Gặp mẹ Việt Nam Anh hùng tặng hết tiền dành dụm để chống dịch: “Hồi xưa mẹ nuôi bộ đội đánh Mỹ, giờ mẹ giúp nhà nước thắng giặc vi rút”
Xem tivi thấy tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Mẹ Việt Nam Anh Hùng Lê Thị Chi đã quyết định ủng hộ hết số tiền dành dụm bấy lâu nay để chung tay cùng Đà Nẵng chống “giặc virus”.
7 giờ tối 24/5, đang ngồi xem tivi, thấy chương trình thời sự phát sóng về dịch Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp tại Việt Nam, gương mặt thoáng chút lo âu, mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Chi (91 tuổi, trú P.Thanh Bình, Q.Hải Châu, Đà Nẵng) lụi hụi vào tủ quần áo, lục lấy chiếc bọc bằng vải ra ngồi cần mẫn đếm.
6 giờ sáng mai, mẹ Chi dậy sớm hơn mọi ngày, chống cây gậy lom khom ra trước sân, nhờ người nhắn chị Nguyễn Thị Lan Hương – Chủ tịch UBMTTQ VN phường Thanh Bình đến nhà và lấy số tiền 5 triệu được quấn dây thun và gói ghém cẩn thận trong túi ra, bảo rằng mẹ muốn chung tay phòng, chống dịch Covid-19.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương tiếp nhận số tiền 5 triệu đồng từ mẹ Chi.
Trưa 25/3, PV tìm đến ngôi nhà nhỏ của mẹ ở đường Thanh Thủy (P.Thanh Bình), ập vào mắt tôi là hình ảnh một cụ bà với gương mặt phúc hậu, đầu tóc bạc phơ, đang ngồi trước sân để đút cơm cho đứa cháu ngoại bị tật nguyền.
Thấy khách đến chơi, mẹ Chi niềm nở tiếp đón nhưng khi biết chúng tôi muốn viết bài về mẹ, mẹ ngại ngần từ chối: “Thôi có chi mô mà viết, người ta ủng hộ cả tỷ bạc, Mẹ chỉ góp một chút sức thôi mà…”. Phải mất thời gian khá lâu để thuyết phục, thì mẹ mới chịu trải lòng.
“Tối qua, tôi xem tivi thấy giặc dịch đang hoành hành quá. Biết tin nhà nước đang cần dân chung tay chống dịch, nên tôi muốn giúp sức để Việt Nam mình đánh thắng giặc virus”, mẹ Chi, chia sẻ.
Khi tôi hỏi đùa: “ Sao mẹ không để tiền dành dụm đó để dưỡng già?”. Mẹ Chi cười phúc hậu: “Tôi già thì có mấy đứa con chăm sóc rồi, tụi nó có hiếu lắm. Hồi xưa chiến tranh khói lửa, mình đói khổ có Nhà nước giúp đỡ, nay Nhà nước cần thì có cái gì mẹ ủng hộ cái đó… Hồi xưa mẹ nuôi bộ đội đánh Mỹ, giờ mẹ giúp chút sức giúp nhà nước thắng giặc vi rút”, mẹ Chi chia sẻ.
Mẹ Việt Nam Anh Hùng Lê Thị Chi.
Video đang HOT
“Hồi xưa mẹ nuôi bộ đội đánh Mỹ, giờ mẹ giúp chút sức giúp nhà nước thắng giặc vi rút”, mẹ Chi chia sẻ.
Mẹ Chi có chồng và con trai đầu là liệt sỹ hi sinh trong thời kháng chiến chống Mỹ. Bản thân mẹ cũng từng nuôi giấu bộ đội, vận chuyển lương thực cho du kích và nhiều lần bị giặc bắt tra tấn dã man.
Con trai hy sinh năm 1968, đến năm 1971 thì chồng cũng hi sinh, suốt mấy chục năm qua, mẹ Chi tần tảo nuôi 4 người con (2 trai, 2 gái) còn lại khôn lớn. Đến khi các con đều yên bề gia thất, mẹ được cô con gái út là chị Trần Thị Thu đón về nhà để phụng dưỡng.
Hoàn cảnh của chị Trần Thị Thu cũng không phải quá giỏi gì, bản thân chị là cán bộ hưu trí lại có một người con trai bị tật nguyền bẩm sinh. Nhưng khi biết mẹ muốn góp sức cùng chính quyền địa phương chống dịch, bản thân chị và các anh em, con cháu của mình đều ủng hộ việc làm này.
Dù năm nay đã bước qua tuổi 90, nhưng mẹ Chi vẫn còn rất minh mẫn. Dù sống chung với con nhưng hằng ngày mẹ đều tự mình lo việc sinh hoạt cá nhân, xem tivi và đọc báo. Không chỉ vậy, suốt hơn 30 năm nay, mẹ còn phụ giúp chị Thu chăm sóc người con trai đầu bị bại não.
Mẹ Chi chăm sóc đứa cháu ngoại bị bại não suốt hơn 30 năm qua.
Tuy năm nay đã ngoài 90 tuổi, nhưng mẹ Chi vẫn rất minh mẫn.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Lan Hương – Chủ tịch UBMTTQ VN phường Thanh Bình cho biết, bản thân bà rất bất ngờ và xúc động trước tấm lòng thảo thơm của mẹ Chi. Khi tiếp nhận thấy số tiền tương đối nhiều, biết đây là số tiền mẹ đã chắt chiu, dành dụm bấy lâu nay nên bà đã khuyên mẹ Chi nên giữ lại một phần để chi tiêu. Tuy nhiên, mẹ Chi nhất quyết muốn ủng hộ số tiền này “cho nhà nước chống giặc Covid-19″, nên vị nữ cán bộ phường cũng đành phải chiều theo tâm nguyện cho mẹ vui lòng. Sau đó, bà Hương đã đại diện phường trao tặng lại số tiền của mẹ Chi cho Bệnh viện quận Hải Châu để giúp các bác sỹ chung tay chống dịch.
Cũng theo chị Hương, tuy gia đình mẹ không khá giỏi gì nhưng luôn sống hết mình vì cộng đồng. Bản thân mẹ cũng nhiều lần đau ốm và có sổ bảo hiểm của bệnh viện nhưng mẹ lại thường hay từ chối nhận thuốc ở bệnh viện vì muốn nhường lại cho những người khó khăn hơn…
“Hiện, mẹ Chi là người đứng đầu trong danh sách ủng hộ chung tay chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Tấm lòng của Mẹ thật cao cả và rất đáng trân trọng”, chị Hương, chia sẻ.
Hà Nam
Phó giáo sư chế tạo máy bay phun thuốc trừ sâu
TS Vũ Ngọc Ánh - giảng viên Đại học Bách khoa TP HCM, bỏ hết tiền dành dụm chế tạo máy bay phun thuốc trừ sâu tự động, giúp nông dân bớt vất vả.
TS Vũ Ngọc Ánh (37 tuổi, khoa Kỹ thuật giao thông) là một trong những giảng viên trẻ của Đại học Quốc gia TP HCM được công nhận chức danh Phó giáo sư cuối năm 2019.
Chiếc máy bay phun thuốc sâu mang tên Noba Robotics AQ10 là thành quả mà anh tâm huyết nhất trong nhiều năm qua. Máy có cơ chế tương tự như thiết bị bay không người lái (flycam), được thiết kế thêm một bình chứa thuốc phun và một bộ pin. Nó có thể chứa được 10 lít dung dịch thuốc trừ sâu hoặc phân bón, phun theo một lập trình có sẵn và được điều khiển từ xa.
PGS Vũ Ngọc Ánh điều khiển chiếc máy bay phun thuốc trừ sâu tại sân bóng trường. Ảnh: Mạnh Tùng.
Hồi anh còn nhỏ, vùng quê Thái Bình còn chưa có điện, mỗi tối cả nhà thường ra ngoài hiên ngồi ăn cơm, hóng mát. Ngắm bầu trời chi chít sao, cậu học trò nuôi giấc ước được khám phá vũ trụ rộng lớn.
Khi gia đình chuyển vào Bà Rịa - Vũng Tàu, anh nuôi giấc mơ đó cho tận ngày tốt nghiệp THPT, rồi thi đỗ ngành Kỹ thuật giao thông (Đại học Bách khoa TP HCM) trong niềm vui của gia đình. Đến khi phân ngành, Ánh chọn Kỹ thuật hàng không, say mê nghiên cứu chế tạo máy bay, đặc biệt là trực thăng.
Năm 2006, khi đang là sinh viên năm cuối, anh cùng một người bạn thiết kế thành công máy bay điều khiển từ xa nặng 10 kg, sải cánh dài 4 m, được gắn camera để sử dụng việc tuần tra, kiểm soát giao thông và chuyên chở thuốc men cấp cứu trong điều kiện địa hình hiểm trở. "Lần đầu thấy chiếc máy bay mình làm ra cất cánh, tôi vô cùng vui sướng. Đó cũng là bước ngoặt để tôi chọn gắn bó sự nghiệp vào chế tạo máy bay", anh chia sẻ.
Tốt nghiệp đại học loại giỏi, Ánh nhận được học bổng theo học tiến sĩ ngành Kỹ thuật hàng không vũ trụ Đại học Konkuk (Hàn Quốc). Khoảng thời gian đó, anh tham gia nhóm Athena đạt giải nhì cuộc thi thiết kế máy bay trực thăng dành cho nhóm sau đại học do Hiệp hội máy bay trực thăng Mỹ tổ chức. Nhận bằng tiến sĩ, anh về nước và giảng dạy tại khoa Kỹ thuật hàng không cho đến nay.
Nhiều lần ra Bắc thăm quê, anh nghe bà con kể chuyện làm ruộng vất vả, tiếp xúc với nhiều hoá chất độc hại do cách phun thuốc trừ sâu truyền thống, nhiều người trong làng qua đời vì ung thư... nhà khoa học trẻ có ý tưởng làm chiếc máy bay phun thuốc. Loại hình này đã được nhiều nước tiên tiến sử dụng nhưng chưa đưa vào Việt Nam bởi không tương thích với điều kiện canh tác, thói quen sản xuất.
Phó giáo sư Ánh kể chuyện chế tạo chiếc máy bay Noba Robotics AQ10. Ảnh: Mạnh Tùng.
Khó khăn lớn nhất với PGS Ánh khi bắt tay thực hiện ý tưởng là kinh phí. Nhà đầu tư nghi ngại khi chưa hình dung hình hài của cỗ máy nên chưa chịu rót vốn, anh đành bỏ tiền túi hơn 100 triệu đồng để bắt tay thực hiện. Với mức lương tròm trèm 6 triệu đồng mỗi tháng ở trường và đang nuôi con nhỏ, quyết định này của anh được xem như đánh cược.
Hơn hai năm trước, khi hoàn thiện cơ bản cỗ máy, trong lần thử nghiệm ở sân bóng của trường, chiếc máy bay rơi, hư gần hết. "Tôi gần như mất ăn mất ngủ, không dám nói với vợ vì đã mất cả trăm triệu đồng", anh kể, giọng xúc động. Quyết không bỏ cuộc, anh cùng cộng sự làm lại từ đầu.
Trong lần thử nghiệm khác, khi máy bay cất cánh khoảng một km, chỉ có thể quan sát nhờ camera thì bất chợt cơn gió to ập tới. Máy bay rung lắc, chao đảo. Nhóm sinh viên vì lo sợ mà quấn rối dây kéo, bản thân anh cũng hồi hộp muốn "rụng tim". May mắn là anh đã bình tĩnh điều khiển máy bay trở về an toàn.
Giữa năm 2019, nhóm nghiên cứu được nông dân ở huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) cho thử nghiệm phun thuốc suốt vụ mùa 3 tháng trên một hecta lúa. Dù là làm thử nhưng "ăn" thật, bởi nếu không thành công thì thiệt hại đến mùa màng của người nông dân.
"Tôi lại bắt đầu chuỗi ngày mất ăn mất ngủ, nhưng sau đó cũng thở phào vì lúa tốt mơn mởn", ông nhớ lại. Kết qủa lần thử nghiệm cho thấy, máy phun thuốc cho một hecta lúa trong 10 phút, nhanh gấp vài chục lần so với phun thủ công.
Anh Ánh và học trò lắp ráp máy bay phun thuốc sâu trong phòng thực hành. Ảnh: Mạnh Tùng.
Sau ba năm hoàn thiện dự án, nhóm của PGS Ánh đã lắp ráp hoàn chỉnh 3 chiếc máy bay với tổng kinh phí hơn một tỷ đồng. Trong đó, một chiếc được chuyển giao cho tỉnh Đăk Lăk theo vốn đầu tư của địa phương. Noba Robotics AQ10 hiện có là phiên bản hoàn thiện nhất dùng hỗ trợ nông dân phun thuốc trừ sâu.
"Chúng tôi sẽ tìm giải pháp về giá thành để có thể được cung ứng đại trà sản phẩm cho thị trường với mức giá 100 triệu đồng mỗi chiếc. Không chỉ sử dụng cho cây lúa, tôi sẽ nghiên cứu để máy có thể sử dụng cho cây ăn trái, hoa màu", PGS Ánh chia sẻ dự định trong năm mới. Anh cũng quyết tâm gắn bó với lĩnh vực nông nghiệp trong các dự án nghiên cứu bởi một khát khao tăng giá trị cho nông sản Việt Nam.
Anh lý giải, giá bán nông sản của các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản sở dĩ cao bởi họ đầu tư hàm lượng khoa học, kỹ thuật lớn, trong khi giá trị nông sản Việt Nam chủ yếu đến từ sức lao động. Một đất nước toàn sa mạc, không được thiên nhiên ưu đãi như Israel nhưng lại dẫn đầu về nông nghiệp chất lượng cao. Trái lại, Việt Nam được ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng thì nông nghiệp vẫn loay hoay phía sau.
"Tôi tin đầu tư công nghệ cho nông nghiệp, chúng ta có thể cạnh tranh với thế giới bằng sản phẩm nông nghiệp sạch, ngon và giá trị cao", anh nói.
Hơn 10 năm nghiên cứu và giảng dạy, PGS Ánh có 21 bài báo khoa học, trong đó 10 bài được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế. Nhiều lúc buông bỏ những dự án nghiên cứu bởi gánh nặng mưu sinh nhưng đam mê máy bay đã kéo anh trở lại. "Mỗi lần nghĩ đến nỗ lực của anh em nhà Wright, những người đầu tiên thử nghiệm thành công cho máy bay, tôi tự nhủ sẽ gắn bó suốt với công việc này", anh chia sẻ.
Mạnh Tùng
Theo VNE
Sôi nổi các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Nhân dịp mừng Xuân Canh Tý 2020 và kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2020), nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đông Nai. Phó bí thư thường trực Thành ủy Biên Hòa Huỳnh Tấn Đạt tặng qua Tết Mẹ Việt Nam anh hùng Đô Thi Phong Ngày...