Gặp lại Bác kính yêu trong một triệu phút lịch sử của thế giới
Mới đây, hơn một triệu phút phim tài liệu quý giá đã vừa được đăng tải rộng lãi lên mạng thông qua trang YouTube. Trong đó có cả những thước phim ghi lại những chuyến công du của Bác Hồ ở nước ngoài.
Những thước phim này lần đầu tiên được chia sẻ rộng rãi trên mạng thông qua trang YouTube để đông đảo người dùng Internet trên khắp thế giới có thể xem lại những thước phim chân thực về những nhân vật – sự kiện nổi bật trong lịch sử nhân loại 120 năm qua.
Những thước phim này được thực hiện từ năm 1895 trở lại đây, trước đó, hãng thông tấn Associated Press (AP) và hãng phim thời sự British Movietone đã nắm quyền sở hữu đối với những thước phim quý này.
Bác Hồđến thăm nước Đức năm 1957
Trong video clip giới thiệu của tài khoản British Movietone trên trang YouTube – một clip giới thiệu sơ lược về kế hoạch công bố hơn một triệu phút phim tài liệu – người xem có thể thấy hàng loạt những hình ảnh về những nhân vật – sự kiện nổi bật trong hơn một thế kỷ qua.
Trong đó, có hình ảnh Bác Hồ xuất hiện ở ngay những giây đầu, hình ảnh lấy từ một clip ghi lại chuyến công du nước ngoài của Bác.
Sau đó, cũng trong đoạn video clip giới thiệu này, người xem còn thấy thoáng qua những gương mặt chính trị gia nổi tiếng khác như hai cố Thủ tướng Anh – ông Winston Churchill và bà Margaret Thatcher, cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, cựu Chủ tịch Cuba – Fidel Castro, nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King, hay những phụ nữ nổi tiếng thế giới như Nữ hoàng Anh Elizabeth II, công nương Anh Diana, cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ Jacqueline Kennedy…
Bác Hồ đến thăm nước Đức năm 1957
Một triệu phút phim tư liệu này bao quát những lĩnh vực đa dạng như chính trị – lịch sử, văn hóa – thể thao, khoa học – đời sống… Hãng thông tấn AP khẳng định rằng hơn 550.000 video được thực hiện từ năm 1895 trở lại đây đã, đang và sẽ được đăng tải hoàn toàn miễn phí lên trang YouTube thông qua tài khoản British Movietone.
Video đang HOT
Những thước phim lịch sử này được đăng tải rộng rãi với mục đích phục vụ cộng đồng với niềm tin rằng những hình ảnh tư liệu này sẽ rất quý giá đối với công việc học tập – nghiên cứu.
Việc có được những thước phim lịch sử đa dạng ở nhiều lĩnh vực đời sống và khái quát gần như toàn bộ những sự kiện nổi bật trên thế giới trong vòng một thế kỷ qua sẽ giúp ích cho rất nhiều người.
Theo AP, những thước phim mới được cung cấp rộng rãi này không khác gì một cuốn bách khoa toàn thư bằng hình ảnh mà người dùng Internet có thể tùy ý lựa chọn xem những gì mình thích, từ đó có được một góc nhìn độc đáo về những giây phút quan trọng trong lịch sử hiện đại.
Bác Hồ đến thăm Ấn Độ năm 1958
Hơn một triệu phút phim tài liệu này gần như đã khái quát tất cả các sự kiện quan trọng trong lịch sử hiện đại, những sự kiện – nhân vật đã góp phần hình thành nên thế giới hôm nay.
Bà Alwyn Lindsey – giám đốc Kho lữu trữ Quốc tế của AP chia sẻ: “Tại AP, chúng tôi đã luôn kinh ngạc trước những điều thú vị mà những thước phim này đưa lại, việc đưa những thước phim này đến với đông đảo người dùng Internet trên khắp thế giới sẽ giúp công chúng lần đầu tiên có thể nhìn thấy lại những giây phút lịch sử ấn tượng nhất theo một cách đơn giản nhất”.
Bác Hồ đến thăm Rumani năm 1957
Bích Ngọc
Theo Dantri/Daily Mail
"Hãy dựng tượng đài Bác Hồ trong lòng dân"
"Xây tượng đài hoành tráng không hợp với tấm lòng Bác cũng như truyền thống văn hóa Việt Nam. Theo tôi điều quan trọng nhất lúc này hãy tập trung xây dựng tượng đài Bác Hồ trong lòng dân", Giáo sư Mạch Quang Thắng, giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nói.
Trước thông tin tỉnh Sơn La xây dựng tượng đài Bác Hồ hoành tráng ở thành phố Sơn La, trao đổi với phóng viên Dân trí, Giáo sư Mạch Quang Thắng, giảng viên Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, số tiền đó nên để xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc miền núi.
Thông tin tỉnh Sơn La lên kế hoạch xây dựng tượng đài Bác Hồ hoành tráng, nhiều người cho rằng, với một tỉnh còn nhiều khó khăn, phương án đó là không hợp lý. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Khi nhân dân nhiều vùng còn ăn không đủ no, mặc không đủ ấm thì dựng nhiều tượng hành tráng chẳng để làm gì. Theo tôi nghĩ, vấn đề quan trọng nhất hiện nay cần phải tập trung làm đó là xây dựng tượng đài Bác Hồ trong lòng dân. Điều đó phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam, cho cả tương lai xa hơn nữa của đất nước và theo đúng phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh.
Theo GS Mạnh Quang Thắng tỉnh Sơn La không nên xây dựng tượng đài thật hoành tráng
Được biết, khi Bác chưa về với tổ tiên, nhân dân, lãnh đạo nhiều Bộ ngành, tỉnh thành đã đề nghị và mong muốn Bác cho dựng tượng, vẽ tranh. Nhưng tất cả những đề xuất ấy đều không được Bác Hồ đồng ý?
Bác Hồ không thích người ta dựng tượng, vẽ tranh về mình. Tôi thấy nhiều người gợi ý dựng tượng Bác, ngay cả Bộ Văn hóa, thời điểm đó cũng đề nghị dựng tượng ở nhiều nơi nhưng không được Bác đồng ý. Bác bảo dùng tiền đó mà xây nhà thương, trường học cho nhân dân.
Qua nghiên cứu tôi thấy duy nhất có một lần ở đảo Cô Tô, theo đề nghị, Bác đã đồng ý cho dựng tượng mình ở trên đó. Tôi cũng như nhiều người suy luận rằng, Bác nghĩ đến những vấn đề gắn với chủ quyền đất nước, không cho nước khác lấn đất, lấn biển nên mới cho dựng tượng mình trên đảo Cô Tô.
Bây giờ xây dựng tượng đài nhiều là không đúng ý của Bác Hồ. Hãy để tượng đài Bác sống trong lòng dân, trong trái tim mỗi người Việt Nam, chứ còn chỗ nào cũng xây dựng tượng là không hợp lý. Câu chuyện tượng đài cũng không phù hợp với văn hóa Việt Nam, không phù hợp với ý nguyện, phong cách Hồ Chí Minh.
Cả cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ luôn lo cho dân, cho vận mệnh của đất nước. Đã bao giờ Bác mong muốn nhân dân đáp lại tấm lòng đó của mình bằng việc xây dựng tượng đài, khu tưởng niệm, quảng trường thật to lớn, hoành tráng không, thưa ông?
Bác Hồ yêu thiên nhiên, cây cảnh. Thiên nhiên thế nào thì Bác sống hòa đồng với nó thế đấy. Các trường hợp đốn cây, chặt cây là Bác ngại lắm, ghét lắm. Nhiều lần Bác nói với ông Hoàng Đạo Thúy và nhiều người khác rằng, Bác thích sống trong khung cảnh bình yên, thư thái. Khi nào nghỉ cụ sẽ lui về câu cá, trồng rau, sớm hôm làm bạn với các cụ già và trẻ chăn trâu.
Lãnh đạo tỉnh Sơn La cho biết, số tiền để xây dựng tượng đài được huy động từ ba nguồn khác nhau trong đó có từ Trung ương, địa phương và xã hội hóa. Nhiều người cho rằng, số tiền để xây tượng đài lấy ở đâu thì đều là của dân đóng góp?
Ngân sách của Trung ương hay địa phương cũng đều từ tiền thuế do nhân dân đóng góp. Còn xã hội hóa là gì, cũng là nhân dân, doanh nghiệp đóng góp mà thôi. Tôi không quan tâm mỗi nguồn đó đóng góp bao nhiêu phần trăm vào việc xây dựng tượng đài mà tôi thấy đâu đâu cũng xây dựng tượng đài Bác Hồ là không phù hợp. Thông tin Sơn La xây dựng tượng đài Bác Hồ, tôi thấy chưa được ai khen cả.
Nếu tỉnh Sơn La lấy tiền từ ngân sách xây dựng tượng đài Bác Hồ hoành tráng ở thành phố, ông có nghĩ các tỉnh khác sẽ đua theo, dẫn đến phong trào xin chủ trương được xây tượng đài hay không?
Đúng vậy, nhiều tỉnh thành họ sẽ nghĩ nếu Sơn La làm được thì sao họ không được làm vì nhân dân tỉnh nào chẳng kính trọng Bác Hồ. Như vậy họ sẽ đua theo nhau thôi. Không khéo sau này tỉnh nào cũng đề xuất xây tượng đài Bác Hồ hoành tráng thì giải quyết thế nào? Tôi đưa ra ví dụ cụ thể hiện nay đó là phong trào xây quảng trường, trụ sở hành chính thật hoành tráng đang diễn ra ở một số tỉnh hiện nay.
Qua nhiều năm tôi nghiên cứu, Bác Hồ đã trở thành giá trị văn hóa, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng một "kênh" riêng chứ không phải dựng thật nhiều tượng đài mới làm được điều đó.
Với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Sơn La, theo ông số tiền lớn dành để xây dựng tượng đài Bác Hồ nên để làm gì thì phù hợp nhất lúc này?
Nhiều vùng còn nghèo, do vậy tỉnh Sơn La nên dành nguồn lực cho phát triển, ưu tiên đầu tư cho giáo dục, xóa đói giảm nghèo cải thiện đời sống nhân dân. Trong điều kiện khó khăn Sơn La không nên xây dựng tượng đài hoành tráng, vì hiện nay trong hội trường, cơ quan nào chẳng có ảnh, tượng Bác Hồ. Hơn nữa, mỗi trái tim người Việt Nam đều có giá trị văn hóa Hồ Chí Minh rồi.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (thực hiện)
Theo Dantri
Chủ tịch tỉnh Sơn La lý giải nguồn tiền xây dựng tượng đài "nghìn tỷ" Ông Cầm Ngọc Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La khẳng định, không có chuyện xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc trị giá 1.400 tỷ tại Sơn La. Tượng đài chỉ là một hạng mục nhỏ với mức kinh phí dự kiến khoảng 200 tỷ đồng. Trước thông tin tỉnh Sơn La công bố...