Gặp mặt Trum-Tập kết thúc sớm hơn dự kiến trong im lặng
Sau khi hội đàm với ông Tập, Tổng thống Donald Trump sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan.
Theo đài CNN, cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bất ngờ kết thúc sớm hơn dự kiến. Theo lịch trình ban đầu, hai ông sẽ có khoảng 90 phút để trao đổi với nhau, tuy nhiên chỉ hơn một tiếng sau hai ông được thông báo đã kết thúc buổi gặp mặt.
Không có thông báo hay tuyên bố nào về thoả thuận thương mại được đưa ra.
Video đang HOT
Tổng thống Donald Trump gặp Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Thượng đình G20 Nhật Bản. Ảnh: CNN
Trước đó, ông Hu Xijin, tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu, trên trang trên Twitter chính thức của mình dự đoán hai lãnh đạo Mỹ-Trung sẽ có “51% cơ hội” thành công.
Chìa khóa 1% có thể được quy cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Trump cần một thỏa thuận nhiều hơn so với tháng 12 năm ngoái. Ông ấy biết rằng mình đã nhận được rất nhiều từ Trung Quốc”, ông nói và cho rằng ông Trump sẽ nhượng bộ nếu Trung Quốc cứng rắn.
Cuộc gặp tiếp theo của ông Trump sau khi đàm phán với ông Tập sẽ là với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan, cũng là cuộc gặp mặt bên lề Hội nghị cuối cùng của ông ở Thượng đỉnh G20 năm nay với nội dung chính xoay quanh mâu thuẫn về việc mua bán hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Khi được hỏi về kết quả của của gặp với ông Tập, ông Trump chia sẻ “đó là một cuộc gặp rất rất tốt, tốt hơn mong đợi” và “cả hai đã đi đúng hướng” nhưng không nói thêm thông tin gì khác. Ông cũng cho biết hai nước sẽ đưa ra tuyên bố trong thời gian sớm nhất.
Theo PLO
Ấn Độ phát hiện ra cách để "luồn lách" lệnh trừng phạt của Mỹ?
Trước đó vào đầu tháng 6, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã nhấn mạnh rằng họ không có ý định từ bỏ thỏa thuận mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 với Moscow mặc cho Mỹ đe dọa trừng phạt.
Cụ thể theo một số nguồn tin giấu tên, Ấn Độ sẽ chi trả bằng đồng euro thay vì bằng USD để mua vũ khí Nga nhằm tránh bị Mỹ trừng phạt. Những người này cho biết mặc dù một phần khoản tiền chi trả đã được thực hiện bằng đồng ruble, song mới đây Moscow và New Delhi đã đạt được một thỏa thuận để ngân hàng của Nga sẽ nhận khoản tiền còn lại dưới dạng đồng euro.
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Nhiều hợp đồng cung cấp các loại khí tài quân sự cho Ấn Độ của Nga có tổng giá trị khoảng 4 tỉ USD đã được hai bên ký kết, trong đó có hợp động cung cấp hệ thống S-400 và 4 tàu khu trục, cũng như thỏa thuận cho thuê tàu ngầm Chakra III. Thêm vào đó, hai nước dự kiến sẽ ký kết 2 thỏa thuận nữa liên quan đến việc cung cấp súng trường AK-203 và trực thăng Ka-226 cho quân đội Ấn Độ.
Thông tin trên được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu Ấn Độ không được mua hệ thống S-400, đồng thời đề xuất cung cấp một hệ thống phòng không tương tư do Mỹ sản xuất.
"Về vấn đề S-400, chúng tôi kêu gọi tất cả các nước đồng minh và đối tác của chúng tôi, trong đó có Ấn Độ, từ bỏ các hoạt động giao dịch với Nga có thể khiến quốc gia này chịu các hình thức trừng phạt trong khuôn khổ Đạo luật Đối phó với kẻ thù của Hoa Kỳ thông qua trừng phạt (CAATSA). Đây là thời điểm mà chúng tôi muốn khuyến khích Ấn Độ tìm những sự lựa chọn khác", một quan chức ngoại giao Mỹ cho biết.
Đạo luật CAATSA đã được phê duyệt vào năm 2017, cho phép Washington có thể áp đặt trừng phạt đối với bất kỳ quốc gia nào mua các loại khí tài quốc phòng do Nga sản xuất. Dù vậy, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết họ sẽ không từ bỏ thỏa thuận mua S-400 mặc cho nguy cơ bị Mỹ trừng phạt.
New Delhi cho biết họ đã sẵn sàng mua hệ thống tên lửa S-400 vào năm 2015. Thỏa thuận cung cấp vũ khí này đã được ký kết khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Ấn Độ vào năm 2018.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Infornet
Mỹ có xuống tay trừng phạt Ấn Độ như tuyên bố? Mỹ lại dùng quân bài áp Đạo luật CAATSA với Ấn Độ nếu không từ bỏ thương vụ S-400 với Nga. Vậy Mỹ có dám trừng phạt nếu Ấn vẫn quyết mua? Theo RT, Mỹ và tiếp tục đe dọa dùng Đạo luật "Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt" (CAATSA) nếu Ấn Độ vẫn quyết...