Gặp lại thủ phạm vụ ‘thảm án hoa hồng’
Trên phòng 606, gã thanh niên đã mua về 99 đóa hồng và tỉ mẩn xếp xung quanh giường thành hình chữ L (tên tắt của chị Loan) và xếp hai chữ H.-L. (tên tắt của hai người).
Đã hơn hai năm kể từ ngày Đỗ Hữu Huy gây ra vụ giết người yêu, hôm nay đứng trước tòa, gã thanh niên năm nay 25 tuổi, quê Thanh Hóa vẫn mang dáng vóc thư sinh, gương mặt trắng trẻo, và đôi mắt vẫn hằn lên những tia nhìn lạnh lẽo.
Nhưng cũng có những lúc, ánh mắt ấy chùng lại, buồn đến hiu hắt khi vị quan tòa nhắc đến Loan, người yêu của anh ta, cũng chính là người bị anh ta cướp đi sinh mạng. Yêu đến điên cuồng, yêu đến mất cả lý trí, để rồi hơn hai năm qua và có lẽ còn nhiều năm sau nữa, Đỗ Hữu Huy sẽ phải sống trong tâm trạng giằng xé, day dứt khi người con gái anh ta yêu nhất đã vĩnh viễn rời xa cõi đời này. Nguồn cơn cũng vì một chữ yêu…
Thảm án
Tôi còn nhớ hôm đó là ngày 1/4/2008. Đúng ngày “cá tháng Tư”. Một tin nhắn vào lúc gần trưa của một đồng nghiệp cho biết: “Có vụ thảm án hoa hồng ở Hà Đông”. Cứ nghĩ rằng đó là mấy trò đùa tếu táo của cánh phóng viên, chúng tôi “check” lại thông tin thì mới biết đó là sự thật.
Phóng xe vội vã xuống nhà nghỉ Thanh Xuân ở địa bàn Hà Đông thì đã thấy bóng các anh Công an tỉnh Hà Tây đứng đầy ngoài sân. Tôi không dám vào tận hiện trường chụp ảnh vì sợ phải nhìn thấy cảnh thương tâm, nhưng cô bạn đồng nghiệp của tôi thì len vào tận nơi. Sau này cô kể lại, các vết máu vương vãi khắp cầu thang và cả phòng lễ tân tầng 1.
Trên phòng 606, gã thanh niên đã mua về 99 đóa hồng và tỉ mẩn xếp xung quanh giường thành hình chữ L (tên tắt của chị Loan) và xếp hai chữ H.-L. (tên tắt của hai người).
Chưa hết, anh ta còn đặt một bó hồng bên cánh tay phải của chị Loan như người đang ôm hoa ngủ. Trên bức tường trong phòng là những dòng chữ viết bằng máu với lời nhắn nhủ, sau khi hai người chết, gia đình hãy chôn cạnh nhau… và 8 trang giấy ghi nguệch ngoạc gửi lại gia đình hai bên với nội dung: do bố Loan ngăn cấm nên hai người đã tự sát để được ở bên nhau mãi mãi.
Đỗ Hữu Huy
Video đang HOT
Đỗ Hữu Huy được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện tỉnh Hà Tây (cũ), còn chiếc xe của bệnh viện chở xác chị Loan, phủ bên trên lớp vải trắng tinh lao đi ngay sau đó, bỏ lại đằng sau những tiếng khóc xé lòng của người thân chị Loan.
Họ đã từng có một tình yêu đẹp. Cùng quê Thanh Hóa và vốn là những người bạn học cùng nhau từ hồi cấp 1, cấp 2. Nhưng đến năm 2005, hai người mới nảy sinh tình yêu. Năm 2007, chị Loan thi đỗ vào Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp và lên Hà Nội học, trong khi đó Đỗ Hữu Huy vẫn làm thuê, nay ở Hà Nội, mai ở Thanh Hóa, có lúc vào tận TP HCM lái máy xúc thuê.
Đầu năm 2008, chị Loan nói lời chia tay vì dường như, chị cảm nhận được người đàn ông chị yêu không phải là chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống gia đình sau này, hơn nữa, những tác động từ phía gia đình, người bố muốn Loan tập trung vào học hành, tạm thời gác lại chuyện yêu đương khiến chị muốn chia tay Huy. Cách hôm xảy ra vụ án khoảng hai tuần, Huy đã đến trường tìm gặp chị nhưng chị tránh mặt không tiếp.
Một con người yêu si mê như Huy đã rất đau khổ khi bị từ chối, anh ta đi tìm hai người bạn gái thân của Loan để tìm hiểu xem nguyên nhân có phải là do Loan đã có người khác hay không. Hai người bạn này khẳng định Loan không hề có ai khác nhưng họ khuyên Huy hãy để yên cho Loan tập trung vào học hành.
Huy đã nói với hai người bạn này: “Nếu Loan bỏ Huy thì không chỉ một mình Huy chịu đau khổ mà Loan cũng phải chịu đau khổ như hắn. Huy đã thề bằng cách cắt tay mình để lấy máu viết lên ghế đá hai chữ Loan – Huy”.
Cố níu kéo không được, Huy đành xin Loan làm người yêu của Huy nốt một đêm cuối cùng và Loan đã đồng ý. Cô gái vô tội không ngờ đó là ngày cuối cùng cô còn được sống trên cuộc đời này. Cô cũng không biết rằng, để chuẩn bị cho cuộc ra đi của hai người, Huy đã sắp đặt một kịch bản hoàn hảo, hắn đi mua 5 gói thuốc diệt chuột, một gói thuốc diệt kiến, gián, hai vỉ thuốc ngủ, sau đó đến đón cô đi chơi, mua hoa tặng cô.
Khi hai người về nhà nghỉ, Huy đã hòa thuốc độc vào nước cho Loan uống. Thấy người yêu chết, Huy đi tìm dao, giấy bút và một bó hồng mang lên phòng, viết những dòng thư tuyệt mệnh, trách móc gia đình Loan đã cấm đoán tình yêu của hắn với Loan.
Sau đó, hắn tự tử bằng dây cắm điện nhưng ông trời không cho hắn chết một cách dễ dàng như thế, vừa cắm vào ổ thì điện trong phòng bỗng nhiên bị tắt nguồn. Hắn đành dùng dao nhọn đâm vào bụng hai nhát và lên giường nằm cạnh người yêu nhưng đến khi tỉnh dậy, Huy thấy mình chưa chết mới xuống nhờ chị chủ nhà nghỉ gọi cấp cứu và báo Công an.
Không một giây phút nào thôi day dứt
Hôm ngồi ở tòa, có lẽ nỗi đau đã được thời gian xoa dịu, thế nên gia đình chị Loan không có những phản ứng hoặc những lời lẽ bức xúc đối với Đỗ Hữu Huy. Một người, có lẽ là chị gái của Loan đã nói với theo Huy khi phiên tòa kết thúc: “Cố mà làm người tử tế em ạ”, trong khi Đỗ Hữu Huy nhếch mép cười, nhưng tôi hiểu, đó là một nụ cười chua xót, bởi suốt hơn hai năm sống trong trại tạm giam vừa qua là thời gian quá đủ để Huy ngộ ra nhiều điều. Tình yêu đã mất, tương lai cũng mất, cả cuộc đời trước mắt phải đối mặt với cái án tù chung thân dài đằng đẵng chưa biết bao giờ có ngày ra.
Bản thân anh ta, ngay như khi được Tòa cho nói lời sau cùng, Huy đã thốt ra những lời ân hận thực sự: “Chúng cháu yêu nhau, trong lúc không tìm ra lối thoát đã gây ra cái chết cho người yêu, làm đau lòng cha mẹ hai bên. Trong suốt thời gian bị tạm giam, không một giây phút nào là cháu không day dứt và ân hận vì những gì mình đã gây ra”.
Ngày đó, khi Huy điều trị ở Bệnh viện tỉnh Hà Tây (cũ), các điều tra viên, trinh sát thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã phải thay nhau túc trực bên giường bệnh của hắn để trông coi suốt hơn một tuần liền. Ngồi trò chuyện với các anh mới biết, mỗi lần phải trông bị can như thế này còn vất vả và áp lực gấp 100 lần đi chăm vợ đẻ. Vì sơ sểnh một giây là tội phạm trốn ngay lập tức, khi ấy có mà “ăn đủ”.
Huy là đối tượng phạm trọng tội nên các anh càng phải tập trung cao độ, có anh vừa trông chừng hắn vừa ngồi… ngáp. Chúng tôi trong vai những người thân vào thăm bệnh nhân cùng buồng với Huy để tiếp cận hắn. Nhưng hắn cảnh giác cao độ, ánh mắt của hắn nhanh và sắc, nằm trên giường bệnh với vết thương tự đâm vào bụng nhưng Huy đảo mắt như rang lạc, theo dõi nhất cử nhất động của chúng tôi.
Giả vờ như không hề biết gì về việc Huy phạm tội, tôi “vô tình” hỏi hắn bị bệnh gì, làm sao phải vào đây, hắn gườm gườm ánh mắt dò xét và không trả lời. Vẫn là ánh mắt ấy của ngày hôm nay, tại phiên tòa này, và lần này, tôi vừa cất lời hỏi thăm sau khi phiên tòa kết thúc, hắn vẫn sỗ sàng không tiếp chuyện.
Nhưng khi biết hồi nằm ở Bệnh viện Hà Tây (cũ), chúng tôi cùng các anh Công an có tới thăm mình, thì Huy bắt đầu mở lời khi tôi nhắc tới người cha của Huy. Hôm gặp ông ở Bệnh viện khi ông ở đó chăm con trai, hình ảnh người cha khắc khổ, lam lũ khiến tôi bị ám ảnh mãi. Ông mặc một chiếc áo bộ đội bạc màu, đi đôi dép tông màu vàng đã mòn vẹt gót. Người cha ấy đau đớn cầm một túi nilon, bên trong đựng những hộp sữa giấy và tay kia ông cầm một chiếc chăn mỏng. Ông cố nói với con trai một điều gì đó nhưng có lẽ nỗi nghẹn ngào khiến ông khó cất thành lời.
Đứng nhìn chiếc xe của Công an chở con mình lao đi, đôi mắt đục ngầu của ông ngân ngấn nước. Nhưng thằng con trai thì ráo hoảnh, trên suốt đoạn đường từ buồng bệnh đi xuống dưới chỗ để xe, nó không hỏi thăm ông câu nào, nó không dặn dò ông ở ngoài giữ gìn sức khỏe, cũng không nhỏ một giọt nước mắt ân hận.
Hôm gặp lại ông ở phiên tòa, nhưng không phải là trong phòng xử án. Gia đình của Huy hình như không có ai được vào dự. Họ phải đứng ở hết bên ngoài. Người cha tội nghiệp vẫn mặc chiếc áo bộ đội cũ bạc màu năm nào, gương mặt ông già hơn và cũng khắc khổ hơn. Ông nắm chặt hai bàn tay vào song sắt ở ngay cổng tòa, chờ đợi kết quả xét xử của Tòa án. Khi phiên xử kết thúc, tôi đi ra ngoài và nói với ông: “Bác đi ra cổng phụ đi, Huy bị dẫn giải ra lối đó rồi…”, ông lập cập gật đầu nói lời cảm ơn.
Tôi đồ rằng, dù là một trái tim máu lạnh đến thế nào thì khi chứng kiến cảnh cha mình đau đớn, lo lắng cho mình ngay ở những ngày cuối đời cần được bình yên nhất, Đỗ Hữu Huy không tránh được nỗi ngậm ngùi ân hận. Tội lỗi mà hắn đã gây ra có lẽ giờ này, gia đình của Loan và chính vong linh của chị cũng đã tha thứ cho hắn, nhưng nếu còn yêu Loan thì tự bản thân Huy rất khó có thể tha thứ cho chính mình. Những ngày vừa qua, hắn đã sống trong nỗi ân hận, day dứt. Đó là cái giá phải trả nặng nề nhất mà Huy phải chấp nhận, chứ không phải là một bản án cụ thể nào đó của pháp luật.
Theo An Ninh Thế Giới
Nghĩa hay Thuận: Phần "người" đã mất?
Vành móng ngựa thì vẫn vậy nhưng những khuôn mặt của kẻ sát nhân trong mỗi phiên tòa thì lại khác nhau.
Có lẽ, "ám ảnh" nhất với tôi là hình ảnh bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa (kẻ giết người yêu, rồi chặt xác) và Nguyễn Thị Thuận (đầu chòm phóng hỏa, đốt cháy ba mạng người). Cả hai đều là tri thức. Nghĩa từng là niềm tự hào của gia đình khi thi đỗ vào trường ĐH Ngoại Thương. Còn Thuận, là một giáo viên một trường tiểu học. Trái ngược với trí thức mà họ được trang bị, tội ác các bị cáo gây ra là quá ghê rợn. Trả giá cho tội ác của mình, Nghĩa bị tuyên án tử hình, Thuận Lĩnh án chung thân. Nhưng sau phiên tòa, điều khiến tôi trăn trở là tại sao cùng là án giết người nghiêm trọng mà tòa án lại xét xử với 2 khung hình phạt khác nhau?.
Những giọt nước mắt hối lỗi muộn màng của Nguyễn Đức Nghĩa
Ai đó nhìn thấy Nghĩa với khuôn mặt điển trai, đeo cặp kính cận dày cộp đều không thể nghĩ, bị cáo đã đâm chết bạn gái. Trước tòa, Nghĩa cất giọng mạch lạc tường thuận lại hành vi dã man của mình. Sự bình tĩnh ấy khiến nhiều người "nổi da gà" và nghĩ rằng: "Hắn đúng là sát thủ máu lạnh". Nhưng rồi, ở phút cuối của phiên tòa Nghĩa đã bật khóc. Bị cáo đã nói ra những lời tâm can, đầy dằn vặt. Nghĩa xin được chết và dù tòa có tuyên án nặng đến đâu thì, bị cáo cũng không kháng án. Dù căm phẫn trước hành vi của Nguyễn Đức Nghĩa và sự ăn năn này không khiến bị cáo thoát khỏi án tử hình, nhưng dư luận vẫn tin rằng Nghĩa còn có lương tâm của phần "người" nên bác sĩ Khuất Duy Thái mới đề nghị tử tù này hiến xác cho y dược.
Nhưng Thuận thì lại khác. Mua chuộc đồng bọn để "tay chân" phóng hỏa đốt nhà anh Hưng, Thuận phải thừa biết rằng, vụ cháy sẽ gây chết người. Thực tế, vợ chồng anh Hưng và cả bé gái đầu lòng chết tức tưởi nhưng Thuận không chút hối lỗi. Sự bình thản đã che giấu tội ác của bị cáo hơn một năm trời. Không ai trong gia đình anh Hưng có thể nghi ngờ khi Thuận vẫn đưa tiễn nạn nhân về nơi an nghỉ cuối cùng, vẫn tới bệnh viện thăm mẹ con chị Hà khi họ bị bỏng nặng; thậm chí, khi nhà mình (cạnh ngôi nhà bị thiêu rụi của anh Hưng) được hoàn thiện, Thuận đưa con trai về sinh sống.
Vẻ mặt bình thản đến rợn người của cô giáo đã thiêu chết 3 người
Suốt phiên xử, với vẻ mặt lạnh tanh, Thuận không nhận lỗi. Nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án, bị cáo vẫn kêu oan và cười nhếch mép. Nhiều người thắc mắc, sao Thuận lại tỏ thái độ coi thường đến thế?. Thiếu tôn trọng những người dự tòa đã đành, bị cáo còn không chút mặc cảm tội lỗi với ba nạn nhân. Không được hưởng tình tiết giảm nhẹ nhưng Thuận vẫn được hưởng mức án chung thân. Trong khi, bị cáo bị truy tố ở điểm a (giết nhiều người), c (giết trẻ em), l (bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người) khoản 1 Điều 93 BLHS. Ở vụ án của Nghĩa, bị cáo bị truy tố ở điểm n (giết người man rợ) Điều 93 BLHS đã phải nhận mức án tử hình (?).
Người ta nói rằng, bản án lương tâm còn ghê gớm hơn sự phán quyết của pháp luật. Nhưng đối với những bị cáo không còn phần "người" thì mọi sự trừng phạt liệu có còn tác dụng (?).
Theo Pháp luật & Xã hội
Chồng nghiện giết vợ dã man Chích ma túy bị phát hiện, Thẩm đã ra tay với người vợ của mình. (Ảnh minh họa). Chích ma túy bị vợ phát hiện, Thẩm kéo vợ vào giường rồi dùng tay đập đến chết. Gây án xong đối tượng bỏ đi chơi để tạo chứng cứ ngoại phạm. Sau 7 ngày điều tra, chiều 29/7, công an huyện Tương Dương (Nghệ...