Gặp mặt kỷ niệm 60 năm kết nghĩa 3 thành phố Hà Nội-Huế-Sài Gòn
Nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2020), chào mừng Đại hội lần thứ 17 Đảng bộ TP. Hà Nội, chiều 3/10, TP. Hà Nội tổ chức tọa đàm, gặp mặt kỷ niệm 60 năm kết nghĩa 3 thành phố Hà Nội – Huế – Sài Gòn.
Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo thành phố Hà Nội, Thừa Thiên -Huế, thành phố Hồ Chí Minh đã cùng nhau ôn lại truyền thống kết nghĩa tốt đẹp giữa 3 tỉnh, thành phố.
Cách đây 60 năm, theo nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Thủ đô, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội cùng các đồng chí đại diện nhân dân Huế, Sài Gòn quyết định thành lập Ban vận động kết nghĩa Hà Nội – Huế – Sài Gòn để tăng cường đoàn kết nâng cao sức lao động hướng về miền Nam ruột thịt.
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm. (Ảnh: KT)
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh tin tưởng, mối quan hệ đặc biệt giữa ba thành phố tiếp tục được các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân bồi đắp bằng những việc làm cụ thể, thiết thực để mối tình keo sơn thêm bền chặt, thực sự “là cây một cội, là con một nhà”. Đây cũng là nền tảng để ba thành phố vững bước trên con đường đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh nêu rõ: “Hà Nội – Huế – Sài Gòn cùng cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vượt qua những năm tháng đầy khó khăn, thử thách, giữ vững ổn định chính trị xã hội, quốc phòng, an ninh và tiến hành công cuộc đổi mới. 3 tỉnh, thành phố tiếp tục có những chương trình giao lưu hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, thiên tai, lũ lụt, thể hiện tình cảm gắn bó thủy chung như anh em một nhà”.
Tại buổi tọa đàm, các nhà khoa học khẳng định, việc kết nghĩa giữa 3 thành phố mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Nhiều địa phương trong cả nước đã hưởng ứng phong trào kết nghĩa giữa các địa phương ở hai miền đất nước như: Hải Phòng kết nghĩa với Đà Nẵng, Vĩnh Phúc kết nghĩa với Bến Tre, Ninh Bình kết nghĩa với Cà Mau, Thanh Hóa với Quảng Nam, Nghệ An với Quảng Ngãi… Sự gắn bó giữa miền Bắc với miền Nam, giữa các địa phương hai miền đã tạo nên sức mạnh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, 60 năm nhìn lại phong trào kết nghĩa Hà Nội – Huế – Sài Gòn là dịp để thấy rõ mối tình đoàn kết keo sơn của quân và dân ba thành phố, của các tỉnh trong cả nước, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc, đưa nước ta ngày càng phát triển vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Video đang HOT
“Sự gắn bó giữa miền Bắc với miền Nam, giữa các địa phương hai miền với nhau đã là nền tảng vững chắc tạo nên sức mạnh Việt Nam được biểu hiện qua các phong trào, mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt, phong trào phụ nữ ba đảm đang, phong trào thanh niên sẵn sàng đi bất cứ đâu khi tổ quốc cần và khí thế ra quân xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Với các phong trào này, hàng triệu thanh niên miền Bắc, trong đó có hàng vạn thanh niên Thủ đô Hà Nội đã lên đường ra mặt trận, tham gia trực tiếp vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, PGS.TS Trần Đức Cường nhấn mạnh.
Giám sát rộng mở, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đề nghị, cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức kiểm tra, giám sát, kết hợp chặt chẽ giữa "xây và chống, lấy xây là chính", giám sát phải mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm...
Sáng 22/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ thành phố (TP) nhiệm kỳ 2015-2020 và việc thực hiện Quy định số 30-QĐ/TW ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Thi hành Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng".
Các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tham dự Hội nghị.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trao Bằng khen cho các tập thể.
Thi hành kỷ luật 59 tổ chức đảng và trên 4.100 đảng viên
Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2015 - 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Hà Nội Hoàng Trọng Quyết khẳng định, nhiệm kỳ qua, cấp ủy các cấp thuộc Đảng bộ TP Hà Nội tiếp tục thực hiện tập trung, quyết liệt và có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Đồng thời, căn cứ Quy định số 30-QĐ/TW của Trung ương, Thành ủy, UBKT Thành ủy (khóa XVI) đã ban hành và chỉ đạo cấp ủy, UBKT các cấp ban hành văn bản phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị để tổ chức thực hiện.
5 năm qua, cấp ủy các cấp của Đảng bộ TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đối với 9.810 tổ chức đảng và 4.309 đảng viên; giám sát đối với 4.786 tổ chức đảng và 3.900 đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng. Trong đó, UBKT Thành ủy tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy triển khai 54 đoàn kiểm tra và 19 đoàn giám sát đối với 296 lượt tổ chức đảng là Ban Thường vụ các quận, huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc và các đảng ủy sở, ban, ngành của thành phố.
UBKT các cấp đã thực hiện toàn diện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng; tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của ngành, kiểm tra 504 tổ chức Đảng và 1.624 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Các cuộc kiểm tra thực hiện nghiêm túc, có trọng tâm, trọng điểm, cơ bản khắc phục được tình trạng "trên nóng, dưới lạnh". Qua công tác kiểm tra giúp các địa phương, đơn vị tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng yếu kém; phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực xảy ra.
Công tác thi hành kỷ luật Đảng, chính quyền trên địa bàn TP đã được cấp ủy, UBKT các cấp xem xét, xử ly nghiêm minh, kịp thời, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe. Cấp ủy, UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật 4.143 đảng viên (khiển trách 3.088 đảng viên, cảnh cáo 622 đảng viên, cách chức 72 đảng viên, khai trừ 361 đảng viên) và thi hành kỷ luật 59 tổ chức Đảng (khiển trách 43, cảnh cáo 16).
Đáng chú ý, Ban Thường vụ Thành ủy thi hành kỷ luật 4 tổ chức đảng, Thành ủy thi hành kỷ luật 11 đảng viên diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý; Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy và tương đương thi hành kỷ luật 29 tổ chức đảng, 256 đảng viên...
Có thể nói, trong nhiệm kỳ 2015-2020, công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ thành phố Hà Nội được quan tâm tăng cường, thường xuyên đổi mới, nâng cao hiệu quả. Các cuộc kiểm tra được thực hiện nghiêm túc, bài bản, khoa học và có chất lượng. Việc xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên có vi phạm sau kiểm tra được thực hiện nghiêm minh...
Hầu hết các cuộc kiểm tra đều được tập trung vào những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm mà cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm, bức xúc, như: Lĩnh vực đất đai, tài chính, dự án đầu tư, cải cách hành chính, công tác cán bộ... Các kết luận kiểm tra đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch. Đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chưa đến mức kỷ luật đã yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm trước ban thường vụ cấp uỷ; những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật đều được tiến hành quy trình thi hành kỷ luật theo quy định; từ đó, đã có tác dụng giáo dục cán bộ, đảng viên giữ gìn kỷ luật, kỷ cương và sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, góp phần ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao Bằng khen cho các cá nhân.
Trong báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội nêu 4 kiến nghị đối với Ban Chấp hành Trung ương và 5 kiến nghị đối với UBKT Trung ương. Trong Báo cáo thi hành Quy định 30-QĐ/TW, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng đóng góp, đề xuất 7 nội dung liên quan đến việc sửa 9 điều trong quy định.
Người đứng đầu chịu trách nhiệm về công tác kiểm tra, giám sát
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương Hoàng Văn Trà ghi nhận, đánh giá cao công tác kiểm tra, giám sát của Thành ủy Hà Nội đã có nhiều đổi mới, nhiều cách làm sáng tạo. Qua đó có những mô hình được nhân rộng, như việc sớm tổ chức quán triệt các quy định của Trung ương về kiểm tra, giám sát bằng hình thức trực tuyến; trước khi xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, các cơ quan chuyên môn đã làm việc, bàn bạc, lựa chọn đơn vị kiểm tra để tránh chồng chéo; các cuộc kiểm tra đều tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn trọng tâm, trọng điểm....
Phó Chủ nhiệm UBKT Trung ương Hoàng Văn Trà đề nghị, trong nhiệm kỳ tới, Đảng bộ TP Hà Nội cần tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy, nhất là người đứng đầu đối với công tác kiểm tra, giám sát; xác định nhiệm vụ kiểm tra, giám sát là của toàn Đảng, không khoán trắng cho cơ quan UBKT. Trong quá trình triển khai chú trọng công khai thông tin, kết luận kiểm tra và kết quả các kỳ họp của UBKT Thành ủy. Đồng thời tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức kiểm tra theo phương châm giám sát mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm để kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm từ khi mới phát sinh; chú trọng giám sát chuyên đề và kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm, những địa bàn trọng điểm...
Kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ghi nhận, đánh giá cao những kết quả của cấp ủy, UBKT các cấp đã đạt được. Đồng thời cũng chỉ ra một số mặt còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục như công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Có nơi, có lúc công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm còn hạn chế, chưa thường xuyên, kịp thời, kết quả kiểm tra chưa vững chắc. Việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra chưa sâu sát, khắc phục chưa triệt để, còn để kéo dài; công tác nắm tình hình, phát hiện dấu hiệu vi phạm của UBKT một số quận, huyện chưa kịp thời, hiệu quả, dẫn đến vi phạm xảy ra trong thời gian dài không được xử lý...
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận hội nghị.
Nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc giữa tập thể Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa quan, Bí thư Vương Đình Huệ đề nghị mỗi cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc để từ đó xác định rõ trách nhiệm của công tác kiểm tra, giám sát đối với Đảng bộ Thành phố.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ yêu cầu, ngay sau đại hội Đảng cấp mình, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm đối với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Đồng thời, làm tốt công tác giáo dục, thuyết phục, vận động, đề cao ý thức tự phê bình và phê bình, phát huy tính tự giác của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, góp phần ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Người đứng đầu cấp ủy phải xác định trách nhiệm của mình, trực tiếp thường xuyên lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát; chịu trách nhiệm về kết quả công tác này ở địa phương.
Bí thư Vương Đình Huệ đề nghị trên cơ sở bám sát nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay, cấp ủy và UBKT các cấp cần tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức kiểm tra, giám sát, triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp kiểm tra, giám sát, kết hợp chặt chẽ giữa "xây và chống, lấy xây là chính", giám sát phải mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm.
Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và UBKT các cấp phải xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm; tăng cường kiểm tra, giám sát trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; chú trọng kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên ở những địa bàn, lĩnh vực có vị trí, vai trò quan trọng, nhạy cảm, tác động đến nhiệm vụ chính trị của thành phố và cơ sở. Cùng với đó, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, điều tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Đặc biệt, để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội, sẽ diễn ra từ 11-13/10 tới đây, đồng chí Vương Đình Huệ yêu cầu UBKT Thành ủy và các cấp ủy trực thuộc tiếp tục tập trung nắm tình hình, giải quyết dứt điểm, đúng quy định đơn thư tố cáo, khiếu nại đối với tổ chức đảng, đảng viên có liên quan trực tiếp đến công tác nhân sự Đại hội. UBKT Thành ủy chủ động phối hợp với các ban đảng tham mưu giúp Thành ủy thực hiện tốt công tác thẩm tra tư cách đại biểu dự Đại hội. Sau Đại hội, tham mưu xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ TP...
Tại hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã trao Bằng khen cho 10 tập thể, 10 cá nhân; UBKT Thành ủy Hà Nội tặng giấy khen cho 12 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Đảng./.
Sửa chữa, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho người nghèo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh triển khai chương trình xây dựng, sửa chữa 90 căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho các đối tượng chính sách trên để chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và kỷ niệm 90 năm...