Gặp người khiến trâu, bò thất nghiệp
Từ những phế liệu của chiếc xe đạp hỏng, lão nông Lương Minh Đồng (thôn Ngọc Thạch, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã sáng chế ra chiếc cày đa năng giúp hàng vạn nông dân giải phóng sức lao động.
Ông Đồng kể: “Năm 1983 xuất ngũ, ông về quê, vất vả, ngược xuôi mà không đủ nuôi 8 miệng ăn… Ngày đó HTX có một tổ đội làm nghề rèn, tôi tham gia. Khi HTX ngưng hoạt động, gia đình tôi rơi vào cảnh khốn cùng. Tôi bàn với vợ rồi mở cơ sở rèn”.
Nhờ xe đạp cày đa năng mà nhiều nông dân đã giải phóng được sức lao động
“Bà con quê tôi làm đất chủ yếu bằng trâu, bò nhưng không phải nhà nào cũng có. Mỗi khi đến vụ, bà con lại tất bật thuê mướn trâu, bò. Nhà không có điều kiện thì tự cuốc đất, làm ngày làm đêm mới kịp xuống giống đúng thời vụ. Gia đình tôi cũng vậy”. Thương vợ con, ông trăn trở… Một lần, tới nhà bạn chơi, thấy chiếc xe đạp cũ bỏ ở góc nhà, ông nảy ra ý tưởng về một chiếc cày bằng xe đạp.
Với chút vốn liếng nghề rèn, ông bắt tay vào chế tạo. Năm 1985, chiếc xe đạp cày đầu tiên đã ra đời. Chiếc cày của ông có khá nhiều công năng. Chỉ cần dùng sức đẩy nhẹ của phụ nữ, hoặc thiếu niên là có thể cày, vun đất, gieo giống, xới cỏ. Làm 1 sào đất màu, riêng làm đất, rạch hàng tỉa hạt, vun hàng, xới cỏ… ít nhất phải tốn 10-15 công, sử dụng chiếc cày đa năng của ông tiết kiệm từ 5-6 công. Tiếng lành đồn xa, ND trong xã, trong huyện, trong tỉnh rồi khắp nơi từ miền Bắc đến Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long… đã tìm đến đặt hàng.
Ngoài chiếc cày đa năng, ông Đồng còn sáng chế nhiều máy móc khác phục vụ ND, như dụng cụ chọc lỗ để vào phân cho cây dứa (thơm), lưỡi cắt gốc dứa, hệ thống giúp tỉa hạt tiết kiệm công lao động…
Video đang HOT
Một ngày ông Đồng chỉ có thể làm được 2 chiếc cày hoàn chỉnh nên nhiều người phải đặt trước rất lâu. Đến ngày mùa, lò rèn của ông lại tấp nập khách vào ra. “Khi mới xuất xưởng, giá một chiếc cày chừng 50.000 – 80.000 đồng/chiếc. Số tiền này hồi ấy lớn lắm. Bây giờ, giá bán 300.000đồng/chiếc, trừ công, chi phí nguyên vật liệu khác, mỗi chiếc tôi lãi chừng 100.000 – 150.000 đồng. Mặc dù thu nhập không cao, nhưng nhờ nghề rèn mà tôi nuôi 6 đứa con khôn lớn”.
Chúng tôi hỏi việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho chiếc cày đa năng của mình, ông Đồng bảo: “Chiếc cày của tôi đã có mặt ở khắp mọi nơi, nên nhiều thợ rèn “ăn cắp” mẫu mã, sản xuất hàng nhái… Phải chi có cơ quan nào hỗ trợ hoặc đỡ đầu để đăng ký thì tốt biết mấy”.
Theo Đoàn Hồng (Dân Việt)
Những đàn trâu Sa Pa đi sơ tán tránh rét hại
Đến hẹn lại lên, vào dịp mùa đông giá lạnh, khi thời tiết bắt đầu rét đậm, bà con nông dân vùng núi cao Sa Pa (Lào Cai) lại sơ tán đàn trâu bò xuống vùng thấp ấm hơn để né rét hại.
Cả đoàn người lùa trâu bò đi tránh rét
Lên vùng du lịch Sa Pa ngắm tuyết rơi trong dịp này, du khách sẽ thấy hình ảnh những gia đình đồng bào Mông ở các xã Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải (huyện Sa Pa) lùa cả đàn trâu, đàn bò theo quốc lộ 4D xuống vùng thấp Cốc San, Toòng Sành (huyện Bát Xát) cách xa hàng chục cây số để tránh rét.
Những người dân đi theo nhóm những người cùng làng hoặc cùng gia đình để tiện cùng nhau chăm sóc, bảo vệ đàn trâu bò ở nơi sơ tán cho tới khi hết đợt rét mới đưa trở về nhà. Có những gia đình đã mượn đất của huyện bạn hạ trại trâu bò cho tới dịp qua Tết nguyên đán ấm áp mới về.
Chăm sóc gia súc chống lại cái lạnh
Chuồng gia súc phải che kín gió lùa và dự trữ cỏ tươi , cám gạo cho trâu bò ăn thêm để tăng sức đề kháng. Không thả trâu lên rừng khi nhiệt độ từ 12 độ C trở xuống. Đây là những cách chống rét hiệu quả cho trâu bò của hàng vạn hộ nông dân tỉnh Lào Cai mỗi khi mùa đông về.
Trước diễn biến xấu của thời tiết giá lạnh đầu đông 2013 , ngày 15/12/2013, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã có công văn chỉ đạo các cấp, các ngành hữu quan chủ động phòng chống đói rét cho đàn đại gia súc; nơi nào để trâu bò bị chết rét nhiều, chủ tịch UBND huyện đó phải chịu trách nhiêm trước lãnh đạo tỉnh.
Chuẩn bị sẵn thức ăn cho trâu bò.
Những đứa trẻ giúp cha mẹ dẫn trâu bò đi sơ tán.
Phạm Ngọc Triển
Theo Dantri
Cận cảnh cá tra dầu to nhất từ trước đến nay ở miền Tây Một nhà hàng ở miền Tây vừa thu mua con cá tra dầu nặng gần 250kg của ngư dân đánh bắt được trên vùng Biển Hồ (Campuchia). Ngày 11/12, Nhà hàng Hai Lúa (TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang) mua được con cá tra dầu "khủng" nặng đến 247kg. Anh Nguyễn Đức Tú, quản lý Nhà hàng Hai Lúa, cho biết cá tra dầu...