Gặp người mang bầu 22 tháng: Bí ẩn khoa học hay ngộ nhận hoang đường?
Câu chuyện chị Phạm Thị Nga (SN 1973) sinh con sau gần 2 năm mang bầu khiến cho vùng quê thôn Lai Dụ, xã An Thượng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) xôn xao bàn tán. Chúng tôi đã gặp những người trong cuộc và các chuyên gia để giải mã sự việc kỳ lạ và khó tin này.
Theo các bác sỹ, tình trạng “chửa trâu” như chị Nga là hoang đường. Ảnh: P.B
Trước sinh 4 tháng mới “mất kinh”
Nhà chị Phạm Thị Nga ở xã An Thượng chỉ cách trung tâm TP Hà Nội chưa đầy 10 cây số, nếu cứ chạy thẳng từ siêu thị BigC dọc theo Đại lộ Thăng Long chỉ 5-7 phút là tới. Thôn nghèo Lai Dụ ngày xưa, nay nhà cửa cao tầng, những ngôi biệt thự mọc san sát. Nhìn vào đó, có thể thấy rằng, chuyện mụ mị, huyễn hoặc như ở những vùng rừng núi xa xôi của đồng bào dân tộc là khó có thể xảy ra. Thế nhưng, vài ba năm nay, chuyện chị Nga mang bầu tận 22 tháng (hay còn gọi là “chửa trâu”) rồi sinh một em bé kháu khỉnh khiến cho dư luận ở đây không khỏi xôn xao, bàn tán.
Từ đầu thôn cuối xóm, bất cứ người dân nào khi được hỏi đều trả lời, chuyện chị Nga ở thôn Lai Dụ là chuyện có thật. Rất nhiều người khẳng định mình là người nhà, là hàng xóm, bạn bè của chị Nga nên biết rất rõ việc mang thai và sinh nở này.
Khi chúng tôi đến nhà nhưng gia đình đi vắng, chị Viên là chị dâu ở ngay sát nhà của chị Nga, tiếp chuyện và khẳng định: “Chuyện cô Nga mang bầu 22 tháng mới sinh con thì cả thôn, cả huyện này biết hết cả. Tôi ở gần nhà, lại là chị em dâu nên chuyện cô Nga như thế nào thì tôi nắm khá tường tận. Kể chuyện chẳng ai tin nhưng đó là sự thật”.
Theo chị Viên, việc chị Nga có bầu và sinh được con là nhờ lặn lội vào tận miền Nam “xin ơn” ở “bề trên”. Trong thời gian mang thai, sức khỏe của chị Nga không có gì là biểu hiện của một bà bầu và trong 12 tháng đầu, chị Nga không đi viện kiểm tra sức khỏe thai nhi lấy một lần. Hỏi ra thì mới biết, người thầy cầu con cho chị ở trong Nam dặn không được đi viện khám, nếu đi kiểm tra nhiều, cái thai sẽ hỏng(?!).
Giở chừng câu chuyện thì chị Nga về dắt theo một cháu bé trông rất khôi ngô, lém lỉnh. Theo chị Nga, “đó là đứa con mà mình đã sinh sau 22 tháng mang nặng đẻ đau”. Chị Nga cho biết, lập gia đình từ năm 1990, đến năm 1992 thì vợ chồng có được cô con gái đầu lòng. Khi con được hơn 1 tuổi, anh chị quyết định sinh tiếp đứa con thứ 2 nhưng chẳng hiểu vì mắc bệnh gì mà chị vẫn không thể thụ thai được.
Suốt gần 20 năm chạy chữa khắp nơi nhưng vô vọng, đến đầu năm 2010, khi đứa con gái lớn của chị Nga sắp sửa lấy chồng thì cậu con rể tương lai mới giới thiệu đi “xin ơn” tại Tây Nguyên. Với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, chị quyết định mua vé vào Nam một chuyến. “Sau 1 tuần “xin ơn”, “bề trên” đã chấp nhận”, chị Nga chia sẻ.
Không biết thực hư việc “xin ơn bền trên” đó có thật hay không, nhưng sau đó chị Nga bụng to lên và sau 22 tháng, ngày 6/6/2012, chị sinh hạ được đứa con khỏe mạnh, nặng 2,6kg trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người.
Từ câu chuyện của chị Nga, lục giở những tài liệu về y học, trên thế giới cũng đã từng ghi nhận một số trường hợp mang thai hơn 9 tháng 10 ngày mới sinh. Lâu nhất và được ghi vào Sách kỷ lục Guinness thế giới là năm 1998, một phụ nữ tên Anissa August đã cho ra đời một bé trai sau 17 tháng 11 ngày mang bầu tại Bệnh viện King’s Daughter Clinic thuộc thành phố Temple, Texas, Mỹ. Tuy nhiên, trường hợp này đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi của các nhà khoa học.
Trở lại câu chuyện mang thai 22 tháng của chị Nga, có nhiều điều khiến chúng tôi thực sự tò mò, khó tin. Theo chị Nga, trong quá trình mang thai, sức khỏe của chị bình thường, không hề ốm nghén, kinh nguyệt vẫn đều, bụng thì lúc to, lúc lại nhỏ. “Mãi cho đến trước ngày sinh khoảng 4 tháng, tôi mới hết kinh nguyệt”, chị Nga cho biết.
Video đang HOT
Chuyện rất hoang đường!
Theo chia sẻ của chị Nga, từ ngày sinh con đến nay, cháu bé phát triển khỏe mạnh, bình thường. Đặc biệt, 9 tháng tuổi cháu đã biết đi, giờ có thể nói bập bẹ những câu dễ và cực kỳ thích những đồ điện tử.
Cháu Đ.A, đứa con mà chị Nga cho biết đã mang thai 22 tháng.
Đem thắc mắc về trường hợp chị Nga sinh con sau gần 2 năm mang bầu đến hỏi các bác sỹ chuyên sản khoa, chúng tôi được biết: Tình trạng “chửa trâu” không phải là hiếm nhưng việc “chửa trâu” gần 2 năm như chị Nga mà lúc sinh ra, con khỏe mạnh là chuyện chưa có.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho rằng, về góc độ khoa học, thai nhi đủ trưởng thành và sống tốt khi ra khỏi bụng mẹ là khoảng từ 38 – 41 tuần. Nếu từ 42 tuần có thể gọi là “chửa trâu”. Đối với các thai quá tuần, bánh rau bị xơ hóa, lắng đọng canxi, giảm chức năng cung cấp máu cho thai khiến suy thai hoặc chết thai.
Cũng theo TS Ánh, có nhiều trường hợp vì mong mỏi có con quá dẫn đến hiện tượng chậm kinh là chuyện bình thường. “Trước đây, tôi từng gặp một trường hợp là vợ của một lãnh đạo tỉnh. Chị này cứ nghĩ là mình có thai, vẫn có dấu hiệu như ốm nghén, mất kinh, bụng to lên và khi các bác sỹ đến khám chị ấy còn không cho đụng vào. Chị cứ nằm như thế cả năm trời, đến khi chúng tôi thuyết phục là đến ngày sinh cần phải khám thì lúc đó mới cho kết quả là không có gì trong bụng cả, hiện tượng to bụng chỉ là mỡ dồn lại mà thôi”, TS Ánh kể.
Việc có con sau gần 2 năm mang bầu, rất có thể là do “ tâm lý ngộ nhận”, “ mang thai hai lần” hoặc việc có thai tự nhiên này là do trùng hợp ngẫu nhiên với sự tự hồi phục sau một thời gian điều trị thì thuốc có tác dụng. Bởi vì từ trước tới nay, ở Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận được trường hợp nào như thế. Nhớ lại trước đây, ở Bắc Giang cũng xôn xao một trường hợp mang thai 21 tuần nhưng không sinh. Khi báo chí đưa tin, các nhà khoa học lên tiếng thì người phụ nữ này đã thú nhận chỉ là… giả vờ. Cũng theo TS Ánh, việc mang thai 22 tháng là chuyện rất hoang đường.
Theo Phùng Bình
Gia đình & Xã hội
Hàng ngàn người dân "đội" mưa đi xem múa lân
Do ảnh hưởng của bão số 8, đêm qua TP Đông Hà (Quảng Trị) mưa rất to, nhưng hàng ngàn người dân vẫn "đội" mưa ra đường xem múa lân, không khí Tết Trung thu không vì bão mà kém sôi động.
Tối 18/9, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị xuất hiện mưa rất to kèm theo gió mạnh. Nhưng khắp các đường phố, các đội lân, sư, rồng vẫn khua chiêng, gõ trống, hò hét đi biểu diễn. Nhiều pha nhào lộn đẹp mắt dưới ánh đèn rực rỡ càng làm cho Tết Trung thu thêm phần ấm cúng.
Hàng ngàn người dân "đội" mưa ra đường xem các đội lân biểu diễn khiến cho nhiều tuyến phố bị ách tắc
Hàng ngàn người dân không ngại mưa gió vẫn tập trung khắp các ngã đường để xem các đội lân biểu diễn. Các tuyến phố chính của TP Đông Hà như: Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Lý Thường Kiệt, đường 9...chật kín người xem. Lực lượng CSGT cũng phải làm việc tích cực để giải tỏa giao thông.
Mưa lớn gây ngâp lụt, một quầy bán bánh trung thu bị cô lập trong nước
Nhưng những đôi múa lân vân "xông pha"
Ông địa nhảy múa dưới mưa
Trời mưa to nhưng người xem múa lân vẫn rất đông
Tối qua 18/9, thành phố Thanh Hóa cũng "ngập" trong biển người vui đón Tết Trung thu. Ngay từ đầu buôi tối, hàng nghìn người từ khắp các nơi ùn ùn kéo về thành phố. Nhiều tuyến phố ách tắc giao thông. Từng đoàn người nối nhau rước đèn ông sao, đèn kéo quân... diễu hành khắp thành phố.
Đoàn người cùng rước đèn ông sao, đèn kéo quân diễu hành khắp phố
Những chú rồng, rắn không lô
Mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng 700 bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng vẫn có một trung thu thật đầm ấm và vui vẻ.
Các bệnh nhi đã có một Trung thu thật đầm ấm và vui vẻ Từ 2 giờ chiều ngày 18/9, 700 bệnh nhi đã tập trung về hội trường của Bệnh viện Phụ sản - Nhi để cùng nhau đón Trung thu cùng với chú Cuội, chị Hằng. Tại đây, các em đã được thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ và các trò chơi thú vị. Các em nhỏ đều tỏ ra rất thích thú và hào hứng mặc dù trong người không được khỏe. Đặc biệt, các em còn được nhận những phần quà gồm bánh kẹo, sữa, tiền mặt... của các tổ chức, đơn vị trao tặng.
Các em tỏ ra rất háo hứng khi được thưởng thức các trò chơi và các tiết mục văn nghệ Chị Lê Thị Vinh (trú đường Tôn Đản, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) có con đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho biết, con chị bị viêm phổi vào bệnh viện điều trị đã 10 ngày nay. Trung thu năm nay thời tiết mưa bão, cháu lại phải nằm viện nên chị nghĩ chắc cháu chẳng có Trung thu. Không ngờ các cơ quan, đơn vị lại phối hợp với bệnh viện tổ chức đón Trung thu cho các cháu đầm ấm và vui vẻ như thế này. Cùng vui đêm hội trăng rằm cùng với các cháu thiếu nhi, nhi đồng cả nước, Hội bảo trợ người tàn tật & trẻ mồ côi tỉnh Bình Định - Chi Hội Người khuyết tật Nhân Ái TP Quy Nhơn tổ chức đêm hội trăng rằm cho là con của hội viên chi hội và trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ em là nạn nhân chất độc da cam do chi hội đỡ đầu.
Đêm hội trăng rằm diễn ra trong không khí ấm áp và yêu thương bởi các cháu được vui chơi cùng các anh các chị tình nguyện viên, được ăn bánh kẹo, phá cỗ trung thu. Nhìn các cháu thiếu nhi háo hức với những chiếc lồng đèn, những túi bánh kẹo làm ai nấy đều thấy ấm lòng. Bé Hoàng Anh (8 tuổi) hồn nhiên chia sẻ: "Con cảm ơn các cô, các chú nếu không có các cô, các chú tổ chức Trung thu thì chúng cháu không biết bao giờ được nhận những món quà ý nghĩa như thế này...". Dịp này, Hội đã trao hơn 70 suất quà cho con em trong hội, trong đó có 30 suất quà cho cá cháu khuyết tật bị bại não với trị gia 11 triệu đồng. Ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Hội người khuyết tật Nhân Ái TP Quy Nhơn xúc động chia sẻ: "Bản thân tôi cũng là người khuyết tật, tôi thấu hiểu được nỗi đau của các cháu thiếu nhi bị khuyết tật. Tạo hóa đã lấy đi của các cháu một phần trí óc, nên các cháu không thể tự nghĩ và ước mơ. Những đứa trẻ khi sinh ra không có lành lặn như người bình thường nên các cháu mong muốn hòa nhập cập đồng, làm người bình thường nhưng đó là điều không thể. Vì lẽ đó, thông qua chương trình này chúng tôi muốn khơi lên sự kỳ diệu của tuổi thơ đã qua đang qua và sẽ tới nhất là với người khuyết tật chúng tôi mong muốn cộng đồng chung tay giúp đỡ giúp các cháu phần nào vơi đi sự tự ti mặc cảm để hòa nhập cộng đồng". Để cho các thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa đón một đêm Trung thu ấm áp và ý nghĩa, nhưng ngày qua các cơ quan đoàn thể tỉnh Bình Định cũng như các bạn trẻ, nhóm tình nguyện viên tổ chức Tết Trung thu cho các em. Trước đó, hơn 130 Đoàn viên thanh niên của CLB Kỹ năng công tác thanh niên tỉnh phối hợp với chi đoàn cơ quan Tỉnh đoàn, CLB Tình nguyện 77 - Bình Định, Đội Thanh niên xung kích Trường ĐH Quy Nhơn và Trung tâm đào tạo Hoàng Vinh tổ chức chương trình "Trung thu yêu thương" cho 220 học sinh là con em của bệnh nhân và hộ gia đình đang sinh sống quanh khu vực BV Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, Quy Nhơn. Cùng ngày, tại huyện Hoài Nhơn (Bình Định), tổ chức điểm vui Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, khó khăn và con gia đình chính sách trên địa bàn xã. Dịp này, huyện đã tặng trên 3.500 suất quà (20 ngàn đồng/suất) cho tất cả trẻ em đến vui hội trăng rằm. Trong đó, huyện đã chuyển 100 suất quà trị giá mỗi suất 150 ngàn đồng của Quỹ bảo trợ trẻ em Tỉnh tặng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo; 20 suất quà của Tỉnh cho trẻ em khuyết tật nặng, mồ côi trên địa bàn toàn huyện nhằm tiếp tục động viên trẻ em thi đua học tập, rèn luyện, vượt khó học giỏi, vượt lên hoàn cảnh...
Khánh Hồng - Công Sương
Theo Dantri
Nữ kế toán vừa vượt cạn đã chết oan uổng Cho rằng cán bộ y tế tắc trách khiến nữ kế toán vừa vượt cạn "chết oan", người thân của sản phụ này đã tập trung tại bệnh viện suốt đêm. Hàng chục người nhà chị Thúy bao vây Bệnh viện Phụ sản - Nhi bán công Bình Dương từ tối 7/9 đến sáng nay. Rạng sáng nay, hàng chục người thân của...