Gặp nạn khi bơi cùng cá voi lưng gù, một người bị thương
Một người phụ nữ 29 tuổi đã bị chấn thương nghiêm trọng vì mắc kẹt giữa các con cá voi lưng gù khổng lồ khi đang bơi cùng chúng ngoài khơi Tây Úc.
Kênh BBC đưa tin hôm 4-8 cho biết một người phụ nữ 29 tuổi đã bị chấn thương nghiêm trọng vì mắc kẹt giữa các con cá voi lưng gù khổng lồ khi đang bơi cùng chúng ngoài khơi Tây Úc.
Hôm 1-8, người phụ nữ này đã tham gia một tour du lịch ở rặn san hô Ningaloo Reef (bang Tây Úc) – nơi cô gặp tai nạn.
Khách du lịch đang bơi cùng cá voi lưng gù ở Nigaloo Reef. Ảnh: THE AUSTRALIAN.
Bệnh viện cho biết vụ tai nạn đã đã làm cô bị xuất huyết nội và chấn thương thân trên.
Các báo cáo cho biết cô có thể đã mắc kẹt giữa hai trong số các con cá voi khổng lồ, cao tới 19m.
Hôm 3-8 cô được đưa đến một bệnh viện ở thành phố Perth sau khi được điều trị ở thị trấn Exmouth. Các bác sĩ cho biết cô đang trong tình trạng “nghiêm trọng nhưng ổn định”.
Cảnh sát bang Tây Úc cho biết, những người khác trong nhóm du lịch đứng cách đó chỉ khoảng vài trăm mét khi sự cố xảy ra nhưng may mắn không bị thương.
Bơi với cá voi lưng gù hiện đang trải qua thử nghiệm năm năm trong khu vực, dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ đa dạng sinh học. Có 10.000 người đã bơi cùng cá voi kể từ khi bắt đầu cuộc thử nghiệm, nhưng không có sự cố hy hữu nào xảy ra.
Ningaloo Reef nằm trên Bờ biển San hô của Tây Úc, được biết đến với sự đa dạng về sinh vật biển và là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của bang.
Bang Tây Úc cũng là nơi có số lượng cá voi lưng gù lớn nhất thế giới. Mặc dù kích thước lớn nhưng loài cá voi này được xác nhận là an toàn để bơi cùng.
Hiện tại, vì tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp, bang này đang đóng cửa đối với du khách quốc tế.
Những bức ảnh chủ đề nước hút thị giác, thắng giải thế giới
Giải thưởng Nhiếp ảnh quốc tế Hamdan năm 2020 vừa vinh danh loạt ảnh ghi lại vẻ đẹp của nước cùng những điều kì diệu ở thế giới tự nhiên.
Bức ảnh một con cá voi mẹ lưng gù, đang bơi bên cạnh con của mình, ngoài khơi biển Tonga, đã thắng giải cuộc thi năm nay. Vẻ đẹp của tình mẫu tử được thể hiện qua không gian bao la, sâu thăm thẳm đầy bí ẩn của đại dương. Nhiếp ảnh gia người Australia, Jasmine Carey, đã đặt tên cho bức ảnh là "Tinh hoa của cuộc sống".
Khung cảnh con người chống chọi trước thiên nhiên được nhiếp ảnh gia Shivam Laila chụp lại trong một trận lũ ở Mumbai, Ấn Độ. Đó là cảnh nước ngập bao trùm cả tuyến phố, giao thông tê liệt, nhiều người leo lên xe buýt để tránh lũ. Bức ảnh như một lời cảnh tỉnh về những tác hại của biến đổi khí hậu.
Bức ảnh "Thợ săn bạch tuộc" của Buchari Muslim Diken, Indonesia, đứng vị trí thứ 3, hạng mục nước. Đó là khoảnh khắc một đứa trẻ đang tìm kiếm một con bạch tuộc ngoài khơi làng chài ở Ambon, quần đảo Maluku. Trẻ em ở đây đã quen với cuộc sống miền biển từ khi còn rất nhỏ.
Nhiếp ảnh gia Sourav Das đã bắt khoảnh khắc những đứa trẻ Ấn Độ trú mưa trên chiếc chõng tre, với tấm vải che mưa trên đầu. Sourav Das cho biết những đứa trẻ này đang chơi thì trời đổ mưa, chúng không có chỗ trú nên ngồi yên lặng như vậy để đợi bố đến đón về.
Bức ảnh "Nước - Điều kì diệu cuộc sống" của Yousef Bin Shakar Al Zaabi (UAE) tái hiện cảnh hai cha con đang uống nước, trong một hồ thiêng ở Bayan-lgii, Mông Cổ. Không một dụng cụ chứa nước, dưới ánh mặt trời, hai người vẫn thích thú khi được uống nước bằng tay, sau hành trình đi bộ đường dài từ nhà đến hồ.
Vào mùa đông, khi dòng sông cạn, do các phản ứng quang hóa, một dạng sinh vật giống như rêu được hình thành và gây ô nhiễm dòng nước. Một ngư dân chèo thuyền qua dòng sông tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp mắt, như thể anh ta đang trên hành trình vượt ra ngoài thế giới. Bức ảnh màu xanh mê hoặc thị giác này thuộc về nhiếp ảnh gia Apratim Pal.
Christian Vizl Mac Gregor, Mexico, ghi lại khoảnh khắc con sư tử biển săn mồi ở ngoài khơi bờ biển San Carlos. Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, điều tác giả muốn gửi gắm là lời cảnh tỉnh về sự đánh bắt quá mức; ô nhiễm, nhựa, bức xạ và biến đổi khí hậu đã tác động đến hệ sinh thái đại dương.
Ngọn hải đăng tuyệt đẹp bỏ hoang thành nơi trú của mòng biển Aniva là ngọn hải đăng chứa lò phản ứng hạt nhân được xây dựng từ năm 1930 ở đảo Sakhalin, Nga. Tuy nhiên, do vị trí quá biệt lập nên nơi đây bị bỏ hoang từ năm 2010 đến nay.
Phát hiện cá voi lưng gù trắng như tuyết hiếm hoi ngoài khơi Australia Cá voi lưng gù toàn thân trắng như tuyết hiếm xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển Australia. Thông tin về chú cá voi lưng gù trắng cực hiếm xuất hiện trở lại tại bờ biển Australia khiến dư luận xôn xao. Cá voi lưng gù Trắng như tuyết hiếm hoi ngoài khơi Australia Migaloo được cho sinh năm 1986, là trường hợp...