Gặp nghệ sỹ đóng vai Chí Phèo ngoài đời thực
Không chỉ là một diễn viên có danh, chết tên với vai Chí Phèo trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy của cố đạo diễn Phạm Văn Khoa, NSƯT Bùi Cường còn là một đạo diễn mát tay cho rất nhiều phim điện ảnh và truyền hình như Người hùng râu quặp, Kẻ cướp cô dâu, Trở
Dù đã bước sang tuổi ngoại lục tuần, ông vẫn tất bật bay đi bay về giữa Hà Nội – Sài Gòn và mải miết ngoài phim trường. Làm nghề mấy mươi năm nhưng ông chưa khi nào thôi trăn trở câu chuyện nghệ thuật và bài toán kinh tế.
Theo ông: “Mình hiểu và tôn trọng tất cả những bộ phim đó, kể cả những phim được xem là hời hợt vì họ làm phim thị trường, họ phải nắm bắt, mình không thể chê người ta được. Nhưng còn với mình, bảo làm một bộ phim như vậy thì mình không dám”.
Thưa NSUT Bùi Cường, đạo diễn chạy theo “ sao” nhiều lúc chắc mệt lắm…
Tôi nghĩ họ có tài mới được công chúng yêu mến. Vì được yêu mến nên nhiều phim, nhiều chương trình muốn có họ cũng là điều hiển nhiên. Mình chọn họ vì họ phù hợp với vai diễn để có một bộ phim tốt nhất nên mình luôn cố gắng xếp lịch để có sự góp mặt của họ mà không làm ảnh hưởng đến nhiều diễn viên khác.
NSƯT Bùi Cường thời đóng Biệt động Sài Gòn nhưng vai diễn của ông chưa để lại nhiều dấu ấn
Có khi nào ông cảm thấy không khiển được diễn viên?
Hình như làm việc với tôi thì chưa có diễn viên nào như thế cả. Thi thoảng cũng có đến trễ một chút hoặc tới giờ quay thì vẫn bận bịu này kia để mọi người đợi. Nhưng vì người ta bận thật nên mình phải biết thông cảm. Cả đoàn đợi đã khó chịu rồi, mình là đạo diễn mà giận lên nữa thì người ta chắc không đóng được phim mất.
Tôi cứ suy từ mình ra thôi. Tâm hồn, tình cảm mình mà có chuyện gì khúc mắc thì ra phim trường rất khó vào vai. Vì vậy, tôi luôn muốn làm thế nào để diễn viên thoải mái, tự nhiên nhất để thúc đẩy sức sáng tạo của họ vào nhân vật cho tốt nhất. Tất nhiên, trước đó tôi cũng có trao đổi với diễn viên, các bạn có thể rất bận nhưng phải cố gắng nghiên cứu và chịu trách nhiệm với vai diễn của mình, về hình ảnh của mình trước khán giả. Nếu yêu nghề, yêu khán giả thì phải hết mình.
Một số đạo diễn thường bị nhà sản xuất ép chọn người này người kia cho vai diễn. Còn ông thì sao?
Phim đầu tiên tôi làm cho hãng Đại dương xanh là Vượt qua bóng đêm. Lúc ấy, gần như họ là hãng phim mới nên cũng muốn tìm một đạo diễn có trách nhiệm, có chất lượng nên họ hoàn toàn để cho tôi thoải mái chọn diễn viên sao cho trúng vai nhất là được.
Bây giờ họ vẫn tin ở tôi. Cũng có những lúc họ gợi ý diễn viên này, diễn viên kia đang “hot”. Vì làm phim thị trường, nhà sản xuất phải thu hồi vốn nên tôi hiểu yêu cầu đó và luôn cố gắng cân đối. Tất nhiên, diễn viên đó phải hợp vai và đóng được, còn nếu không thì mình phải có ý kiến chứ.
Video đang HOT
Làm phim muốn thu hồi vốn thì trước hết, tôi nghĩ phải có chất lượng. Mà chất lượng ở đâu ra? Ngoài kịch bản và đạo diễn thì khâu diễn viên rất quan trọng. Vì họ là người truyền tải nội dung, tư tưởng của tác giả kịch bản, đạo diễn và nhà sản xuất đến khán giả mà. Diễn viên đóng tệ quá, nhân vật sẽ hỏng. Nhân vật hỏng thì phim không thể nào tốt được.
Làm phim thời thị trường nhưng ông luôn tâm niệm phải đặt chất lượng lên hàng đầu. Chính vì thế ông luôn trăn trở cho mỗi bộ phim mà mình đảm nhận
Nhưng, có những phim làm rất tốt vẫn ế chỏng ế chơ trong khi có những phim hời hợt lại đắt doanh thu?
Sản xuất một bộ phim tốn rất nhiều tiền. Cân bằng giữa chất lượng nội dung với thị hiếu người xem không phải là một chuyện dễ dàng. Thực ra thì mình hiểu và tôn trọng tất cả những bộ phim đó, kể cả những phim được xem là hời hợt vì họ làm phim thị trường, họ phải nắm bắt, mình không thể chê người ta được. Nhưng còn với mình, bảo làm một bộ phim như vậy thì mình không dám…
Theo ông, vì đâu lại có tình trạng như vậy?
Nhìn vào quy trình làm phim của nước ngoài, chúng ta thấy trước khi làm một bộ phim thị trường, họ phải mua cái tứ, cái đề cương sơ lược của kịch bản. Tất nhiên, họ sẽ chọn đề tài độc đáo. Tiếp đấy, họ phác thảo sơ lược rồi đưa ra thăm dò thị hiếu của người xem ở nhiều tầng lớp khác nhau.
Sau khi nhận được phản hồi, họ sẽ tổng hợp. Nếu kết quả tích cực, họ mới mời một người chuyên viết kịch bản đảm nhận phát triển đề tài. Họ còn có cả những chuyên gia chuyên viết về chi tiết, lời thoại, hành động. Sau khi hoàn tất thì ráp lại. Rồi xem xét nên mời đạo diễn nào phù hợp với phim. Có thể giá rất cao nhưng bù lại, danh tiếng và tài năng của vị đạo diễn ấy đã phần nào đảm bảo thành công doanh thu.
Cuối cùng, họ bắt đầu khâu tuyển chọn diễn viên, thậm chí qua một số nước để tìm được diễn viên đúng ý đồ. Điện ảnh với họ là một ngành công nghiệp thực sự. Hoàn chỉnh những khâu đó thì phim đỡ rủi ro hơn rất nhiều.
Còn ở mình, một người viết đủ các kiểu, đủ loại, đôi khi không biết gì, không hiểu sâu cũng túa ra viết, khiến nhiều phim kịch bản rất nông. Mà khán giả nước mình thì khó đoán vô cùng…
Đó có phải là một trong những lý do khiến nhiều nhà sản xuất “chết” vì phim?
Tôi nghĩ đó là một phần. Phần nữa là vì có nhiều tay đạo diễn chỉ biết nhận tiền của nhà sản xuất thôi còn phim thì mặc kệ. Thế nhưng, lỗi cũng ở nhà sản xuất vì coi thường công tác đạo diễn. Họ chỉ thích rẻ nên mời tay ngang, hoặc tự làm lấy hoặc đưa người thân vào làm trong khi người đó chẳng biết gì về phim.
Đạo diễn, theo tôi, là sự sống còn, là tác giả của phim, chuyển thể từ câu chữ của kịch bản lên hình ảnh. Thông thường, trước khi nhận lời một phim nào đó, tôi xin phép đọc qua kịch bản. Nếu thấy không ổn thì rút chứ không dám nhảy bừa vào làm để nhà sản xuất chết. Tất nhiên, mình cũng phải phân tích cho nhà sản xuất hiểu lý do. Không phải mình kén chọn gì nhưng như vậy là không ổn chút nào hết.
Sau những hào quang chói loà, giờ ông chọn đứng sau ống kính để tiếp tục niềm đam mê của mình
Tôi cứ nghĩ, nhà sản xuất phim thì phải hiểu về phim?
Không phải nhà sản xuất nào cũng hiểu nghề. Bây giờ trăm hoa đua nở, người người làm phim, nhà nhà làm phim. Nhiều người nghe, đọc trên báo thấy phim này doanh thu mấy chục tỷ, phim kia mấy chục tỷ, đang tiền trong tay rồi nhảy vào làm thôi. Sản xuất phim, thật ra là kinh doanh. Nhưng kinh doanh nghệ thuật cao cấp mà không hiểu gì về nó thì chỉ có nước chết.
Nhưng cũng có nhiều nhà sản xuất hiểu phim làm phim vẫn cứ chết như thường?
Vấn đề lại quay về sự cân bằng giữa chất lượng và thị hiếu của người xem.
Ông có nghĩ rằng để giải quyết được vấn đề này, người làm phim cần tạo dựng từ từ cho mình một lớp khán giả riêng như nhiều ý kiến không?
Tôi nghĩ cái này cũng không nắm bắt được đâu vì xu thế xã hội dần dần hướng đến mức xã hội cần. Mình không thể nào bắt ép người ta phải xem cái này, thích cái kia được. Ví dụ như người ta đi làm mệt, đầu óc căng thẳng, người ta thích xem những phim giả trí cho thư thả.
Còn những phim sâu sắc lại khiến người ta cảm thấy mệt nên người ta không thích, hoặc không hiểu thì mình cũng đâu can dự được. Tôi tin rằng, một lúc nào đó, tầm văn hóa được nâng lên thì cung và cầu mới chạm nhau được.
Nhưng, chẳng lẽ người làm phim mãi ngồi đợi đến ngày đó?
Đã từng có rất nhiều các cuộc bàn luận nhằm nâng cao chất lượng phim truyền hình nói riêng và phim điện ảnh nói chung. Theo ý kiến cá nhân của tôi, mọi việc hay dở đều nằm ở khâu sản xuất, cần phải đầu tư tập trung vào 3 khâu chính kịch bản, đạo diễn và tổ chức. Với phim truyền hình, ý tưởng, cấu tứ, đề tài càng gần gũi với đời sống bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu.
Người làm phim phải nhạy bén chọn đề tài đúng thời điểm công chúng quan tâm. Sau đó, cách thể hiện đề tài cho tốt, chọn diễn viên cho có cảm xúc. Bản thân tôi khi nhận lời làm một bộ phim, tôi lo lắm.
Rất nguy hiểm nếu nhà sản xuất không thu hồi được vốn. Tôi thường nói với anh em rằng chúng ta có một chút thù lao nhất định còn nhà sản xuất bỏ ra tiền tỷ, chúng ta phải hiểu điều ấy và làm hết sức. Trong khả năng, tôi luôn cố gắng làm tốt nhất.
Cảm ơn ông đã chia sẻ!
Làng Vũ Đại ngày ấy được giải thưởng đặc biệt của Liên hoan phim VN lần 6 (1983). Vai diễn Chí Phèo đã mang đến cho NSƯT Bùi Cường giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Ngoài Chí Phèo, ông còn nhiều vai diễn đa dạng, đáng nhớ khác như: Năm Hòa trong Biệt động Sài Gòn, tiểu đội trưởng Quang trong Không có đường chân trời (đạo diễn Khánh Dư), vai chàng cầu thủ bóng đá trong Phút 89, Trần Quân trong Kẻ giết người, nhân vật phản diện trong Ngược dòng, nhân vật gián điệp trong Mưa rơi trên thành phố,…
Thập niên 90, NSƯT Bùi Cường chuyển sang làm đạo diễn và sản xuất 4 bộ phim video. Người hùng râu quặp được coi là phát súng khơi màu lại sân chơi phim ảnh đang đóng băng ảm tại thời điểm đó. Cũng từ phim này, ông và biên kịch Nguyễn Anh Dũng biết nhau và hợp tác trong nhiều phim khác.
Nhiều người ví họ là một cặp bài trùng biên kịch – đạo diễn. Sự kết hợp của họ mang lại thành công cho rất nhiều bộ phim. Tiêu biểu nhất là Vị tướng tình báo và hai bà vợ (HCV Liên hoan phim truyền hình toàn quốc 2004). Ngoài một số phim đã kể, NSƯT Bùi Cường còn đạo diễn nhiều phim nhựa, phim truyền hình khác như:Trở lại bến xưa, Khi con tu hú gọi bầy, Vào đời, Áp thấp nhiệt đới,… (loạt phim cho Đài truyền hình VN) Người đàn bà không con, Mái trường yên tĩnh…, Trò chơi sinh tử, Luật giang hồ, Vượt qua bóng đêm,… gần đây nhất là Đồng tiền đen.
Theo khám phá
Trào lệ khi Thị Nở gặp lại Chí Phèo
Cả khán phòng rưng rưng khi chứng kiến NSUT Đức Lưu gặp lại NSUT Bùi Cường.
Trong lễ kỷ niệm Ngày Điện ảnh Việt Nam tối qua (15/3), BTC đã dành một thời lượng nhất định để tưởng niệm cố NSND, đạo diễn Phạm Văn Khoa - người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho nền điện ảnh nước nhà. Nghệ sỹ ưu tú Bùi Cường, người từng được đạo diễn Phạm Văn Khoa mời đóng vai Chí Phèo trong phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" đã bồi hồi xúc động kể lại những tháng ngày được cùng cố đạo diễn rong ruổi trên các vùng quê để làm phim trong điều kiện vô cùng thiếu thốn. NSUT Bùi Cường còn tái hiện lại những đức tính tốt đẹp và một nhân cách cao cả, đáng để hậu thế noi gương của bậc đàn anh. Lời kể chân thật của vị nghệ sỹ luống tuổi như khiến khán phòng chùng trong bao ký ức và xúc cảm.
Hình ảnh NSUT Bùi Cường ôm chặt lấy bạn diễn NSUT Đức Lưu khiến không ít người rưng rưng xúc động
Cái không khí linh thiêng ấy càng được nhân lên gấp bội khi NSUT Bùi Cường giới thiệu sự có mặt của NSUT Đức Lưu (người đóng vai Thị Nở) trên sân khấu. Những giọt nước mắt đã rơi khi chứng kiến cảnh hội ngộ của 2 nghệ sỹ già đã từng đóng góp những thước phim kinh điển. Gặp lại nhau, họ không nói với nhau nhiều, chỉ biết ôm chặt lấy nhau rồi lăn dài những dòng nước mắt. Với họ, ngần đấy thời gian chưa phải đã xa khi ký ức của những năm tháng theo đoàn làm phim thức đêm, thức hôm, vào sinh ra tử. Với họ, cuộc gặp này cũng có thể là cuộc gặp cuối cùng bởi ai cũng đã ở vào tuổi "xưa nay hiếm". Hiểu được những tâm tư ấy, cảm xúc ấy trong những đôi mắt ấy nên đã không ít người bùi ngùi rơi lệ.
Phút giây xúc động của các nghệ sĩ trên sân khấu.
Đại diện gia đình cố đạo diễn Phạm Văn Khoa là nữ đạo diễn Phạm Nhuệ Giang và con gái đã lên sân khấu nhận những bó hoa từ tay hai diễn viên Bùi Cường và Đức Lưu. Đạo diễn Nhuệ Giang cũng như nhòe đi trong nước mắt và ngẹn ngào ngắt quãng khi nói những lời cám ơn.
Theo Trithuctre
Trang Nhung, Hải Băng gợi cảm dự họp báo Á hậu Phụ nữ VN 2005 diện áo ren, khoe ngực đầy lấp ló còn cựu thành viên nhóm Mây Trắng như búp bê trong chiếc váy ngắn cúp ngực. Trang Nhung chọn phong cách vừa thanh lịch, vừa gợi cảm khi kết hợp áo ren và vest trắng khoác ngoài, dự buổi họp báo công bố khung giờ vàng phim Việt mới...