Gặp lương y với bài thuốc kéo dài sự sống cho người ung thư giai đoạn cuối
Một số bệnh nhân cho biết, họ từng mắc bệnh ung thư nhiều năm nhưng nhờ uống thuốc tại phòng khám của bác sỹ Trịnh Sáng Lìl (ngụ thị trấn Ngang Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) nên họ có thể sống đến hiện tại.
Nhiều năm nay, người dân ở các tỉnh miền Tây truyền tai nhau thông tin về một vị lương y tên Trịnh Sáng Lìl (ngụ thị trấn Ngang Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) có bài thuốc chữa ung thư rất hiệu quả. Trước sự ngờ vực về thông tin này, phóng viên VTC News đã đến thị trấn Ngang Dừa để gặp vị lương y trong lời đồn.
Gặp người thoát án tử của bệnh ung thư
Sáng 5/1, sau một hồi dò hỏi, phóng viên đã tìm được phòng khám của bác sỹ Trịnh Sáng Lìl tại thị trấn Ngang Dừa. Lúc này, phòng khám có 3 bệnh nhân lớn tuổi đang ngồi chờ khám bệnh.
Thấy phóng viên nói đang đi tìm bác sỹ chữa ung thư cho người thân, ông Đặng Hùng Xê (82 tuổi, ngụ tại Ninh Định, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân), hồ hởi chia sẻ, hơn 8 năm trước ông từng bị “bác sỹ chạy” vì ung thư gan giai đoạn cuối. Nhờ uống thuốc của bác sỹ Lìl, ông đã sống được đến hiện tại.
“Lúc đó, từ 60kg, tôi còn có 35kg. Bác sỹ trên Sài Gòn nói không mổ được. Lúc bệnh viện trả về, bạn bè, người thân, sui gia kéo lại đông lắm vì ai cũng nói tôi sắp chết”, ông Xê nói.
Ông Đặng Hùng Xê chia sẻ về sức khỏe của mình trong lúc chờ tái khám.
Lúc này, người nhà ông Xê đưa ông đến gặp bác sỹ Lìl với hy vọng còn nước còn tát.
“Lúc đó tôi không ăn được, nằm 1 chỗ, uống nước dừa tươi. Sau 5 tháng điều trị bằng thuốc của bác sỹ Lìl, tôi bắt đầu ăn cơm được. Mãi một năm sau thì tôi đi lại được. Giờ tôi được 50 kg, ngày ăn 3 chén cơm và có thể tự chạy xe máy chừng 20 km. Bữa nay tôi cũng chạy xe máy lại đây khám bệnh”, ông Xê nói.
Ngồi kế bên ông Xê, bà Phạm Thị Nhị (81 tuổi, quê ở tỉnh Kiên Giang), chỉ về hướng bác sỹ Lìl và nói: “Tôi mang ơn ông này dữ lắm, nếu không có ông này là tôi chết lâu rồi, chết ra cỏ luôn rồi”.
Theo bà, cách đây 4 năm, bà bị ung thu cổ tử cung (đã di căn sang xương). Trong lúc tuyệt vọng vì cái chết cận kề, bà Nhị gặp được bác sỹ Lìl.
“Lúc đầu tôi lấy có 5 ngày thuốc vì không có nhiều tiền, với lấy ít uống thử coi sao. Không ngờ sau 5 ngày tôi thấy khỏe hơn chút nên tiếp tục điều trị tới giờ”, bà Nhị nói.
Tìm ra bài thuốc nhờ lòng hiếu thảo
Trả lời phóng viên, bác sỹ Trịnh Sáng Lìl cho biết, ông từng công tác 38 năm tại bệnh viện Đa khoa huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) và vừa nghỉ hưu vào cuối năm 2017.
Video đang HOT
Bác sỹ Trịnh Sáng Lìl.
Bác sỹ Lìl thẳng thắn nói viêc chữa hết ung thư hay không thì đến giờ chưa ai chứng minh được. Ông chỉ khẳng định nhiều năm qua, ông đã kéo dài sự sống cho nhiều bệnh nhân ung thư. Trong đó có những người đã đến giai đoạn di căn.
Phương pháp điều trị bệnh của ông là kết hợp đông tây y. Việc tìm ra bài thuốc chữa bệnh là một câu chuyện dài.
“Mẹ tôi sống được thêm hơn 5 năm nữa thì qua đời. Việc bà cụ sống được hơn 8 năm từ ngày mắc ung thư giai đoạn cuối đồn khắp nơi khiến nhiều người tìm đến bệnh viện và phòng khám của tôi chữa bệnh.”
Bác sỹ Trịnh Sáng Lìl
Theo bác sỹ Lìl, hơn 20 năm trước, mẹ của ông mắc bệnh ung thư gan và được bệnh viện Ung Bướu (TP.HCM) lên lịch mổ.
“Lúc này, nhiều bác sỹ tư vấn sau khi mổ thì sống trên dưới 6 tháng còn không mổ thì sống trên dưới 3 tháng. Cuối cùng gia đình quyết định không mổ để tìm phương pháp khác”, bác sỹ Lìl nói.
Sau đó, bác sỹ Lìl đi khắp nơi tìm phương pháp cứu mẹ. Nghe tin một người phụ nữ bị ung thư vú (đã di căn) không có tiền mổ nhưng vẫn sống được 5 năm và có thể đứng bán hủ tiếu. Bác sỹ Lìl tìm gặp người phụ nữ này và được chị cho biết đang uống thuốc nam của 1 ngôi chùa ở Đồng Nai.
“Tôi xin cho mẹ xuất viện và đưa mẹ lên ngôi chùa để trụ trì khám. Lúc này, trụ trì cho 10 thang thuốc để uống. Hôm đầu tiên mẹ uống thì bị ngất xỉu do sức khỏe quá yếu. Lúc đó cả gia đình thống nhất cố tin tưởng vị trụ trì. Tôi tiếp tục sắc thuốc cho mẹ uống nhưng chia nhỏ ra uống nhiều lần”, bác sỹ Lìl nói.
Thấy sức khỏe mẹ có tiến triển, bác sỹ Lìl thuê xe từ Bạc Liêu đưa mẹ lên Đồng Nai tiếp tục hốt thuốc nam chữa bệnh.
“Do sức khỏe của mẹ yếu và mỗi lần thuê xe rất tốn kém trong khi gia đình lúc đó kinh tế không mấy khấm khá nên tôi xin trụ trì những lần sau tôi lên 1 mình kể về tình trạng sức khỏe của mẹ để trụ trì cho thuốc”, bác sỹ Lìl chia sẻ.
Sau đó, bác sỹ Lìl đều đặn lên Đồng Nai hốt thuốc suốt 3 năm thì vị trụ trì bị tai biến liệt nửa người. Lúc này, bác sỹ Lìl mới tâm sự việc mình là bác sỹ và từng học Đông y 6 tháng. Bác sỹ Lìl xin trụ trì chùa bài thuốc để chữa bệnh cho mẹ và hứa sẽ dùng bài thuốc giúp đời.
Ông Huỳnh Ngọc Diệp được bác sỹ Lìl điều trị hơn một năm rưỡi kể từ khi phát hiện ung thư đại tràng đã di căn sau mổ.
Sử dụng bài thuốc nam của vị trụ trì, kết hợp với kiến thức tây y của mình, bác sỹ Lìl tiếp tục chữa bệnh cho mẹ theo phương pháp đông tây y kết hợp.
“Mẹ tôi sống được thêm hơn 5 năm nữa thì qua đời. Việc bà cụ sống được hơn 8 năm từ ngày mắc ung thư giai đoạn cuối đồn khắp nơi khiến nhiều người tìm đến bệnh viện và phòng khám của tôi chữa bệnh”, bác sỹ Lìl nói.
Bác sỹ Lìl cho biết thêm: “Lúc đầu người ta đồn thổi đủ thứ. Có người còn cho là tôi dùng bùa ngải chứ làm sao trị được ung thư. Sở Y tế cũng xuống kiểm tra phòng khám của tôi. Nếu thuốc của tôi không hiệu quả thì phòng khám không tồn tại được đến hiện tại”.
Bác sỹ Lìl cũng thừa nhận những năm qua ông đã điều trị cho cả ngàn người mắc bệnh ung thư nhưng không phải tất cả bệnh nhân điều có thể kéo dài được thời gian chống chọi căn bệnh quái ác này.
“Thật sự đây chỉ là phòng khám, không phải là bệnh viện nên không thể thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để biết được hết tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Nếu có được một bệnh viện chắc tôi sẽ cứu được nhiều người hơn”, bác sỹ Lìl nói.
Sẵn sàng chữa bệnh cho người không có tiền
Cả ba bệnh nhân mà phóng viên VTC News gặp được tại phòng khám của bác sỹ Trịnh Sáng Lìl vào ngày 5/1 đều cho biết, bác sỹ Lìl sẵn sàng cho họ thiếu tiền mua thuốc hoặc cho không mỗi khi kinh tế eo hẹp.
Bà Phạm Thị Nhị đã điều trị tại phòng khám của bác sỹ Lìl 4 năm.
“Tôi uống thuốc của ổng 8 năm. Trước ổng có lấy tiền. Mấy năm gần đây tôi khó khăn quá, ổng cho luôn chứ không đòi hỏi tiền bạc”, ông Đặng Hùng Xê nói.
“Những bệnh nhân nghèo thì tôi chỉ lấy tiền đủ với tiền mua dược liệu hoặc giảm % tùy trường hợp. Có người đang điều trị mà hết tiền tôi cho luôn chứ nếu mình đã cứu họ được đến giờ mà để họ hết thuốc thì tôi không đành lòng”, bác sỹ Lìl tâm sự.
Bác sỹ Lìl cũng cho biết, hằng ngày ngoài thời gian khám chữa bệnh, ông dành phần lớn thời gian để tìm tòi học hỏi thì nhiều tài liệu khác nhau từ tây y đến đông y để tìm ra các bài thuốc mới kéo dài sự sống cho người bị bệnh ung thư.
“Tâm nguyện của tôi là sẽ có được một khu vườn thuốc nam để có nguồn dược liệu chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo. Hiện tôi đang cố gắng thực hiện tâm nguyện đó”, bác sỹ Lìl nói.
Bác sỹ Trịnh Ngọc Chính – Trưởng phòng y tế huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết, việc bác sỹ Trịnh Sáng Lìl có bài thuốc thể kéo dài sự sống cho người bệnh ung thư cho đến nay là lời đồn từ những người dân đến khám. Hiện nay chưa ai chứng minh được có thể chữa được ung thư. Tuy nhiên, ông Chính cho biết, việc bác sỹ Lìl chữa bệnh bằng đông tây y kết hợp thì không sai phạm.
“Hằng năm, phòng y tế huyện cũng thường xuyên kiểm tra phòng khám bác sỹ Lìl. Nếu phòng khám của bác Lìl chữa bệnh theo đông y là sai vì không có đăng ký chữa đông y. Còn việc bác sỹ kết hợp giữa đông y và tây y để chữa bệnh thì không sai vì khi học, các bác sỹ đều có học đông y và tây y hết”, bác sỹ Chính nói.
Theo vtc
Đêm tân hôn trong căn phòng đặc biệt, chú rể đề nghị điều bất ngờ
Buổi tối đầu tiên sau khi cưới, hai vợ chồng ngồi bóc phong bì và tính toán nợ nần. Mặt anh méo xệch...
Anh sinh ra, lớn lên ở một vùng núi phía bắc. Nhà nghèo, bố mẹ đông con. 12 tuổi, anh đã phải xuống Hà Nội, bưng bê rửa bát cho một quán ăn của người quen.
Tiền lương kiếm được, anh gửi hết về quê cho bố mẹ. Nhờ đó, 3 đứa em của anh được ăn học đoàng hoàng. Cậu út thậm chí còn vào đại học.
Khi gặp và quen tôi, anh 24 tuổi nhưng đã là bếp trưởng của một nhà hàng lớn. Thời gian rảnh, anh đi học bổ túc văn hóa và làm bánh, bán cho mọi người.
Những người quen biết anh đều yêu quý tính chân thật, chịu khó và nhiệt tình của anh. Còn tôi, bên cạnh những đặc điểm đó, tôi yêu anh bởi lòng hiếu thảo, luôn nghĩ về gia đình.
Tôi biết anh tự ti vì tôi là thạc sỹ, bố mẹ có chức có quyền, kinh tế gia đình khá giả. Vì vậy tôi đã chủ động lấy lòng anh, tạo niềm tin và cơ hội để anh đến với tôi.
Bố mẹ, người thân của tôi biết hoàn cảnh của anh, nói tôi sống không thực tế, muốn tôi rời xa anh. Tuy nhiên ý tôi đã quyết. Cả nhà chỉ biết tổ chức đám cưới, chúc mừng cho tôi.
Đêm tân hôn trong căn phòng đặc biệt, chú rể đề nghị điều bất ngờ
Hai vợ chồng lấy nhau, vốn liếng chúng tôi chỉ là 8 chỉ vàng nhà gái tặng. Ngoài ra, bố mẹ tôi muốn cho chúng tôi mượn một căn nhà để lấy chỗ sinh hoạt. Tuy nhiên anh từ chối. Anh muốn chúng tôi phải tự thân vận động, lo cho cuộc sống của riêng mình.
Cưới xong, anh hỏi ý kiến tôi rồi đưa tất cả tiền mừng cưới của mình cho bố mẹ trả nợ. Nhưng tiền đó vẫn không đủ nên có bao nhiêu phong bì bạn bè, người thân mừng giúp, tôi đưa nốt cho anh để anh trang trải.
Anh nhìn tôi e ngại nhưng tôi động viên. Từ nay, chúng tôi đã là vợ chồng. Gánh nặng cuộc sống sẽ do cả hai cùng gánh vác.
Đêm hôm đó, cũng là đêm tân hôn của hai vợ chồng, trong căn phòng tuềnh toàng, cửa ra vào chỉ là tấm ri-đô anh nằm ôm tôi, thủ thỉ vào tai tôi những lời cám ơn. Anh hứa sẽ cố gắng để tôi không thiệt thòi khi làm vợ anh.
Anh cũng xin tôi hãy yêu thương gia đình anh như chính ruột thịt của mình. Chúng tôi sẽ cùng nhau nuôi những đứa con và chăm sóc cho một đại gia đình với hai bên nội ngoại.
Đến nay, sau 9 năm chung sống, anh đã học xong chương trình văn hóa, có bằng trung cấp nấu ăn. Tôi đã sinh cho anh được 2 cô con gái. Hai vợ chồng cũng xây được một căn nhà bằng chính sức lao động của mình.
Nhiều bạn bè gặp tôi, thấy tôi già đi, nếp nhăn đã xuất hiện trên khóe mắt. Ai cũng nghĩ, tôi đã sai lầm khi lấy một người không môn đăng hộ đối với mình. Tuy nhiên tôi chỉ mỉm cười.
Thực lòng, tôi cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với người chồng và mái ấm gia đình này.
Tôi nghĩ, việc lấy một người môn đăng hộ đối, có bằng cấp cao nhưng thiếu ý chí nghị lực, thiếu tình thương yêu và trách nhiệm với gia đình thì mới là bất hạnh, là không mong muốn trong cuộc đời này...
Theo tintuconline.com.vn
Nếu đã bước qua tuổi 50, chỉ cần nhớ kĩ 4 việc này là có thể sống vui vẻ an yên Tuổi 50 là ngưỡng cửa mà chúng ta đã đi đến nửa chặng cuộc đời, đến lúc này bạn càng phải cố sống hạnh phúc và an yên. 1. Đầu tiên, phải xác định có một tổ ấm, một khi có rồi tuyệt đối không được phép để mất. Nếu bạn đời của mình còn, cần càng phải nâng niu trân trọng. Rất...