Gặp lại cậu học trò mất tay chân vì xả thân cứu bạn
Giờ đây, hình ảnh cậu học trò mất đôi tay, tập tễnh bên chân giả đã trở nên quen thuộc với học sinh bán trú trường THPT Phương Nam, Định Công, Hà Nội. Tiến đang đi tiếp con đường đến tương lai của mình trong ngôi trường chan chứa tình thầy, nghĩa bạn.
Căn phòng luôn có 2 người
Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ chú “lính chì” Nguyễn Văn Tiến, người đã xả thân cứu bạn thoát khỏi cái chết vì đường điện cao thế ngày 17/1/2009 dẫn tới bị bỏng điện phải cắt cụt 2 tay và 1 chân. Những tưởng cậu học trò Nguyễn Văn Tiến sẽ không còn sức gượng dậy sau cú tai nạn. Nhất là sau những ngày điều trị tỉnh dậy, Tiến bàng hoàng khi biết trên cơ thể mình đã vĩnh viễn mất đi đôi tay và một bên chân trái. Sự tột cùng của đau đớn thể xác, nhân với nỗi khổ tâm của người thân đã khiến cậu rơi xuống tận cùng của nỗi tuyệt vọng. May thay, hành động dũng cảm cứu bạn của Tiến đã được kịp thời thông tin trên báo và sự sống của em bắt đầu có niềm hy vọng. Tiến được Chủ tịch nước gửi thư khen, rồi được nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ. Số tiền bạn đọc gửi đến em sau bài báo “Còn đôi tay cháu vẫn cứu người” lên tới con số kỷ lục: hơn 3 tỷ đồng. Thế rồi, sau khi tạm bình phục sức khỏe, Tiến được đưa sang Hàn Quốc lắp chân và tay giả.
Em Nguyễn Văn Tiến sau khi xuất viện.
Chúng tôi trở lại thăm Tiến sau gần 4 năm kể từ ngày em gặp nạn. Trong bộ đồng phục trắng, Tiến đã rắn rỏi lên nhiều. Tiến đang học lớp 12 Trường THPT Phương Nam, một ngôi trường nằm bên khu dân cư Định Công, Hà Nội. Có lẽ, đây sẽ là mái trường lưu giữ nhiều kỷ niệm với Tiến trong quãng đời học sinh nhất. Buổi tối trước khi đến lớp học của Tiến, chúng tôi ghé qua khu bán trú nơi Tiến ở. Đó là một căn phòng thoáng rộng, có nhiều giường tầng ngăn nắp. Giường Tiến đặt tại nơi thuận tiện nhất. Bữa cơm tối của Tiến được đựng trong chiếc khay i-nox rất tinh tươm. Cùng ăn với Tiến là thầy Nguyễn Thành Chung, bữa nào cũng vậy, thầy lấy cơm ở căng tin rồi mang đến cả 2 thầy trò cùng ăn.
Tiến tâm sự: “Kể từ ngày em vào trường, đến nay học được 3 năm rồi. 3 năm em được 3 thầy thay phiên chăm sóc. Từ việc ăn uống, vệ sinh cá nhân cho đến việc cõng em lên lớp…”. Mặc dù đã có chân giả, nhưng không phải lúc nào Tiến cũng tập tễnh bước được. Nhất là khi trái gió, vết thương sưng tấy và đau nên không thể lắp chân giả vào được. Tiến mất cả đôi tay, song chỉ một bên phải lắp được tay giả, bên còn lại thì đành chịu do phần tay còn lại quá ngắn, sát vai, không còn điểm bám.
Em Nguyễn Văn Tiến hiện học lớp 12 tại Trường THPT Phương Nam, Định Công, Hà Nội.
Ước mơ giản dị
Khi tôi đang viết bài này, Tiến đã liên hệ nói rằng “em chỉ ước nguyện sau khi tốt nghiệp lớp 12 sẽ thi vào ngành Xã hội học của trường Đại học KHXH&NV Hà Nội”. Xúc động trước tấm gương vươn lên của Tiến, các bạn học đã làm một clip về Tiến với tựa đề “Nếu còn một đôi tay”. Thước phim ngắn đã mang lại giải nhất sau khi mang sang Nhật Bản dự thi. Tôi đã xem đoạn phim, và cũng thật dễ hiểu vì sao nó giành giải nhất. Bởi hoàn cảnh của Tiến, hành động cứu bạn và sự nỗ lực sau đó của em đã là thước phim sống động và giản dị. Nhân vật trong phim không hề được tô hồng, cũng không có kỹ xảo của người quay mà chỉ là sinh hoạt thường nhật của một cậu học trò bị mất 2 cánh tay và một bên chân.
Giờ căn phòng của Tiến chỉ còn 2 người, đó là Tiến và người thầy giúp đỡ trong sinh hoạt. Cô Trương Thị Hải Yến – Hiệu trưởng trường THPT Phương Nam cho hay: “Trước đây mỗi giường là một học sinh bán trú, nhưng năm nay do kinh tế khó khăn nên nhiều học sinh đã phải chuyển về quê học…”. Thiếu đông vui, Tiến và thầy Chung sẽ buồn hơn. Nhưng điều đó cũng để thấy Tiến vẫn còn rất may mắn, cho dù sự thiệt thòi của em thật khó có gì bù đắp lại được. Tiến được tổ chức nhân đạo của Hàn Quốc tài trợ phần lớn kinh phí học hành, phần nhỏ còn lại là do Trường THPT Phương Nam giúp đỡ.
Tiến tâm sự: “Ở đây đi học có các thầy cô, bạn bè giúp đỡ em nhiều. Có lẽ đây là nơi lưu nhiều kỷ niệm đối với em sau này”. Tiến cho biết, ngày nghỉ cuối tuần tới em sẽ xin phép thầy cô về Đoan Hùng, Phú Thọ thăm gia đình để rồi xuống tập trung vào bài vở chuẩn bị cho kỳ thi đại học năm tới. Tôi nghĩ, với nỗ lực vươn lên của Tiến, với ước ao trở thành nhà nghiên cứu xã hội học cháy bỏng trong em, cùng với nhiều đôi bàn tay đang dìu bước, Tiến nhất định sẽ biến ước mơ thành hiện thực.
Theo Đức Trí – Nguyễn Long
An Ninh Thủ Đô
Video đang HOT
Ước nguyện một lần được gặp ba của cô bé mắc bệnh ung thư máu
Vừa lọt lòng mẹ, bé đã không có người cha bên cạnh chăm sóc, đỡ đần. Lên 9 tuổi, bé lại mắc căn bệnh hiểm nghèo. Giờ đây, sự sống của bé đang đếm ngược từng ngày, nhưng trước khi sang thế giới bên kia, bé chỉ khao khát một lần được nhìn thấy ba.
Sinh raHải Yến đã không được may mắn như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Ba em đã sớm bỏ mặc hai mẹ con bơ vơ giữa cõi đời này. Từ ngày người chồng bỏ đi biệt xứ, không tấc đất cắm dùi, không nhà cửa nên cuộc sống của hai mẹ con em càng trở nên thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần hơn. Cũng vì cái sự khó khăn ấy mà mẹ em đành phải "ngậm đắng nuốt cay" gửi đứa con thơ dại cho ông bà ngoại chăm sóc để lặn lội vào Đà Nẵng tìm đường mưu sinh bằng nghề công nhân may mặc ở KCN Hòa Khánh.
Cứ tưởng rằng tuổi thơ với Hải Yến không có sự chở che của người cha, xa bàn tay nuôi nấng và tình yêu thương của người mẹ đã là quá đủ. Nhưng đó chưa phải là nỗi đau lớn nhất mà em phải gánh chịu. Lên 9 tuổi, ông trời đã xô đẩy em vào một sự thật quá nghiệt ngã. Đó là ngày Hải Yến và gia đình như chết lặng khi biết em mắc phải bệnh ung thư máu. Từ ngày Hải Yến biết mình bị căn bệnh hiểm nghèo, dường như không đêm nào em chợp nỗi mắt. Hải Yến biết rằng, chỉ nay mai thôi, em sẽ không còn tồn tại trên cuộc đời này nữa.
Ước mong được một lần được nhìn ba của cô bé bị bệnh ung thư máu
Ngồi trò chuyện cùng Hải Yến, nhìn chồng bệnh án dày cộm với những phác đồ điều trị bệnh ung thư máu của em, chúng tôi cũng hiểu được phần nào trong thâm tâm em và những người thân ruột thịt đang hiện lên một nỗi đau như xé vào tâm can. Hải Yến đang cận kề với cái chết, nhưng trước khi sang thế giới bên kia, em chỉ khao khát được một lần nhìn thấy mặt ba - người đã bỏ mặc mẹ con em ra đi khi em còn thơ dại. Cô bé mà chúng tôi đang nói tới là Nguyễn Thị Hải Yến (12 tuổi) học sinh lớp 6, Trường THCS Đức Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Hải Yến bảo, nhiều lúc em nhắc đến ba là mẹ và ông bà ngoại lại gằn giọng và cấm không cho em nhắc đến người đàn ông phụ bạc ấy. "Dù ba cháu có làm răng (sao) đi chăng nữa thì đó cũng là ba của cháu mà. Cháu thương mẹ, ông bà ngoại và người thân của cháu nhiều lắm. Cũng vì bệnh tật của cháu mà mẹ và ông bà ngoại đã phải đi vay mượn hàng trăm triệu đồng. Cháu biết mình sẽ không còn sống được bao lâu nữa, nhưng những ngày cuối đời, cháu chỉ mong ước được một lần nhìn thấy ba để nói với ba một điều rằng: "Ba ơi! Ba hãy về ở với mẹ đi. Bao năm qua, mẹ đã vất vả vì con và nhớ mong ba nhiều lắm rồi!"". Nói đến đoạn, nước mắt cô bé cứ chảy. Những giọt nước mắt của cô bé ngây thơ, hồn nhiên đang đối diện với cái chết từng ngày đã khiến chúng tôi và những người thân của em không cầm nỗi lòng mình.
Bệnh án và tập giấy ra viện điều trị bệnh ung thư máu của Hải Yến
Cố che đi hai dòng nước mắt, Hải Yến vội chạy vào bàn học lấy một chồng giấy khen như để muốn khoe với chúng tôi. 5 năm qua, dù phải chống chọi với những đau đớn do bệnh tật hành hạ, nhưng không phải vì thế mà em tỏ ra chán nản, bỏ bê việc học hành. Có lẽ chính vì quá thấu hiểu nỗi đau dằn vặt của mẹ, sự lo toan của ông bà ngoại và người thân nên Hải Yến càng cố gắng chăm ngoan, học giỏi hơn. Và sự cố gắng của em cũng được đền đáp xứng đáng. Trong suốt 5 năm học Hải Yến đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi của lớp cũng như trường. Hải Yến luôn xem những điểm số cao hay những tấm giấy khen là một món quà như để động viên mẹ, ông bà ngoại và người thân, những người đã luôn đồng hành cùng em trong suốt những năm chữa trị bệnh tật.
Hải Yến luôn xem những con điểm số cao hay những tấm giấy khen là một món quà để động viên mẹ, ông bà ngoại và người thân
Ngồi bên đứa cháu khôi ngô, bất hạnh, ông Trần Văn Thiên (66 tuổi, ông ngoại Hải Yến) nước mắt lưng tròng kể về bệnh tình của cháu mình: "Nghe các bác sĩ bảo cháu nó chỉ sống thêm được ít thời gian ngắn nữa thôi khiến tôi như đứt ruột đứt gan. Tội nghiệp cho cháu tôi quá chú ơi! Mới mấy tuổi đầu mà đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo như thế này...".
"Con chỉ mong ba về với mẹ!", Hải Yến thổ lộ lòng mình.
Hiện tại, chị Nhung đang làm công nhân ở Đà Nẵng nhưng hàng tháng cũng phải sắp xếp xin công ty cho nghỉ việc một tuần để về quê đưa con ra Bệnh viện Nhi TW ở Hà Nội chuyền máu và xạ trị, mỗi lần đi như vậy tiền chi phí và thuốc thang cũng hết khoảng 10 triệu đồng. Và hành trình mang con đi chữa bệnh kéo dài suốt hơn 3 năm qua đã khiến số tiền vay nợ ngân hàng, người thân đè lên đầu người phụ nữ bất hạnh hơn 200 triệu đồng. Sự sống của Hải Yến đang ngày một ngắn lại, còn số nợ với chị Nhung thì ngày một nhân lên. Và không biết đến bao giờ chị mới có thể trả hết số nợ "ngất trời" ấy.
Chia tay Hải Yến và gia đình em ra về, chúng tôi luôn cầu chúc cho ước nguyện cuối đời của cô bé đang đếm ngược sự sống từng ngày sẽ sớm trở thành hiện thực. Và cũng luôn mong rằng, khi ấy, Hải Yến sẽ thuyết phục được ba về chung sống với mẹ, lo toan làm ăn, tiết kiệm tiền để trả khoản nợ hơn 200 triệu đồng mà mẹ em đã vay mượn chữa trị bệnh tật cho em suất ngần ấy năm qua.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 786: Chị Trần Thị Tuyết Nhung hoặc ông Trần Văn Thiên: thôn Đức Điền, xã Đức Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Số điện thoại chị Nhung: 0945.955.268
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Cậu học trò làm thuê nuôi bố mẹ bệnh tật Chăn bò thuê, cắt lá mía, nhặt củi... ai có việc gì gọi, Lành 'còi' đều nhận làm. Hơn 8 năm, cậu học trò Nguyễn Đình Lành (17 tuổi) trở thành trụ cột của gia đình, nuôi bố bị tâm thần, mẹ bệnh nặng mất sức lao động. Hình ảnh cậu bé còi cọc, đen nhẻm, lúc tất tả lùa đàn bò đi...