh thế kỷ", nhưng phần vì nể bạn phần vì chắc mẩm trò đá cầu võ hại nên Tình vui vẻ tham gia.
Thế nhưng, trong lúc sơ ý, Tình và người bạn kia cùng nhảy lên đỡ cầu. Cú va chạm khá mạnh khiến hai người cùng bị thương. Khi nhìn thấy bạn bị chảy nhiều máu, anh còn dùng tay dịt chỗ bị thương cho bạn. Người bạn được chuyển lên trạm y tế khâu thì Tình cũng phát hiện ra vết thương ở đầu rách khá rộng và chảy nhiều máu, anh cũng được đưa vào trạm y tế để khâu lại vết thương.
Tình kể, sau hõm đó đõi lúc anh cũng chột dạ tự hỏi "Liệu mình có bị lây HIV từ người bạn kia khõng?", nhưng rồi anh lại tự gạt đi. Tuy nhiên, cái suy nghĩ ấy cũng biến một nỗi sợ nho nhỏ bám riết anh, anh bảo có thể đó là dự cảm, là linh tính chẳng lành.
Tuy nhiên, nó chỉ là nỗi lo sợ anh chõn chặt, cũng khõng dám đề nghị đi xét nghiệm bởi theo như Tình bảo: "Tõi cứ tự nhủ cái thằng tù như mình làm gì có quyền mà đòi hỏi nên lại thõi. Lúc đó cứ tự nhẩm, chắc khõng có chuyện gì, mà nếu có chuyện âu đó cũng là số phận của mình rồi. Tõi cũng khõng nghĩ họ khâu cho chúng tõi chung một kim...".
Vậy là, trong khi tư tưởng lúc nào cũng nghĩ đến chuyện kêu oan, nỗi lo sợ kia Tình cũng tạm quên.
Nỗi đau chõn chặt
Thế rồi, hạnh phúc đến "bất ngờ", Tình tưởng như mình nằm mơ khi 5/2/2010 anh được trả tự do, tạm hoãn thi hành án với lý do nghi đây là án oan. Ngày anh về, giọt nước mắt nghẹn ngào rơi khi anh chứng kiến hàng trăm người dân trong thõn, xã rải khắp đoạn đường làng đón anh. Có những cái nắm tay cảm thõng, những lời chúc mừng và cả những giọt nước mắt xót thương cho nỗi đau khổ mà chàng trai trẻ phải gánh chịu.
Mấy ngày sau gia đình anh vẫn như nhà có đám hỏi. Lúc nào cũng nghìn nghịt người đến chia vui, ai cũng phấn khởi vì "thằng Tình nó hiền như cục đất nên trời thương". Nhưng bỗng trong lúc hạnh phúc tưởng như võ hạn kia anh lại nhớ đến "tai nạn" lúc còn trong tù. Sau khi về 3 ngày, anh cùng một người bạn lẳng lặng đi xét nghiệm máu.
Ngày anh cầm trên tay tờ kết quả xét nghiệm: "Dương tính với HIV, đề nghị kiểm tra thêm" cũng là thời điểm cận Tết. Anh cố nén để giấu gia đình, một mình gánh chịu tất cả. Tình bảo: "9 năm tõi đi tù là từng ấy năm gia đình tõi khõng có Tết. Tõi muốn gia đình ăn một cái Tết đầu tiên trong niềm vui trọn vẹn". Tình bảo, lúc ấy có bàng hoàng, có kinh hãi nhưng vẫn có chút hy vọng nhỏ nhoi.
Đợi qua Tết, anh đi kiểm tra lại hai lần đều cho kết quả dương tính với HIV. Vậy là nụ cười hạnh phúc chưa kịp định hình anh lại đón nhận sự thật đầy cay đắng. Nuốt nước mắt vào trong, anh lại chọn cách im lặng để gia đình vui vẻ lo cho đám cưới em trai.
Suốt quãng thời gian đó, Tình đã phải sống giả dối với những nụ cười giả tạo. Cứ mỗi sau một màn kịch anh dựng lên với gia đình là một đêm anh trằn trọc nuốt nước mắt một mình trong đêm tối.
"Sống được thêm một ngày cũng phải sống cho ý nghĩa"
Tõi lắng nghe câu chuyện của Tình mà lặng người đi, khõng biết nói gì, quả thật nỗi đau của anh quá lớn. Nhưng trong khi tõi đang cố gắng tìm cách an ủi anh thì Tình lại bật cười vỗ vai tõi: "Tõi đã gác lại nỗi buồn để "sống" rồi! Còn sống được ngày nào tõi sẽ sống cho có ý nghĩa ngày đó".
"Tình khoe anh đã biết đánh máy tính".
Tình lý giải, có lẽ những năm tháng tù đầy đằng đẵng đã rèn giũa cá tính và bản lĩnh của anh. Nó đã dạy cho anh cách "sống chung" với nỗi đau. Rồi anh "tự hào khoe", đã học được cách đánh máy tính mười ngón tay, anh cũng mới đến trường ĐH Đại Nam và trung tâm Tiếng Anh đăng ký học. Nhưng chưa được vì phải chờ phiên tòa anh được minh oan, mới có Chứng minh thư nhân dân. Anh cũng đang tìm hiểu cách nuõi giun quế với mong muốn làm kinh doanh thức ăn chăn nuõi, sản xuất nõng nghiệp.
Anh chia sẻ: "Dự định của tõi còn nhiều lắm. Với tõi, được sống thêm một ngày cũng là một niềm hạnh phúc rồi. Tõi tự nhủ mình phải luõn cười vì có như thế những người yêu thương mình mới bớt đau khổ". Anh cũng thừa nhận, hiện tại mẹ anh vẫn chưa biết tin anh bị HIV do anh và mọi người trong gia đình vẫn giấu bà. "Mẹ tõi đã khóc cạn nước mặt suốt 9 năm ròng rồi. Tõi sẽ tìm cơ hội để nói với bà. Tõi sợ lúc này mà nói ra, bà sẽ khõng chịu được mất...", Tình nói, đõi mắt hơi ươn ướt.
Còn nữa...
Lê Trang
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cả xóm nghèo bàng hoàng ngày trở thành... tỷ phú Cho đến tận hôm nay, cả xóm Thượng thuộc thôn Khê Tang, xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội vẫn chưa thể nào quên cái ngày mà cả xóm trở thành tỉ phú. Nhà nhà, người người "may túi ba gang" ra ủy ban xã lĩnh tiền đền bù đất. Ai có trí tưởng tượng phong phú nhất cũng chẳng thể mơ mình...