Gặp lại cựu thủ khoa Học viện Cảnh sát
Cựu học sinh Trường THPT Ba Đình ( Nga Sơn, Thanh Hóa) từng khiến nhiều người trầm trồ bởi thành tích đỗ thủ khoa Học viện Cảnh sát năm 2006. Hơn 7 năm sau, anh hiện là giảng viên tại ngôi trường nơi anh đã đỗ thủ khoa.
Chàng trai ấy chính là Trương Văn Dương (sinh năm 1987, ở thôn Hội Kê, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa). Năm 2006, anh Dương đỗ thủ khoa Học viện Cảnh sát năm 2006 với tổng điểm 29,5 khi thi khối A, chuyên ngành Cảnh sát điều tra. Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Học viện Cảnh sát, anh Dương được giữ lại trường giảng dạy tại khoa Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
Đam mê nghiên cứu đề tài khoa học
Dương sinh ra trong một gia đình nông thôn, bố mẹ đều làm ruộng, hoàn cảnh hết sức khó khăn với 4 anh em cùng ăn học. Hiểu được điều đó, anh tự nhủ sẽ thi vào Học viện Cảnh sát để bố mẹ đỡ vất vả. Và những nỗ lực trong học tập đã giúp anh đạt được mong muốn khi anh đã đỗ thủ khoa ngôi trường này trong kỳ thi Đại học năm 2006.
Thời gian học tại Học viện Cảnh sát, chàng thủ khoa dành khá nhiều thành tích trong đó có nhiều giải thưởng về nghiên cứu khoa học (NCKH). Dương cho biết, NCKH trở thành niềm đam mê của anh. Suốt quá trình học, anh đã tham gia những đề tài liên quan đến đấu tranh phòng chống tội phạm hay mạng máy tính, thương mại điện tử… Trong đó có một số giải cao như giải Nhất chuyên đề NCKH của Bộ Công an với chủ đề “An toàn an ninh thông tin trong lĩnh vực thương mại điện tử”, giải Nhì đề tài về “phương pháp học tập tích cực của sinh viên Học viện Cảnh sát”, giải Ba đề tài “Hoàn thiện pháp luật về quản lý trò chơi trực tuyến Game online, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật”…
Trương Văn Dương tốt nghiệp Học viện Cảnh sát năm 2011.
Sau 5 năm học, vượt qua quá trình tuyển chọn khá khắt khe, anh là một trong những sinh viên được giữ lại trường giảng dạy. Sau 2 năm giảng dạy ở chính ngôi trường mình học, anh Dương tâm sự: “Cuộc sống của mình bây giờ cũng chưa có gì đặc biệt, chủ yếu là tập trung cho công việc liên quan đến học thuật như nghiên cứu, học tập và giảng dạy. Sẽ còn phải cố gắng nhiều hơn nữa”.
Hiện tại chàng cựu thủ khoa trường Học viện Cảnh sát đang chờ theo học chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Lãnh đạo tư pháp hình sự (Justice Leadership) liên kết với trường Đại học Tổng hợp Maryland, Mỹ. Khóa học này được cấp kinh phí bởi Văn phòng đề án 165, Ban tổ chức Trung ương Đảng. Dự kiến đến tháng 10 năm nay, khóa học sẽ khai giảng.
Cựu thủ khoa Học viện Cảnh sát giờ là giảng viên ngôi trường này.
Video đang HOT
Chia sẻ về bí quyết để thành công, anh Dương khiêm tốn cho biết: “Việc học của mình không có gì nổi bật về thành tích ngoài những năm cấp I và II mình đạt học sinh giỏi toàn diện, có một giải Khuyến khích môn Sinh học năm lớp 9. Còn lên cấp III, mình chủ yếu chú trọng vào những môn khối A nên chỉ đạt học sinh khá. Khi mình thi vào trường Học viện Cảnh sát, phần vì đam mê, phần vì hoàn cảnh gia đình mình đã cố gắng hết sức. Bởi thế với mình, thành công một phần dựa vào năng lực tư duy của bản thân. Năng lực tư duy cũng có một phần bẩm sinh và một phần được rèn luyện qua thời gian. Cùng với đó là không thể thiếu sự đam mê. Chúng ta dù muốn làm được bất cứ điều gì nhất thiệt phải đam mê, tâm huyết thì mới có kết quả. Hãy đam mê với những việc mình đang làm, sẽ làm thì thành công sẽ đến”.
Bố là người truyền đam mê
Được thành công như ngày hôm nay, chàng cựu thủ khoa Trương Văn Dương không quên nhắc đến người cha của mình. Anh cho biết, bố anh là người thầy đầu tiên của cả 4 anh em. Là một nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng ông có thể giảng bài cho mấy anh em cho đến tận cấp ba. Chính bố là người hun đúc cho mấy anh em Dương niềm đam mê, là người truyền cảm hứng học tập.
Cũng chính ông sau khi các con cùng nhau đỗ đại học, đã lên đường vàoNam ra Bắc để làm thuê lấy tiền nuôi các con ăn học. Kể về những công lao và sự nhọc nhằn của cha mẹ, chàng cựu thủ khoa Học viện Cảnh sát xúc động: “Những năm đó, bố mình phải đi xúc cát thuê cho những chủ khai thác cát ven bờ sông gần nhà, rồi đi vào tận Quảng Bình làm công nhân xây dựng cầu, còn mẹ thì ở nhà làm thêm rất nhiều ruộng. Bố mẹ đã đánh đổi cuộc đời mình để cuộc đời anh em chúng mình được sung sướng”.
Cả 4 anh em thủ khoa Học viện Cảnh sát đều học giỏi.
Được biết, 4 anh em cựu thủ khoa Học viện Cảnh sát đều học rất giỏi. Anh trai đầu của anh Dương học ĐH Y Hà Nội và hiện làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo về HIV thuộc ĐH Y Hà Nội, em trai thứ ba là sinh viên năm cuối tại Học viện Quân y còn em út vừa thi khoa Công nghệ Môi trường ĐH Thủy lợi và đạt điểm thi khá cao.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Bức ảnh liệt sĩ về Hà Nội sau 45 năm được lưu giữ ở Úc
Trong cơn mưa tầm tã ngày 29/7, gia đình môt thiêu tướng ở Hà Nội đã không kìm được nước mắt khi được hai cựu binh người Úc trao lại bức ảnh em trai út - liệt sĩ Ngô Quý Toản hy sinh cách đây 45 năm tại chiến trường miền Nam.
Đó chỉ là một phần trong hành trình đi tìm lại chủ nhân 90 lá thư và nhiều kỷ vật khác của bộ đội Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh của hai cựu binh Úc - Tiến sĩ Bob Hall (đại học New South Wave) và nhà nghiên cứu Derrill de Heer. Đây là những di vật của các chiến sĩ Việt Nam được các binh sĩ Úc và New Zealand lưu giữ trong cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1966 đến năm 1971.
Gia đình liệt sĩ Ngô Quý Toàn xúc động khi nhận bức ảnh từ tay cựu binh Úc - Tiến sĩ Bob Hall
Đáng chú ý trong đó có một bức ảnh chụp một người lính Việt Nam, được cho là trung sĩ quân y, nhiều khả năng hy sinh vào năm 1968. Đây là bức ảnh trong cuốn phim của anh được tìm thấy trên người khi anh ngã xuống.
Cụ thể thông tin bức ảnh được mô tả lại như sau: Ngày 12/8/1968, các binh sĩ người New Zealand thuộc Trung đội 3, Đại đội W, Tiểu đoàn 4 RAR/NZ (ANZAC) đang bảo vệ chiến dịch phá vỡ địa hình vùng ven lộ giữa núi Định và núi Tóc Tiên (chiến trường miền Nam). Lúc đó, Trung đội 3 đang phục kích tại tọa độ YS330673, vị trí phục kích gần một con sông nhỏ ở phía Tây của núi Định.
Bà Ngô Thị Kim Chi rớt nước mắt khi nhìn bức ảnh em trai
Vào 14h50' hôm đó, hai chiến sĩ của Quân giải phóng Việt Nam tiến về phía khu vực mai phục. Một chiến sĩ bị bắn gục. Chiến sĩ còn lại cố gắng mang theo thi hài của đồng đội nhưng cơn mưa đạn buộc anh phải bỏ lại đồng đội. Có vết máu cho thấy anh cũng bị thương. Hai khẩu súng SKS (CKC) được tìm thấy. Ngoài ra, còn có hai quả lựu đạn và dụng cụ nấu ăn.
Một đoạn phim âm bản người liệt sĩ mang theo được tìm thấy và đã được nhóm binh sĩ New Zealand giữ lại với hy vọng xác định được danh tính liệt sĩ, cung cấp thông tin tình báo. Đoạn phim sau khi tráng cho thấy bức chân dung một chiến sĩ của Quân giải phóng và được cho là thuộc một đơn vị quân y. "Chúng tôi không biết liệu bức ảnh có phải là chân dung của người chiến sĩ Việt Nam đã chết trong trận phục kích hay không nhưng chúng tôi phỏng đoán như vậy", một cựu binh Úc nói.
Thiếu tướng Ngô Huy Biên cảm ơn cựu binh Úc đã trao tận tay gia đình bức ảnh của liệt sĩ Ngô Quý Toàn
Sau đó, nhân viên tình báo của Đại đội W (không tham dự cuộc chạm súng) đã giữ lại đoạn phim âm bản và trả lại phía New Zealand. Ông hy vọng bức ảnh sẽ được trả về với gia đình người chiến sĩ.
Trong chương trình Cuộc sống thường ngày của VTV1 ngày 28/7 nói về hành trình trao lại các di vật của hai cựu binh Úc đã phát đi phát lại tấm hình này trên màn ảnh nhỏ; nhờ vậy người cháu (gọi liêt sĩ Toàn bằng cậu) đã xem được. Ngay sau đó, anh gửi thư cho chị Ngô Thúy Hằng (Trung tâm thông tin liệt sĩ Marin) với nội dung: "Gia đình tôi xem chương trình "Những linh hồn phiêu bạt" nói về 2 cựu chiến binh Úc chuyển giao một số thông tin đã thu lượm được trong cuộc chiến và có đăng ảnh một liệt sĩ quân hàm Binh nhất Quân y. Liệt sĩ trong ảnh khá giống với cậu tôi".
Cựu binh Úc xác định nơi liệt sĩ Ngô Quý Toàn hi sinh trên bản đồ cho gia đình có thêm thông tin để tìm hài cốt
Nhận được bức thư trên, chị Hằng lập tức liên lạc lại và có được thông tin bước đầu về gia đình liệt sĩ trong ảnh. Sau đó, chị Hằng gọi điện cho bà Ngô Thị Kim Chi (lúc đó mới phỏng đoán có thể là chị gái liệt sĩ) đến văn phòng xác minh thông tin và nhận ảnh.
"Nhận được thông tin của chị Hằng tôi lập tức bắt xe đến Trung tâm thông tin liệt sĩ Marin. Xem bức ảnh chị Hằng đưa cho, tôi không cầm được nước mắt vì đó là cậu em út của mình (liệt sĩ Ngô Quý Toàn) đã hy sinh chiến trường miền Nam hơn 40 năm qua nhưng chưa tìm được hài cốt", bà Chi nghẹn ngào nói.
Sau khi xác định được thông tin gia đình bức ảnh liệt sĩ, chiều qua 29/7, trong cơn mưa tầm tã của Hà Nội, hai cựu binh Úc - Tiến sĩ Bob Hall và nhà nghiên cứu Derrill de Heer - đã đến tận nhà liệt sĩ Ngô Quý Toàn ở 11 ngõ 800A, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy trao lại bức ảnh cho người thân trong gia đình.
Danh hiệu Chiến sĩ Ấp Bắc của liệt sĩ Ngô Quý Toàn
Nhận bức ảnh liệt sĩ Ngô Quý Toàn từ tay Tiến sĩ Bob Hall, cả gia đình Thiêu tướng Ngô Huy Biên vỡ òa trong niềm vui hạnh phúc. Thiếu tướng Ngô Huy Biên (86 tuổi) rơm rớm nước mắt khi ngắm ảnh người em út: "Chúng tôi rất cảm ơn ông Bob Hall và Derrill de Heer đã vượt hàng ngàn kilomet từ Úc sang Việt Nam trao lại bức ảnh cho gia đình".
Sau khi trao bức ảnh cho gia đình liệt sĩ Toàn, Tiến sĩ Bob Hall và nhà nghiên cứu Derrill de Heer lại tiếp tục hành trình vào niềm Nam tìm người thân của những di vật chiên tranh còn lại.
Quang Phong
Theo Dantri
Mưa lũ tàn phá nặng nề các tỉnh miền núi phía Bắc Những cơn mưa lớn dồn dập trong nhiều ngày đã tàn phá nặng nề, gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Nước dâng cao cuốn trôi người, gia súc, kéo sập nhà dân, gây vỡ đập thủy điện... Tại tỉnh Sơn La, mưa lớn kéo dài trong suốt 2 ngày qua đã gây thiệt hại về người và...