Gặp mặt các nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ và cán bộ, giáo viên lên Sơn La năm 1959
Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương lên thăm Tây Bắc (7/5/1959 – 7/5/2019), chiều 26/2, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức cuộc gặp mặt, tọa đàm các nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ và cán bộ, giáo viên lên Sơn La năm 1959.
Quang cảnh buổi gặp mặt, tọa đàm.
Tại buổi gặp mặt, tọa đàm, các nhân chứng lịch sử và những cán bộ, giáo viên miền xuôi đã chia sẻ niềm vinh dự, tự hào khi được gặp Bác Hồ; sự cống hiến cho sự nghiệp trồng người tại Sơn La. Các thầy, cô giáo và các nhân chứng được chứng kiến giờ phút lịch sử khi Bác lên thăm Sơn La đã không ngừng hy sinh, phấn đấu, vượt qua thử thách, khó khăn, thiếu thốn, vất vả “nơi rừng thiêng nước độc” hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo các nhân chứng lịch sử được gặp Bác Hồ và cán bộ, giáo viên lên Sơn La năm 1959: Cách đây 60 năm, nhân dịp nhân dân Tây Bắc đón chào kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/1959), 4 năm thành lập Khu tự trị Thái – Mèo (1955 – 1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn Chính phủ lên thăm Sơn La – Tây Bắc.
Sau tròn 3 tháng kể từ thời điểm Bác Hồ lên thăm Sơn La – Tây Bắc, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Bác Hồ, ngày 7/8/1959, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 33 về việc điều động giáo viên miền xuôi lên phục vụ miền núi. Trước khi tỏa về các vùng miền núi khó khăn, các thầy – cô giáo tình nguyện đã vinh dự được Bác Hồ đến thăm, nói chuyện, căn dặn ân tình tại lớp bồi dưỡng chính trị ngày 22/9/1959.
Thấm nhuần và khắc ghi lời dạy của Bác: “Các cô, các chú đã xung phong thì phải xung phong đến nơi, đến chốn”, từ niên khóa 1959 – 1960 đã có trên 800 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên trẻ ở nhiều tỉnh đồng bằng, trung du tình nguyện lên đường với quyết tâm góp phần đưa ánh sáng văn hóa đến với các tình miền núi; trong số đó có 137 thầy – cô giáo đã đến với các bản, làng của tỉnh Sơn La.
Sau 60 năm, đến nay, tỉnh Sơn La có rất nhiều đổi thay và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục – đào tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ những người làm công tác giáo dục – đào tạo nói riêng. Toàn tỉnh Sơn La hiện có hơn 600 trường và 1 trung tâm, 12.650 lớp, 357.973 học sinh; trong đó, có 12 trường phổ thông dân tộc nội trú với 4.057 học sinh. Cùng với đó, Sơn La hiện có 22.634 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; trong đó có 9.745 giáo viên là người dân tộc thiểu số.
Video đang HOT
Buổi gặp mặt, tọa đàm là dịp để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La bày tỏ lòng tri ân, sự ghi nhận và đánh giá những đóng góp to lớn của thế hệ thầy – cô giáo, thế hệ mở đầu cho “xung phong, tình nguyện” của nhiều lớp cán bộ sau này. Những giáo viên, bác sỹ, kỹ sư đã tận tụy hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Sơn La.
Tin, ảnh: Nguyễn Cường (TTXVN)
Theo Tintuc
Đang đêm chen chân soi đèn leo cây hái chè "nghìn đô" ở cổng trời
Dù đến vùng chè thuộc xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (Sơn La) khá muộn (khoảng gần 19h tối ngày 25.2) nhưng các lãnh đạo của Tập đoàn nông nghiệp Vạn Thịnh Phát và Công ty CP đầu tư và phát triển Sunny World vẫn quyết định soi đèn trèo lên các cây chè cổ thụ ở đây để khám phá và trải nghiệm công việc thu hái loại đặc sản này.
CLIP: Các cán bộ của đoàn công tác trải nghiệm việc hái chè cổ thụ đặc sản ở Tà Xùa vào tối ngày 25.2.
Xã Tà Xùa (Bắc Yên), nằm trên độ cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, thời tiết sương mù quanh năm (hay còn được ví như cổng trời), với độ ẩm không khí cao, tạo ra hương vị đặc trưng của chè shan tuyết Tà Xùa vị ngọt thanh, ít chát. Theo ông Phạm Vũ Khánh - Người sáng lập Công ty TNHH Trà và đặc sản Tây Bắc, hiện nay đơn vị này đang sở hữu khoảng 178ha chè Shan tuyết, trong đó có khoảng 95ha đang cho thu hoạch. Đặc biệt trong số đó có hàng nghìn cây chè cổ, có nhiều cây có tuổi đời lên đến hàng trăm năm.
Ngày 25.2, đoàn công tác gồm lãnh đạo Thường trực T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (Hội NDVN) và lãnh đạo Tập đoàn Nông nghiệp Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Đầu tư và phát triển Sunny World, do đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN làm trưởng đoàn đã đi khảo sát, nghiên cứu mô hình sản xuất rượu Hang Chú (một loại rượu đặc sản ở xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La).
"Cùng với khí hậu đặc trưng, chúng tôi đã biết tận dụng được thế mạnh của mình để làm ra loại chè ngon thượng hạng và đến nay đã có thương hiệu (Shanam - chè Shan tuyết cổ thụ hàng đầu Việt Nam), có loại chè đặc biệt có giá lên đến 25 tiệu đồng/kg", ông Khánh tiết lộ.
Ông Khánh cho bết, dù mới đi vào sản xuất nhưng đến nay công ty đã đạt được nhiều thành công nhất định. Riêng năm 2018 vừa qua, công ty chè đặc sản Tây Bắc đã xuất bán ra thị trường trên dưới 5 tấn chè khô thu về khoảng 6 tỷ đồng. "Dù tiềm năng phát triển còn rất lớn nhưng hiện chúng tôi còn gặp khó khăn về mặt bằng xây dựng nhà máy, rất mong được địa phương hỗ trợ", ông Khánh đề nghị.
Nghề nấu rượu ở Hang Chú đã có lịch sử lâu đời và đã đem lại thu nhập khá cho người dân ở đây.
Vừa chia sẻ thông tin, ông Khánh vừa pha chè đặc sản mời các cán bộ của đoàn công tác thưởng thức. "Dù giá trị rất cao nhưng hiện nay đơn vị của chúng tôi sản xuất ra vẫn không đủ cung cấp cho thị trường, nhiều người muốn mua chè ngon còn phải đặt hàng cả năm mới có", ông Khánh chia sẻ.
Sau khi được thưởng thức chè đặc sản, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam trưởng đoàn công tác đánh giá rất cao sự nỗ lực của công ty trong việc phát triển và xây dựng thương hiệu cho loại chè đặc sản này ở Tây Bắc.
"Qua thưởng thức chúng tôi thấy rằng chè ở đây không chỉ rất ngon mà còn có hương vị rất đặc trưng, lạ miệng, điều này cho thấy công ty đã rất thành công trong việc sản xuất và xây dựng thiệu hiệu cho riêng mình", đồng chí Thào Xuân Sùng khẳng định.
Đoàn công tác thăm quan khu sản xuất chè Shan tuyết cổ thụ ở một công ty chè ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (Sơn La).
Để nâng tầm thương hiệu cho loại đặc sản này, đồng chí Thào Xuân Sùng gợi ý công ty Tây Bắc cần tiếp tục cải thiện mẫu mã, nhãn mác sản phẩm. "Bên cạnh đó, công ty cũng cần đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với sản xuất chè. Qua đó có thể vừa nhằm quảng bá sản phẩm, vừa nâng cao giá trị của sản phẩm", người đứng đầu T.Ư Hội NDVN nhấn mạnh.
Nghề sản xuất, kinh doanh chè đặc sản đang mang lại thu nhập cao cho người dân ở "cổng trời" Tà Xùa.
Bên cạnh việc thưởng thức chè đặc sản tại nhà máy sản xuất, các cán bộ của đoàn công tác cùng với các lãnh đạo của Tập đoàn nông nghiệp Vạn Thịnh Phát và Công ty CP đầu tư và phát triển Sunsy World còn đi khảo sát và trải nghiệm tại vùng chè Shan tuyết cổ thụ ở Tà Xùa. "Lần đầu đến Tà Xùa, được thưởng thức và trải nghiệm công việc hái chè cổ, chúng tôi cảm thấy rất tuyệt vời", một vị lãnh đạo của Tập đoàn nông nghiệp Vạn Thịnh Phát chia sẻ.
Các cán bộ của đoàn công tác trải nghiệm việc hái chè cổ thụ đặc sản ở Tà Xùa vào tối ngày 25.2.
Theo Danviet
Mộc Châu:Nông dân kiếm tiền bộn tiền từ trồng chè VietGAP Mô hình trồng chè Shan tuyết theo hướng VietGAP ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) đang ngày càng phổ biến, tạo thành mối liên kết giữa người sản xuất và khâu tiêu thụ. Nhờ áp dụng mô hình này mà mỗi năm, gia đình chị Đỗ Thị Nhiên, xóm 1, tiểu khu 66 (thị trấn nông trường Mộc Châu) thu về 70...