Gặp người đàn ông làm đèn kéo quân “kỷ lục Việt Nam”
Mỗi năm khi đến tết Trung thu, ông Sinh cùng gia đình lại làm đèn kéo quân để bán đi khắp các tỉnh thành. Cách đây hơn 10 năm, ông từng làm chiếc đèn khổng lồ được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam.
Theo ông Vũ Văn Sinh (thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội), ông bắt đầu làm đèn lồng từ năm 8 tuổi và duy trì nghề cho đến nay. Ở làng ông, làm lồng đèn, đèn Trung thu là nghề truyền thống.
Hàng năm, cứ mỗi dịp Trung thu, gia đình ông Sinh lại bận rộn hơn ngày thường khi các đơn hàng đặt đèn kéo quân từ Hà Nội và các tỉnh liên tục đến. Để đáp ứng lượng đặt hàng, ông Sinh làm việc cả ngày.
Đèn kéo quân gồm 3 bộ phận chính. Khung ngoài làm bằng bìa cứng, các-tông, nhựa… Lồng quay bên trong làm bằng giấy mềm và nhẹ như giấy bóng mờ, giấy can, giấy màu mỏng… (nay có thể cải tiến thành 1 lớp vải mỏng). Lồng quay trang trí hình ảnh để khi quay tạo thành hình ảnh chuyển động (kéo quân).
Sau khi làm xong khung đèn, những tấm vải mỏng sẽ được gắn lên và trang trí thêm những hoa văn họa tiết bên ngoài sao cho đẹp mắt.
Đền thường mang màu nổi như vàng, đỏ, đôi khi có màu trắng. Các chi tiết bên trong đèn được làm rất chắc chắn. Lớp vải mỏng bên ngoài phải được gắn căng mới đặt yêu cầu, để thể hiện tốt bóng in của đoàn quân khi thắp đèn.
Video đang HOT
Trong 3 bộ phận tạo thành đèn kéo quân, khó nhất là làm trục và tán quay cho đèn. Trục làm từ tre vót mảnh, vừa đủ nhẹ để quay được, vừa đủ cứng để treo hình không bị đổ. Ông Sinh dùng keo cố định giấy xung quanh khung, chỉ đề chừa ra một ô để chỗ cho nến, tản đèn. “Công đoạn này phải người khéo tay, thạo việc mới làm chuẩn được. Nếu không quên, không biết làm là lỗi ngay”, ông Sinh chia sẻ.
Hình “kéo quân” thường là các tướng sĩ xung trận, ông trạng vinh quy bái tổ, tứ linh nhảy múa… Mỗi đèn có một loạt hình “kéo quân” theo câu chuyện khác nhau.
Ông Sinh chia sẻ: “Bây giờ đồ chơi bằng nhựa, đồ chơi điện tử nhiều, trẻ em cũng không mặn mà với đồ chơi dân gian. Nhưng tôi năm nào cũng duy trì làm đèn, dù ít hay nhiều, vì đây cũng là niềm vui giữ nghề truyền thống”.
Sau khi lắp ráp đầy đủ các bộ phận hoàn chỉnh, chiếc đèn được trang trí thêm một số điểm nhấn cho sắc sỡ. Khi hoàn thiện, bên trong gồm những hình thể hiện được câu chuyện của người nghệ nhân.
Mỗi đèn một giá, tuỳ theo kích cỡ. Những chiếc nhỏ giá khoảng 150.000 đồng. Năm nay, tuy còn nửa tháng nữa mới tới Trung thu nhưng ông Sinh đã bán hơn 1.000 chiếc đèn kéo quân.
Ông Sinh dự đoán, năm nay nhu cầu đèn kéo quân có thể tăng vì ngày càng có nhiều gia đình muốn tìm đồ chơi dân gian để gợi lại không khí Trung thu xưa.
Theo Dân Trí
Đề xuất trao tới... 3 giải Nhất cho các thiết kế sân bay Long Thành
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) trao đồng giải Nhất cho 3 phương án thiết kế sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai), không có giải Nhì, giải Ba. Lí do vì cả 3 thiết kế đều xứng đáng nhận được giải Nhất trị giá 15.000 USD.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lại Xuân Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên ACV - Lại cho biết, ACV đã đề nghị Bộ GTVT trao đồng giải Nhất (không có giải Nhì, giải Ba) cho 3 phương án thiết kế kiến trúc Nhà ga hành khách Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, gồm: Hình ảnh bông hoa sen cách điệu; vật liệu tre đan kết; hình ảnh lá cọ, dừa nước.
"Bộ GTVT cơ bản nhất trí với đề xuất của ACV, nhưng đề nghị ACV lấy thêm ý kiến của các thành viên Hội đồng đánh giá xếp hạng phương án thi tuyển kiến trúc. Nếu được chấp thuận, ACV dự kiến sẽ trao đồng giải Nhất vào ngày 22/9, tại TPHCM" - ông Thanh cho hay.
Theo Chủ tịch ACV, cả 3 phương án đều đáp ứng các tiêu chí thi tuyển, có tính khả thi cao và có thể sử dụng trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Ba phương án được đề nghị trao giải Nhất đều đạt số điểm cao, độ chênh lệch chỉ khoảng 1% trên tổng số điểm.
Việc cùng lúc trao ba giải Nhất, không có giải Nhì và giải Ba là điều khá bất ngờ trong cuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc Nhà ga hành khách sân bay Long Thành và bây giờ mới được ACV tính tới.
Phương án 3 - lấy ý tưởng hoa sen cách điệu. Đây cũng là phương án hiện tại đang được lựa chọn làm thiết kế kiến trúc Nhà ga hành khách - Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
Phương án 3 do Công ty Heerim Architects & Planners Hàn Quốc thiết kế. Phương án này lấy ý tưởng từ hình ảnh bông hoa sen cách điệu, sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, áp dụng vào thiết kế mái, phối cảnh từ góc nhìn mặt chính nhà ga, cảnh quan vị trí bên trên mái nhà để xe, nội thất khu vực sảnh làm thủ tục.
Thiết kế cũng được điểm thêm những vị trí ô lấy sáng, giảm bớt sự đơn điệu cho mái. Phần mái khu vực nhà để xe ngoài trời sẽ làm công viên cây xanh, cộng hưởng với hồ nước lớn tại vị trí trung tâm cũng lấy ý tưởng hoa sen sẽ tạo điểm nhấn cho khu vực này.
Phương án 4 được thực hiện bởi Liên danh Nhật Bản - Pháp, sử dụng vật liệu từ cây tre thiết kế thành hệ kết cấu đan kết để áp dụng cho toàn bộ các không gian chính công cộng của nhà ga (sảnh ga đi, khu kinh doanh dịch vụ, miễn thuế, khu phòng chờ, hành lang ga đến,...). Không gian nội thất nhà ga cũng sử dụng thủ pháp đan kết để thể hiện đặc thù văn hóa địa phương.
Phương án 4, vật liệu sử dụng là tre đan kết
Phương án 7 do đơn vị liên danh của ba nước Singapore - Việt Nam - Nhật Bản thực hiện. Thiết kế này lấy ý tưởng từ hình ảnh lá cọ, dừa nước áp dụng vào thiết kế phần mái công trình. Bố cục không gian khu vực nhà ga đi được thể hiện ý tưởng như những con thuyền di chuyển trên sông nước đồng quê Việt Nam.
Phương án thiết kế lệch tầng để phân chia các khu vực chức năng nhằm tạo không gian sinh động cho nhà ga kết hợp việc ử dụng các mảng xanh, cảnh quan nội thất trong công trình.
Phương án 7, hình ảnh dửa nước được sử dụng trong thiết kế kiến trúc nhà ga
Lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định, Hội đồng đánh giá xếp hạng phương án kiến trúc Nhà ga hành khách CHK Quốc tế Long Thành đã xếp hạng các phương án dự thi. Bộ GTVT đã lựa chọn 3 phương án nêu trên, trong đó đề nghị ưu tiên chọn phương án LT 03 với hình ảnh hoa sen trình lên Chính phủ.
Cảng Hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư là 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD), được chia làm 3 giai đoạn. Diện tích đất của Dự án là 5.000 ha. Quy mô của Dự án, đầu tư xây dựng các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Riêng thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách Cảng Long Thành đã thu hút 9 phương án dự thi, đây là sản phẩm của các đơn vị tư vấn thiết kế có uy tín đến từ Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Singapore... Thời gian lấy ý kiến cộng đồng về các phương án thiết kế đã diễn ra từ ngày 28/11/2016 - 23/1/2017.
Đây sẽ là Cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.
Theo Dân Trí
Chợ "ve chai nghìn đô" giữa lòng Sài Gòn Noi la "chơ ve chai" vi hang hoa ơ đây đêu la nhưng mon đô cu, vơi nhưng ngươi không thich sưu tâm thi đo không khac gi ve chai. Nhưng vơi nhưng ngươi đam mê đô cô, nhưng mon đô nay đêu co gia hang trăm, hang nghin USD. Chợ "ve chai nghìn đô" nằm sâu trong con hẻm trên đường Nơ...