Gặp người ẩn mình sau những bản độ đình đám tại Việt Nam: Từ xe của Đức Tào Phớ tới tâm tư được ‘chơi’ hợp pháp
Độ xe là công việc chân chính ở nhiều quốc gia, nhưng lại là bất hợp pháp ở Việt Nam khiến nhiều người độ xe như anh N.T không khỏi tâm tư.
Bên trong xưởng độ rộng chừng 60 mét vuông, một người đàn ông 47 tuổi da đen nhẻm đang cặm cụi mài một trục bánh trước xe máy. Anh là một tay độ xe được nhiều người chơi xe trên khắp cả nước biết tên, nhưng số người biết mặt thì lại chẳng nhiều. Lý do rất đơn giản, anh muốn mọi người tự biết đến tài năng nhiều hơn những gì bản thân muốn nói hay hình ảnh của mình xuất hiện trên mạng xã hội và truyền thông.
Con người anh có phần nào giống với cái xưởng độ của mình, một xưởng độ kín đáo trong một con hẻm ở quận Bình Chánh, TP.HCM. Tôi đến tìm anh để ghi lại câu chuyện về người đàn ông làm nên những tác phẩm xe độ đình đám tại Việt Nam. Khi anh biết tôi có ý định chụp ảnh và ghi hình, anh vội vàng từ chối, và chỉ khi tôi thuyết phục mãi, anh mới chấp nhận trả lời với tên viết tắt N.T và không muốn xuất hiện trực diện trong mỗi tấm hình.
Anh N.T sinh năm 1972, anh là người đứng sau chiếc Kawasaki Z1000 ba bánh đình đám năm 2014, nhiều tác phẩm “có một không hai” cho biker Đức Tào Phớ và một số biker danh tiếng khác tại Việt Nam.
Đây là nghề cha truyền con nối. Ông nội tôi làm nghề cơ khí. Ông là một thợ tiện. Rồi đến đời bố tôi làm kỹ thuật không quân, chuyên bảo trì lốp, cơ cấu rút hạ bánh xe của máy bay. Cuối cùng tới thời tôi thì làm xe. Nhà tôi đã 3 đời làm cơ khí. Con trai tôi không muốn theo nghề, nó chọn nghề cơ khí điện tử.
Tôi không độ xe ngay từ đầu. Ngày xưa tôi cũng là một thợ sửa xe máy bình thường thôi như Honda Wave, Dream. Sau này, từ từ theo xu hướng anh em chơi xe thì tôi đáp ứng. Từ cái xe 2 bánh đến xe 3 bánh, 4 bánh. Anh em muốn một chiếc xe nào thì mình đáp ứng chiếc xe đó.
Tính ra đi tôi theo học nghề bố tôi từ năm 17-18 tuổi làm đến tận bây giờ. Cũng thay đổi nhiều lắm, từ Quận 1, Quận 5, Quận 10 rồi mới chuyển sang Bình Chánh hiện tại. Tùy theo từng thời điểm nên phải di dời, tôi cũng thuê mặt bằng chứ có phải nhà của tôi đâu mà có thể ở yên một chỗ được.
Nói chung nói thích thì không hẳn là thích, thích là người ta thích, là khách hàng thích. Ví dụ như cậu mang xe tới nói thích cái mẫu này, tôi xem có làm được không. Nếu được thì tôi đáp ứng thôi, chứ tôi không thể thích được. Vì chỉ thích nếu là xe của mình thôi. Còn xe của khách thì phải làm cho khách thích. Họ muốn thế nào thì mình đáp ứng, không thể thích làm theo ý mình được.
Còn mấy chiếc xe nhỏ tôi làm từ thiện là chủ yếu. Mỗi năm làm 1 chiếc cho người khuyết tật. Duy nhất một chiếc thôi vì không đủ thời gian làm nhiều. Có thể là xe tay ga, xe số hay xe gì cũng được. Làm từ thiện nên gần như không tính tiền công, chỉ tính tiền vật tư. Còn tiền công ít thôi, như kiểu văn nghệ thôi. Không có tính như làm mấy xe lớn làm cho khách hàng.
Tôi cũng không nhớ nữa. Tại vì thực sự mà nói, số lượng những chiếc xe độ khiến anh em biết tới tôi không có nhiều, chỉ trên dưới chục chiếc thôi. Xe bình thường thì làm rất nhiều, cũng không nhớ là bao nhiêu.
Đa phần đến từ khách hàng. Có nghĩa là khách hàng mang xe tới đây, đồng nghĩa là họ thích một mẫu nào đó rồi. Chỉ việc nói là “em muốn làm chiếc xe giống như vậy”, chứ ít có người khách nào mang chiếc xe tới nói rằng “anh làm kiểu gì đó đẹp cho em thì anh làm”. Ít có người khách nào như vậy lắm.
Tuy nhiên điều này vừa tích cực lại vừa tiêu cực. Mặt tích cực là mình đỡ phải suy nghĩ hay lên ý tưởng, không phải động não nhiều. Còn mặt tiêu cực, là có một số thứ khó làm, mình không thể làm khác ý khách được. Chỉ khi nào mình đủ khả năng thì mới dám nhận.
Cái gì cũng quan trọng. Thứ nhất là kỹ thuật, an toàn. Làm một chiếc xe phải chắc chắn một điều là không có cái gì rơi rớt ra khi đang chạy. Cái thứ nhì là cái thẩm mỹ, phải cực kỳ đẹp. Đủ những yếu tố đó mình mới tồn tại được. Chứ nếu làm một chiếc xe an toàn, thì có an toàn nhưng trông giống một chiếc thồ thì ai mà trả tiền. Ngoài đam mê, sở thích, phải mạnh về kiến thức, kỹ thuật. Không am hiểu, làm bừa làm đại là không được.
Anh em chơi mô tô cũng hay lắm, khi mình làm được cái gì, anh em sẽ tự chia sẻ, truyền miệng với nhau. Người chơi mô tô truyền miệng nhau là nhiều. Anh em nào biết, thích độ đúng nghĩa “custom”, có nghĩa không mua một thứ gì ở ngoài thị trường để gắn vào xe thì họ sẽ tìm tới tôi. Dù họ không biết đi nữa thì họ cũng hỏi, anh em chơi mô tô nào biết sẽ chỉ tới tôi.
Còn anh em nào thích mua đồ nước ngoài về đấu vào chiếc xe thì có rất nhiều lựa chọn, ở Sài Gòn rất nhiều. Trường phái của tôi thì không cần phải nhập, không cần những gì có sẵn trên thị trường. Anh em nào thích những cái lạ lẫm, nuôi trong đầu những ý tưởng táo bạo thì anh em tới kiếm tôi.
Độ xe có 2 trường phái mạnh nhất. Theo tôi, đa số là trường phái đấu xe, tức là mình mua một chiếc xe nguyên, mình thích cái món gì ở nước ngoài họ làm sẵn, hay đồ chơi xuất sẵn, rồi mua về anh em tự tháo lắp. Ví dụ như những cái đồ carbon hay gì đó, đa số đồ chơi anh em mua về lắp vào thì gọi là xe đấu thôi. Nhiều anh em nhầm tưởng đó là xe độ, nhưng đó không phải.
Đúng nghĩa độ xe, là khi mang tới, nói lên ý tưởng độ để thợ làm. Những phụ tùng độ xe đó cũng làm theo ý tưởng luôn, không mua một thứ gì hết thì mới gọi là độ. Kia chỉ là đấu thôi.
Còn về đấu xe, anh em nào rành, biết chút về cơ khí có thể mua về tự làm, không cần mang tới thợ. Ở bên nước ngoài, nhiều người Tây họ cũng mua đồ chơi về, có sách hướng dẫn, tự động lấy đồ nghề tháo lắp hết.
Thường tôi nói ít, tôi chỉ làm thôi. Ví dụ như mình nói nhiều quá, ca hát nhiều quá, mình làm không giống như mình nói thì nó vô nghĩa lắm. Nếu khách hàng thích mẫu nào đó, nếu làm được thì tôi chốt thời gian, giá cả xong xuôi và bắt đầu làm. Đến ngày người ta nhận xe, nếu đúng ý thì họ phấn khởi, họ sẽ tìm đến mình những lần sau.
Vấn đề là nói rồi có làm được hay không. Vì thế tôi không muốn xuất hiện nhiều. Hơn nữa, cái nhìn của xã hội chưa thiện cảm về nghề độ xe lắm. Nghề này rất ngay ngắn, nghiêm chỉnh, nhưng nó vướng víu đến chuyện chưa được pháp luật cho phép, cho nên tôi cũng không thích nghề của mình sôi nổi quá trên mạng.
Nói chung tôi không có ý kiến nhiều được, vì tôi cũng là một người dân bình thường, đam mê thì làm thôi. Trong cuộc sống có bao nhiêu điều bức xúc mà cứ phải sống, phải chấp nhận. Dĩ nhiên là vẫn cứ chờ, mong mỏi một ngày nào đó mình được giống như người ta, được hợp pháp độ xe. Nhưng cũng không đấu tranh hoặc làm chuyện gì để đòi hỏi được như vậy.
Ở nước ngoài, họ độ xe rồi mang tới công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ kiểm tra, nếu đạt yêu cầu chất lượng thì bán bảo hiểm cho người đó, và chiếc xe được hoạt động một cách hợp pháp. Không chỉ mình tôi, rất nhiều người anh em chơi xe ở Việt Nam đều đang mong mỏi như vậy.
Còn tôi cứ làm tốt những gì mình có thể, trong giới hạn cho phép của nhà nước thôi. Chứ không có làm gì quá giới hạn được. Nói ví dụ, rất nhiều người Việt Nam đam mê, có người làm cả máy bay, nhưng đâu được phép bay thử, vì nó cũng nguy hiểm nên cũng phải dẹp, cất đi.
Công việc này rất tốn thời gian. Có những chiếc làm đòi hỏi nhiều kỹ thuật thì cũng mất cả năm trời, còn những chiếc đơn giản tí xíu cũng cần 6 tháng. Bởi mình làm là đam mê mới làm thôi, chứ còn để kinh doanh, để giàu có thì không có ai làm việc này hết, bởi vì nó tốn thời gian, tiền lương thợ không còn gì hết, thậm chí lỗ là đằng khác. Muốn giàu có thì nên làm ngành khác, chứ không nên làm nghề này.
Tai nạn nặng, nghiêm trọng thì không có, nhưng mà đứt tay đứt chân thì thường xuyên, lâu lâu khâu 1-2 mũi là bình thường. Tại vì cái gì cũng đụng tới dao kéo, máy cắt. Về chuyện độc hại thì mạt kim loại không sao, nó đâm vào da thịt mình lấy ra thôi, nhưng còn bụi composite thì rất độc. Nhưng mảng composite tôi không chuyên, nên cũng không lo lắm, thỉnh thoảng làm vài chi tiết như ốp như vè, cốp thôi. Một năm làm vài ba chiếc nên không hề hấn gì. Còn người chuyên làm composite thì độc hại lắm.
Theo trí thức trẻ
SỐC: Môtô không trục ở Hà Nội vừa chạy vừa để người nằm trong bánh
Một dân chơi xe Hà Nội vừa công bố video quay lại cảnh siêu môtô bánh không trục với giá tiền tỷ vừa chạy vừa có hai người nằm trong vòng tròn của bánh xe khiến người xem cực kì ngạc nhiên.
Video siêu xe bánh không trục chở hai người nằm trong bánh xe.
Cụ thể, dân chơi xe nổi tiếng Hà Nội có biệt danh là Đức Tào Phớ, người được làng xe hai bánh "kiêng nể" vì đã nhanh tay hơn Phúc XO khi tậu siêu xe môtô mang phong cách xe viễn tưởng trong phim Tron Legacy, lại vừa tiếp tục gây sốc người hâm mộ.
Siêu xe không trục gần 3 tỷ của Đức Tào Phớ.
Theo đó, Đức Tào Phớ đã cầm lái siêu xe môtô trị giá gần 3 tỷ của mình. Điểm gây sốc ở chỗ, xe vừa chạy nhưng lại chở theo 2 người, mỗi người nằm trong vòng tròn của mỗi bánh xe ở phía trước và sau.
Xe vừa chạy, vừa chở thêm 2 người nằm trong bánh xe.
Những dân chơi xe vừa đi vừa tạo các hành động vui nhộn.
Những hình ảnh này khiến làng xe 2 bánh vô cùng phấn khích.
Theo dan viet
Những lần chơi lớn khiến đám đông Việt Nam trầm trồ của Đức Tào Phớ - Biker vừa tậu Tron Light Cycle tiền tỷ Đức Tào Phớ không còn là một cái tên xa lạ với dân biker tại Việt Nam. Anh chàng này thường xuyên xuất hiện bên cạnh hàng loạt mẫu xe phân khối lớn với những bộ trang phục "chẳng giống ai". Hôm qua (12/3), trên đường phố Hà Nội bất ngờ xuất hiện một mẫu mô tô có thiết kế vô cùng lạ...