Gặp người đội trưởng rà phá bom mìn cho 10 cô gái san đường
Để hỗ trợ phá được 320 quả bom các loại, cứu sống hàng chục người bị thương và hàng ngàn lượt xe thoát khỏi bom đạn, người cựu chiến binh ấy đã 9 lần bị thương, 6 lần phải nhập viện vì bom đạn.
Giờ đây sau gần 40 năm đã qua, những ký ức về chiến tranh, những kỷ niệm về chuyến đi rà phá bom, những tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” trong con người ông vẫn còn nguyên vẹn.
Ông là Nguyễn Xuân Lứ, SN 1942, trú tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.
Ông Nguyễn Xuân Lứ và chiếc mũ kỷ vật gắn liền với những chiến công vang dội của ông và đồng đội tại Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại.
Ký ức về giây phút đối mặt với “tử thần”
Chúng tôi gặp ông Nguyễn Xuân Lứ (SN 1942) trong căn nhà cấp 4 nằm nép mình tại sườn núi thuộc xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vào buổi xế chiều trung tuần tháng 7, cận kề thời điểm kỷ niệm ngày chiến thắng Ngã ba Đồng Lộc lịch sử (24/7/1968).
Đã 40 năm trôi qua, ký ức về chiến tranh, về những trận đánh, về những lần đối mặt với “tử thần” tại Ngã ba đã đi vào huyền thoại vẫn còn in đậm trong hồi ức của người lính già.
Từ lúc sinh ra ông Lứ đã chứng kiến cảnh quê hương chìm trong mưa bom bão đạn, một số người thân đã bị giặc bắt và giết. Lòng căm thù giặc ngoại xâm ngày một lớn lên trong cậu bé Lứ. Năm 22 tuổi, chàng thanh niên được tham gia vào đội rà phá bom mìn trên tuyến đường xung yếu phục vụ cho công tác thông tuyến cho những chuyến xe từ Bắc vào Nam.
Nhanh trí lại có tính can trường, từ năm 1964 đến năm 1969, chàng thanh niên Lứ được cấp trên tin tưởng, giao giữ chức vụ Đội trưởng Đội Rà phá bom mìn thuộc Phòng Giao thông huyện Can Lộc.
Video đang HOT
“Đội chúng tôi có 15 đồng chí, trong đó có đồng chí La Thị Tám, Trần Đăng Khoa… Chúng tôi còn làm việc chung với Anh hùng liệt sĩ Vương Đình Nhỏ, được phân công rà phá bom mìn, canh gác trạm barie trên tuyến đường 1A và 15A tại các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Hồng Lĩnh…”, ông Lứ kể.
5 năm làm đội trưởng rà phá bom mìn, tại đoạn đường huyết mạch mà địch tập trung đánh phá, ông Lứ đã gặp không ít hiểm nguy. Có những lần tưởng như không còn sống sót để trở về, nhưng rồi ông lại can trường đứng dậy để tiếp tục rà phá những quả bom nổ chậm, để 10 cô gái kịp san lấp mặt đường cho đoàn xe đang tiến dần từ Bắc vào Nam.
Ông Lứ xúc động nhớ lại kỷ niệm ngày 8/3/1968 tại Eo Truông Kén, thuộc huyện Can Lộc: “Hôm đấy có 2 đoàn xe gồm 24 chiếc đang tiến dần vào Nam, nhưng đến đoạn dốc này thì có 2 quả bom đang nằm lăn kềnh giữa đường. Tại địa điểm, chỉ còn một mình tôi. Không thể để đoàn xe dừng lại quá lâu, vì máy bay địch có thể dội bom bất cứ lúc nào, tôi đã tìm cách cho nổ 2 quả bom trên.
Tôi đã cố hết sức rồi, nhưng cả hai quả bom lại quá “gan lỳ” không chịu nổ. Khi đoàn xe tiến lại gần tôi liền cởi bỏ hết quần áo và lột bỏ chất kim loại trong người dùng đòn bẩy 2 quả bom xuống hố sâu để đoàn xe đi qua an toàn. Khi chiếc xe đi qua, thì thấy một chiếc dừng lại, 2 người trên xe xuống bế thốc tôi lên xe chở đi vào gặp Bác Đạt – Chủ tịch tỉnh tuyên dương. Sau này tôi mới biết 1 trong hai người bế tôi lên xe là đồng chí Phan Trọng Tuệ – Bộ Trưởng Bộ Giao thông lúc bấy giờ”.
Trong thời gian đảm đương nhiệm vụ là người đội trưởng đội rà phá bom mìn, hàng loạt các trận đánh trên địa bàn ông Lứ đều có mặt và tham gia giải quyết hậu quả. Sau từng trận đánh, ông và đồng đội đều đảm bảo tuyến đường giao thông huyết mạch cho từng đoàn xe chi viện cho chiến trường miền Nam.
Vào những ngày đầu tháng 6/1968, đế quốc Mỹ liên tiếp đánh phá với lượng bom lên đến hàng trăm quả mỗi ngày, mục đích làm hỏng tuyến đường 15A để cắt đứt sự chị viện miền Bắc dành cho miền Nam. Với quyết tâm và khẩu hiệu “Địch chặt đứt thì ta hàn gắn lại”, ông Lứ cùng Anh hùng liệt sĩ Vương Đình Nhỏ làm việc suốt đêm ngày, kịp cho những chuyến xe chở lương thực, thuốc men và vũ khí đi qua.
“Hôm đó địch dội xuống xuống Ngã ba Đồng Lộc hàng trăm quả bom, tôi và đồng chí Nhỏ đã kịp rà phá hết toàn bộ số bom nổ chậm nằm trên tuyến đường, nhưng có 3 quả lại rơi tại cầu Tối và chìm xuống dưới dòng nước sâu. Lúc này tôi và đồng chí Nhỏ đã lặn xuống xem xét thì biết là bom từ trường. Do nó lặn quá sâu nên nam châm không thể hút được, tôi đã tập trung lượng nam châm lớn, rồi lặn xuống định vị đúng chỗ từng quả bom. Trong lúc đang định vị, một bom phát nổ đẩy tôi bay lên vệ đường”- ông Lứ nhớ lại khoảnh khắc suýt mất mạng với lần phá bom tử thần.
Tượng đài chiến thắng tại Ngã ba Đồng Lộc
Trong những năm tháng sống chiến đấu tại Ngã ba Đồng Lộc, ông Lứ đã gặp nói chuyện với 10 cô gái vốn đã trở thành bất tử trong những lần cùng đi san lấp mặt đường. Thời ấy ông Lứ là anh bộ đội rà phá bom mìn, còn 10 cô gái thuộc đội thanh niên xung phong. Dù sống trong thời khắc chiến tranh nhưng họ vẫn có những kỷ niệm, những giây phút tràn đầy cảm xúc của tuổi thanh xuân khi đi làm nhiệm vụ. Và ông Lứ cũng là người chứng kiến giây phút mất mát, đau thương, sự hy sinh của 10 cô gái nơi đây.
“Chiều ngày 24/7/1968, tiểu đội nữ TNXP do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng, xung phong san lấp mặt đường để thông tuyến xe. Trong lúc các cô đang làm nhiệm vụ một tốp máy bay A6A đã bay từ phía biển vào cắt chùm bom tọa độ, 10 cô gái đã hy sinh trong tư thế đang làm nhiệm vụ. Chúng tôi may mắn chui vào cống nước nên thoát chết” – ông Lứ nhớ lại giây phút 10 cô gái ngã xuống.
Di sản khổng lồ của người cựu chiến binh
Chiến tranh kết thúc, ông Lứ lập bảng thành tích như: phá được 320 quả bom các loại, cứu sống được hàng chục người bị thương và hàng chục chiếc xe thoát khỏi bom đạn.
Sau ngày thống nhất đất nước, ông Lứ trở về công tác tại phòng giao thông huyện Can Lộc. Trong quá trình công tác tại đây ông Lứ đã vinh dự nhận được rất nhiều thành tích như: danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, huân chương chiến công hạng nhì, ba, bằng khen Trung ương Đoàn thanh niên, bằng khen Chính phủ.
Gần 40 năm chiến tranh đã đi qua, ông Lứ giờ đã là một ông già có mái tóc bạc trắng. Với những hy sinh cả tuổi trẻ cho đất nước, với những chiến công anh dũng nói trên, hy vọng ông sớm được công nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.
Anh Tấn – Văn Dũng
Theo dantri
Phát hiện quả bom bi 'khủng' ở Nghệ An
Sáng ngày 12/5, Ban quân sự đã phát hiện một quả bom nằm sâu dưới lòng đất ở xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu.
Phát hiện bom bi loại BLU-46, là loại bom bi có dạng hình cầu, bên trong bom nhồi thuốc nổ và ngòi nổ.
Theo đó, vào lúc 22h ngày 11/5/2014, người dân ở xã Quỳnh Thắng báo tin với Ban quân sự huyện Quỳnh Lưu tại đập nước Hốc Ráy có một quả bom nằm sâu dưới lòng đất. Nhận được thông tin, Ban chỉ huy Quân sự huyện Quỳnh Lưu đã xin ý kiến chỉ đạo từ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An và UBND huyện Quỳnh Lưu để có phương án phá hủy quả bom.
Chiều ngày 11/05, gần 100 cán bộ gồm Ban chỉ huy quân sự huyện, dân quân tự vệ, công an, bảo hiểm xã hội, bệnh viện đa khoa đã có mặt tại hiện trường để phá hủy quả bom này.
Trung tá Hồ Thanh Hải, Phó chỉ huy Tham mưu trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện Quỳnh Lưu cho biết, đây là quả bom bi cực lớn, quá trình máy bay Mỹ ném xuống bị vỡ nhưng chưa nổ và phát tán trên diện rộng khoảng 0,5ha.
Quả bom bi này được xác định đây là loại BLU-46, là loại bom bi có dạng hình cầu, bên trong bom nhồi thuốc nổ và ngòi nổ.
Vỏ bom BLU-46 làm bằng hợp kim có lẫn các viên bi, mỗi quả bom BLU-46 có khoảng 300 viên bi.
Đường kính của bom khoảng 50 mm. Bom BLU-46 được chứa trong một quả bom mẹ có ký hiệu CBU25 (Cluster Bomb Unit 25), mỗi quả bom mẹ chứa 350 quả bom con BLU-46.
Sau khi quả bom được đưa lên bờ thành công, cán bộ quân sự đã dùng các biện pháp nghiệp vụ để phá hủy quả bom, đến 22h ngày 11/05 quả bom đã được tiêu hủy hoàn toàn, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Một số hình ảnh về quả bom bi được phát hiện ở xã Quỳnh Thắng:
Theo Xahoi
Hủy nổ thành công quả bom khủng nặng 1 tấn Ngày 18/3, Tổ chức rà phá vật liệu nổ nhân đạo APOPO cho biết, vừa di dời, hủy nổ thành công quả bom "khủng" được phát hiện tại xã Hồng Kim (huyện A Lưới). Quả bom khủng bị vô hiệu hóa Trước đó, lực lượng rà phá bom mìn đã phát hiện một quả bom nặng gần 1 tấn, nằm giữa con suối...