Gặp “người cây” ở Ấn Độ: Trồng hơn 5 triệu cây xanh để đối phó với bi kịch cuộc đời
Vishweshwar Dutt Saklani trút hơi thở cuối cùng vào ngày 18/1/2019 nhưng sẽ sống mãi trong lòng người dân quê hương ông như “Người Cây của Uttarakkhan” – một nhà bảo tồn tận tâm đã trồng hơn 5 triệu cây và biến quê hương cằn cỗi một thời của mình thành khu rừng tươi tốt.
Saklani sinh thời rất yêu cây. Ông đã trồng cây con đầu tiên trong đời mình vào lúc 8 tuổi, dưới sự hướng dẫn của người chú và duy trì công việc này cho đến 7 thập kỷ sau của đời mình, cho đến khi ông mất thị lực và không thể chống lại sự khắc nghiệt của tuổi già. Thời điểm đó, những khu đồi từng là đồi trọc quanh ngôi làng Pujargaon của ông đã trở thành một khu rừng tươi tốt.
Tình yêu dành cho cây của Saklani được nhiều người biết đến, ông thường gọi những cái cây là “con” của mình hay “những người bạn đồng hành gần gũi nhất”, song ít ai biết rằng nhà bảo tồn trồng đến hàng triệu cái cây để đối mặt với những bi kịch trong đời sống riêng tư.
Một người thân của Saklani kể lại, khi anh trai ông – Nagendra Dutt Saklani, một lãnh đạo Cộng sản kỳ cựu, qua đời, Người cây bắt đầu biến mất trong rừng mỗi sáng và dành cả ngày để trồng cây.
Sau đó, vào năm 1958, người vợ đầu tiên của ông qua đời. Một lần nữa ông bắt đầu dành nhiều thời gian hơn một mình, trồng cây để đối phó với nỗi đau. Cả đời mình, Saklani đã dành để trồng rừng như cách ông tưởng nhớ đến anh trai và người vợ quá cố.
“Người cây của Uttarakkhan” đã trồng khoảng 5 triệu cây, bao gồm đỗ quyên, burans, semal, bhimal, cây ổi, và loài cây ông luôn yêu thích – cây sồi Himalaya. Người dân trong làng và những vùng lân cận bắt đầu yêu mến ông vì điều đó, dù ban đầu không hẳn được như vậy. Ban đầu, dân làng phản đối thậm chí đánh đuổi ông vì cho rằng ông đang lấn chiếm đất chung và các quan chức của bộ lâm nghiệp còn tập hợp hồ sơ chống lại ông. Nhưng Saklani không bỏ cuộc. Ông tiếp tục trồng những cây mà ông rất yêu thích và cuối cùng tòa án cũng ra phán quyết rằng trồng cây không phải là tội ác.
Vishweshwar tiếp tục mở rộng rừng cho đến 10 năm trước, khi ông mất thị lực. Thời điểm đó, ông đã trồng được 5 triệu cây phủ 120 hecta rừng.
“Cha tôi đã bắt đầu từ một cây con khi còn là một đứa trẻ, ông mất thị lực 10 năm trước do chứng bệnh gọi là xuất huyết mắt từ bụi và bùn do trồng cây non”, con trai của Người cây cho biết trên India Express.
Năm 1986, Saklani được trao tặng giải thưởng Indira Pritadarshani vì những nỗ lực không ngừng trong việc bảo vệ môi trường, ông cũng nhận rất nhiều giải thưởng và được vinh danh nhiều lần sau đó.
Cùng thời điểm mất thị lực, Vishweshwar Dutt Saklani gặp cú sốc khi đám lửa cháy dữ dội đã thiêu đốt phần rộng rừng cây của ông thành tro. Bất chấp những nỗ lực ngăn chặn lửa của cộng đồng địa phương, rừng cây của ông vẫn bị phá huỷ rất nhiều. Dẫu vậy, Người cây tin rằng những cái cây sẽ mọc trở lại khi mưa đến.
Vishweshwar Dutt Saklani mất ở tuổi 96 nhưng linh hồn ông vẫn còn mãi nơi rừng cây ông đã trồng.
Huyền Anh
Theo dantri.com.vn
Vợ hàm oan vì thay chồng chữa ngượng
Một anh chàng lái xe lóng ngóng đâm luôn vào cột điện phải đưa xe đi sửa.
Mấy ngày sau, anh ta lại đâm phải một cái cây. Về nhà, anh ta than thở với vợ:
- Mai đem xe đến sửa, chắc ông thợ sẽ cười vào mũi anh.
- Anh cứ nói là tại em cho đỡ ngượng - Vợ anh ta an ủi.
- Thế em tưởng lần trước anh không nói thế à?
- !!!
Tất Nhiên (st)
Theo VNE
Loài cây duy nhất trên Trái Đất biết đi Phải chăng đây chính là anh em của Cây đi bộ Socratea exorrhiza. Một loài cây cọ sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới thuộc châu Mỹ Latinh.....và loài cay đặt biệt này có thể di chuyển tới 20m/năm Theo facebook