Gặp người đàn ông có hai vợ, 21 đứa con
“Người Mông ta sống ở Tả Bốc khi lấy vợ là phải đẻ đến khi có con trai, không có thì đẻ tiếp để đến khi có trai hoặc lấy vợ hai, vợ ba… khi nào có trai thì thôi nếu không sẽ bị người đời khinh thường”.
Đó là câu trả lời của ông Trương Văn Ve (48 tuổi) người dân tộc Mông, trú tại xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng nói về khởi nguồn câu truyện cổ tích thời hiện đại lấy 2 bà vợ đẻ 21 đứa con của ông.
Nghẹn lòng bữa cơm từ mèn mén và chảo canh
Cái tiếng ông Ve “vô địch” lấy hai vợ đẻ 21 đứa con khắp vùng núi cao này ai cũng biết. Ông nổi tiếng đến mức ai cũng tò mò muốn gặp ông để tìm hiểu thực hư nên dù vượt gần 40 km băng qua những khúc cua tay áo, vực sâu… nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm tìm gặp bằng được.
Đi theo lời chỉ dẫn của người dân “cứ đến ngôi nhà có nhiều trẻ con” nhất xóm, chúng tôi tìm đến nhà ông Ve “vô địch” không quá khó.
Căn nhà sàn ông Ve trú ngụ, như một lớp học bổ túc văn hóa thời xưa. Bởi, trước mắt tôi là 17 em nhỏ đủ mọi lứa tuổi, đứa đang ở dưới nhà, đứa trên nhà, đứa chăn lợn, đứa chặt củi…
Bất ngờ hơn khi cậu thanh niên giới thiệu tên Trương Văn Vàng (SN 1997) là con ông Ve nhưng khi hỏi Vàng là con thứ mấy trong gia đình? Vàng chỉ lắc đầu nói: “Em không biết nữa vì nhà em đông anh, chị em quá. Em chỉ biết là con bố Ve thôi”.
Do quá đông con nên rất dễ khiến nhiều người lầm tưởng nhà anh Ve là một lớp học văn hóa ngày xưa
Khi nắm rau dại nhặt ở nương ngô được Vàng được thả xuống chiếc chảo to (loại chảo thường dùng để nấu cháo lợn) và ngọn lửa cháy bùng bùng cháy từ những khúc gỗ nghiến thì cả chục đứa trẻ dừng lại mọi hoạt động. Chúng hướng tất cả ánh mắt cùng cái bụng đói cồn cào về phía chảo canh mà Vàng đang nấu.
Cách nấu canh của Vàng khiến tôi thật sự bị “sốc” khi Vàng đổ xuống chảo gần 5 lít nước, bỏ xuống ít rau rừng, 1 nắm muối rồi đun sôi vậy là thành nồi canh phục vụ 17 miệng ăn đang lăm lăm trực chờ.
Các con ông Ve có đứa cũng chỉ 4 – 5 tuổi không ai bảo ai đứa cầm thìa to, tô, bát…xới mèn mén, múc canh mỗi đứa ngồi một góc trong nhà ăn.
Khi các em còn đang mải tranh nhau miếng mèn mén cháy thì Vàng đã ăn xong vì hôm nay hai mẹ, anh, chị của Vàng lên nương trồng ngô, giờ họ đang đợi Vàng đưa cơm.
Vàng ấp úng nói: “Có mèn mén ăn no là sướng cái bụng mình rồi, canh còn chưa có mỡ bỏ xuống lấy đâu ra thịt ăn. Em ăn nhanh vì còn phải đưa mèn mén cho hai mẹ, anh, chị đang chờ trên nương nữa mà nếu có ăn chậm cũng chẳng còn gì mà ăn”.
Video đang HOT
Gia đình đông anh, chị em quá nên quanh năm thiếu đói 3 – 4 tháng, để có ngô ăn gia đình lại đem đổi gà, bán bò mua ngô ăn chờ đến vụ ngô mới. Đó là cách mà đại gia đình ông Ve vượt qua con đói mùa giáp hạt hàng năm.
Nghèo đói cũng phải đẻ con trai
Ông Ve, dù là người dân tộc Mông nhưng nói tiếng phổ thông khá chuẩn: “Cháu ở bên dự án dân số lên tìm tuyên truyền à, lỡ đẻ nhiều quá rồi, nhưng đồng bào dân tộc vợ đẻ được con trai là ưng cái bụng lắm”.
Vừa ăn bát mèn mén của các con để lại, ông Ve kể lại giai thoại hai bà vợ thay nhau đẻ con của mình: “Trước đây khi chưa lấy vợ ông là gia đình giàu có nhất xóm Tả Bốc, nhiều bò, ngô, nhà to nhất xóm không thiếu thứ gì”.
Năm 1984 ông lấy vợ, sau 4 lần mang thai vợ ông chỉ toàn đẻ con gái, khi qua nhà hàng xóm uống nước, uống rượu lại bị hàng xóm khích bác, là con gái thì ngồi hàng ghế dưới không được ngồi cùng mâm, rồi chắc không có người nối dõi tông đường…
Hậm hực vì không có con trai như hàng xóm, ông Ve quyết định lấy vợ hai vào năm 1993 và đứa con đầu lòng của vợ hai đã đẻ con trai, ông mổ cả lợn ăn mừng vì giờ đã không còn ai khinh thường được ông nữa.
Nhưng chớ trêu thay, khi vợ cả mang bầu đứa con thứ 5 cũng sinh con trai.
Các con ông Ve đang đợi anh trai nấu ăn
Và cũng từ đây hai bà vợ ông Ve hễ vợ cả mang bầu, thì vợ hai lại đẻ và ngược lại liên tục kết quả là hai bà vợ của ông Ve đẻ được 21 người con. Trong đó bà vợ cả đẻ được 10 đứa con, còn vợ hai 11 đứa con chỉ trong thời gian ngắn trước sự ngỡ ngàng của hàng xóm láng giềng.
Khi giấc mơ vĩ đại có con trai của ông Ve trở thành hiện thưc thì cũng là lúc kinh tế gia đình khánh kiệt và cái nghèo. Cái đói cũng từ đây bắt đầu bủa vây lấy đại gia đình ông Ve.
Khi được hỏi, bây giờ ông và hai bà vợ còn đẻ con nữa không? Ông Ve nói: “Không đẻ nữa, già rồi”,tôi lại hỏi, bây giờ ông có 21 đứa con sau này chúng sẽ sống như thế nào?. Ông Ve chỉ lắc đầu con gái thì gả chồng, con trai chia cho mỗi thằng ít nương rồi lên rừng đốn củi kiếm tiền sống qua ngày giờ lỡ đẻ ra rồi biết làm thế nào được nữa”.
Khi chuẩn bị ra về em Vàng không quên nói với tôi: “Dù sau này vợ đẻ con gái mình cũng không đẻ bằng được con trai nữa nhà nghèo, nhà khổ quá. Cũng tại cái lẽ đẻ con trai mà mình đã học đến lớp 9 phải bỏ học vì nhà đông anh em quá cha mẹ không lo được, mỗi lần đi chợ huyện bán củi, rau rừng gặp lại lũ bạn cùng lớp cũ gọi đi học mình thèm lắm lúc ấy nước mắt mình ứa ra”. Vừa dứt lời cái dáng nhỏ nhắn của Vàng cùng với đôi chân thoăn thoắt cũng bắt đầu vượt qua các khe núi đá lẩn khuất vào sau những những ngọn núi đá cao vời vợi nơi mẹ và anh, chị đang đợi Vàng đưa cơm tới.
Mèn mén và rau rừng là thức ăn quanh năm của đại gia đình 21 người của ông Ve
Một đứa con ông Ve đang ăn cơm
Trương Văn Vàng con thứ 7 trong gia đình đang nấu mèn mén cho các em
Ông Trương Văn Ve đang nhẩm đếm các con của mình cho PV
Ngôi nhà sàn của ông Trương Văn Ve nơi ở của ông, hai bà vợ cùng 21 đứa con
Danh sách các con ông Trương Văn Ve
Theo Khampha
Ước mơ giản dị của người mẹ đông con nhất Thủ đô
Nhà chị hoàn cảnh khó khăn, nay đây mai đó, đêm về là chợp mắt chút, rồi sáng sớm hôm sau lại đi luôn, nên không có thời gian, và cũng không đủ hiểu biết để dùng các biện pháp tránh thai...
Ở cuối làng Cổ Bản, phường Đồng Mai, Hà Đông, Hà Nội, phía rìa đồng, có một túp lều xiêu vẹo nằm trơ trọi giữa đồng. Đó chính là nơi ăn ngủ, tránh mưa, tránh nắng của đôi vợ chồng nghèo cùng đàn con 13 đứa.
Từ nỗi nhọc nhằn lo ăn, lo mặc
Vợ chồng anh Ngô Doãn Năm và chị Đặng Thị Hải cưới nhau từ năm 1988. Từ người con cả sinh năm 1990 đến người con út năm nay mới học lớp mẫu giáo, cả thảy anh chị có 13 người con. Đến nỗi, anh chị không nghĩ ra tên nào đặt cho con nữa, phải lấy tên là thằng Tám, thằng Chín, thằng Mười...Đây cũng là gia đình đông con nhất ở Hà Nội. Đàn con của chị, đứa nào cũng lem luốc, đứa nhỏ thì mặt vẫn còn những vết trầy xước do ngã, nước mắt, nước mũi tèm nhem.
Theo chị Hải, cuộc đời chị cơ cực từ lúc bé, đến tận bây giờ vẫn chưa hết. Từ khi chị làm vợ anh đến nay, vợ chồng chị phải lang thang đây đó suốt, từ thuê nhà ngoài rìa phố đến làm tạm túp lều ở triền đê ven sông, cứ một năm hai mùa nước lên thì gia đình phải dỡ lều, tránh đi chỗ khác. Tài sản của gia đình thì chẳng có gì, ngoài đàn con thơ.
Biết được hoàn cảnh của gia đình chị, chính quyền đã cho nhà chị đấu thấu mảnh ao ở cuối làng để thả cá, chăn nuôi. Vợ chồng chị cũng làm tạm túp lều bằng tre lứa để cả nhà có chỗ che nắng che mưa. Nhưng hơn chục người không đủ chỗ ngủ, vợ chồng chị phải ngủ trên tấm phản ở ngoài, để các con được ngủ trong lều.
Đông con, lại không có ruộng, nhiều hôm, nhà hết gạo, vợ chồng chị phải nấu cháo nhường cho các con ăn. Thức ăn thì chẳng mấy khi có gì, chỉ là tí rau dưa thêm nếm.
Lo cái ăn đã cực, lo cái mặc còn vất vả hơn nên trong ngày, khi đi gom đồng nát, có nhà nào có quần áo cũ bỏ đi, mà còn lành lặn thì chị mang về cho các con mặc, gọi là "cũ người mới ta".
Chồng chị trong người mang nhiều bệnh: tiểu đường, gút, viêm gan... nên mấy năm nay bị ốm đau luôn, không thể lao động được nữa. Mọi gánh nặng gia đình đổ dồn lên đôi vai chị, và những người con lớn đã bỏ học từ hồi cấp II để phụ giúp bố mẹ trông em, làm đầm cá. Chị kể lại rằng, vì lo nghĩ nhiều việc, trong người lại mang bệnh, nên thần kinh của chồng nhiều lúc bị căng thẳng, năm ngoái, bệnh viện phải cho vào trại thần kinh mấy tháng.
Người con lớn của anh chị là Ngô Doãn Tới, bị tràn dịch mảng phổi từ ngày còn đi học, nên đến giờ, sức khỏe rất yếu, không làm được việc gì, mà vẫn phải uống thuốc hằng ngày.
Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ không thể lo đủ tiền cho anh em đi học, nên những người con lớn của chị, chỉ học hết lớp 6, đều xin nghỉ ở nhà, làm đầm cá và dành tiền cho các em nhỏ hơn đi học. Đầu năm nay, vì không đủ tiền mua sách bút cho các con nên em Tám, em Đức, em Phúc phải nghỉ một nửa học kỳ. Mới đây, thôn đã làm danh sách hộ nghèo và xếp gia đình chị vào diện hộ nghèo đặc biệt, nên các em đi học đều được miễn giảm học phí.
Bữa cơm trưa giữa đồng của gia đình đông con nhất Thủ đô
Đến ước mơ đời con bớt cực của người mẹ
Bây giờ, những người con lớn của chị đã có thể đỡ đần chị việc tắm rửa, cơm nước, chăm lo cho các em nhỏ, nhưng vẫn chưa ai có được công việc gì. Hàng ngày chúng vẫn xuống đầm bắt cua, bắt cá cùng mẹ. Rồi tương lai của những người con này sẽ đi về đâu, khi họ không được học hết phổ thông, lại không có một nghề nghiệp trong tay? Mảnh đầm kia cũng không phải của gia đình chị, nếu người ta thu hồi, thì hơn cả gia đình khốn khổ ấy biết sống ở đâu?
Khi tôi hỏi, vì sao hoàn cảnh gia đình khó khăn như vậy mà anh chị không kế hoạch hóa, để giờ cả chị, cả con phải khổ như này, thì chị rơm rớm nước mắt: "Nhà chị hoàn cảnh khó khăn, nay đây mai đó, đêm về là chợp mắt chút, rồi sáng sớm hôm sau lại đi luôn, nên không có thời gian, và cũng không đủ hiểu biết để tránh thai. Khi biết mình có thai thì hai vợ chồng đều không muốn phá bỏ, vì muốn giữ lại cái đức cho các con được chào đời" - chị Hải tiếp "Chị sinh con ra thì vợ chồng chị có trách nhiệm nuôi các cháu, chứ không dựa dẫm ai cả. Chỉ thương các con không được học hành cho bằng người, để sau này có nghề nghiệp, thoát cảnh lang thang như chị".
Nhìn các con đang đùa vui, chưa phải suy nghĩ đến những việc sau này, chị Hải thở dài: "Cả đời chị vất vả thế nào chị cũng chịu được. Chị chẳng có mong ước chị cho mình. Chỉ mong các con sớm có một mảnh đất để dựng tạm cái nhà che mưa che nắng, để bão gió không phải thấp thỏm lo lắng, và đứa nào cũng có một cái nghề để sống. Chứ sau cả hơn chục đứa con lại khổ cực như đời chị thì tội chúng nó quá!"
Theo Viết Tuân
Gặp người phụ nữ 38 tuổi với... 9 lần sinh nở Về ấp An Thành Tây, xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long), hỏi vợ chồng anh Tùng có 10 người con thì ai cũng biết... Ngạc nhiên hơn, anh Nguyễn Văn Tùng mới 40 tuổi. Vợ anh, chị Phạm Thị Năm mới 38 tuổi. Tìm đến nhà anh Tùng trong một ngày mưa, căn nhà vách lá tạm bợ nằm im sau...