Gặp kiểu người này tốt nhất nên tránh xa, nếu không muốn rước họa vào thân!
Những người mang tâm lý đố kỵ thương ghen tỵ với thành công của người khác, thậm chí làm những việc không tốt để hại người đó…
Xã hội ngày càng phát triển, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, mối quan hệ giữa người với người ngày càng phức tạp, vì thế mà con người ngày càng có nhiều người nảy sinh thái độ ganh ghét, đố kỵ.Thái độ đố kỵ là thù ghét những ai hơn mình, những ai được nhiều quyền lợi hơn mình. Khi đi học, ghen ghét với người học giỏi hơn mình, khi đi làm đố kỵ với người giỏi chuyên môn, được tín nhiệm, đạt nhiều danh hiệu, kiếm nhiều tiền hơn mình, có địa vị cao hơn mình. Chính cái khó chịu, bực bội trong lòng ấy là nguyên nhân của sự đố kỵ.
Sự đố kỵ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Người có tính ganh ghét, đố kỵ bao giờ cũng căng thẳng về tinh thần, tổn hại về sức khỏe. Sự đố kỵ phá hoại mối quan hệ giữa người với người.Vì ganh ghét, đố kỵ mà hòa khí bị rạn nứt, sức mạnh đoàn kết của tập thể bị tổn thương.Trong một tập thể chỉ cần có người nẩy sinh lòng ganh ghét, đố kỵ là nội bộ mất đoàn kết, mọi người không sao sống thân thiện, thoải mái, chân tình với nhau, nhân tài sẽ không có môi trường thuận lợi để phát triển.
Nguyên nhân của người có thói đố kỵ là do họ thiếu tự tin, hay mặc cảm, tự ti mà lại sẵn lòng tự cao, tự đại. Có người là do cuộc sống của họ thường xuyên gặp thất bại trong cuộc sống hoặc họ hay có thói quen chỉ trích, đả kích người khác. Hoặc họ luôn có suy nghĩ người khác sung sướng, hạnh phúc, may mắn hơn mình.
Là một người có tính đố kỵ sẽ có rất ít thời gian để nhận ra và hưởng thụ nhiều điều tốt đẹp từ cuộc sống.Chính tinh thần và thể chất của họ bị tổn hại, bị chìm ngập trong các cảm xúc tiêu cực: buồn bực, lo lắng, căm ghét, cảm giác tự ti khiến họ mệt mỏi cả thể xác lẫn tinh thần. Nhà văn Balzac đã từng nói: “Người có tính ghen tị đau khổ hơn bất cứ một người bất hạnh nào, bởi hạnh phúc của người khác cộng với sự bất hạnh của mình làm cho ta đau khổ gấp nhiều lần.”
Người có tâm lý đố kỵ không những tự giày vò mình, mà còn gây ra những việc không tốt với những người xung quanh.
Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết người đố kỵ
Khó chịu khi ai đó hơn mình
Một người có lòng hay đố kỵ biểu hiện dễ thấy nhất của họ là luôn khó chịu khi thấy ai đó hơn mình. Khi nghe ai đó có tin vui thì thay vì chúc mừng, họ lại cảm thấy không thoải mái, ganh ghét và tức giận.
Video đang HOT
Điều này đúng với hầu hết với tâm lý bình thường của con người trong xã hội ngày nay. Ví dụ khi nghe bạn bè hay đồng nghiệp có công việc mới với lương cao hay được thăng chức họ sẽ có suy nghĩ mong muốn điều tồi tệ đến với người đó cho thỏa cơn ganh ghét vì sao ta không bằng họ và sợ họ hơn ta. Thậm chí người ganh tị thường cảm thấy hả hê và vui sướng khi người khác sa cơ hay vấp ngã. Luôn soi mói và so sánh với người khác
Đặc điểm thứ hai của người hay đố kỵ với người khác là luôn sói mói chuyện của người khác. Những người này luôn “ngó nghiêng, ngó dọc” từng hành động và việc làm của người mà họ cảm thấy đố kỵ. Họ cũng thường hay nhòm ngó sự thành đạt, hạnh phúc, nhan sắc của người khác sinh ra lòng tức tối rồi đắm chìm với những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như buồn bực, lo lắng, căm ghét và cảm giác tự ti . Hơn thế nữa, họ luôn chăm chăm vào những khuyết điểm hay lỗi lầm của người khác để phán xét nhằm giảm giá trị của người đó với mọi người.
Ghen ghét, nói xấu người khác
Vì sự đố kỵ che mắt, họ muốn thấy bản thân tốt đẹp hơn người khác và cũng vì không có lòng thương xót, nên trong nhiều trường hợp họ sẽ đem tật xấu của người khác ra bới móc, lăng mạ, làm trò cười để hả hê lòng ganh ghét của bản thân. Đối với một số người bởi vì lòng đố kỵ làm cho họ mờ lý trí không biết đâu là điểm dừng, để có thể chứng minh mình hơn người hay muốn người khác phải chịu mang tiếng xấu, họ sẽ không tiếc lời thiêu dệt những điều trái sự thật và bêu rếu khắp nơi để làm giảm giá trị và danh dự về người khác.
Không công nhận thành quả của người khác
Đã là một người có lòng ganh tị với người khác, việc công nhận thành quả của người khác là điều khó khăn đối với họ. Cũng có thể nói họ cảm thấy việc chấp nhận thành công, thành tích của người khác đồng nghĩa với việc tự chấp nhận mình thất bại. Vì vậy khi đối mặt với sự thành đạt hay hạnh phúc của người khác, họ sẽ có thái độ khinh thường, phản pháo, thậm chí nói những điều làm mất vui hay làm người khác cảm thấy tổn thương. Người ghen ghét đố kị cũng giống như một người mù, họ không bao giờ nhìn thế giới như nó vốn vậy, thay vào đó, họ bóp méo nó đi.
Không thích kết thân với những người tài giỏi hơn
Những người có lòng đố kỵ sẽ không tiếp cận hay quá thân thiết với những người tài giỏi hơn mình. Trong một số trường hợp, khi phát hiện đồng nghiệp, bạn bè hay người thân của mình có tài năng hay năng lực hơn mình người có lòng đố kỵ sẽ tìm cách xa lánh hoặc nói xấu người đó vì trong tâm hồn và suy nghĩ của họ đã bị sự đố kỵ lắp đầy, họ luôn cảm thấy ganh ghét và muốn ganh đua với người giỏi hơn.
Theo Phunutoday
Tôi không ngờ mẹ chồng mình lại có kiểu ghen ghét ngược đời như thế
Từ ngày tôi đặt chân về làm dâu, bao nhiêu chuyện éo le xảy ra chung quy cũng tại sự đố kỵ và ghen ghét của mẹ chồng. Vợ chồng tôi càng tình cảm, bà càng phá đám.
Càng được chồng yêu thương chiều chuộng bao nhiêu, tôi càng phải nhận sự ghẻ lạnh từ mẹ chồng bấy nhiêu. (Ảnh minh họa)
Ngày yêu nhau, tôi được anh kể nhiều điều về mẹ mình bằng những lời tâm đắc nhất. Lúc đó, tôi đã thấy rất tự hào và cảm phục bà. Bởi khó có ai trong hoàn cảnh mất đi người đàn ông bên cạnh lại mạnh mẽ nuôi nấng anh trưởng thành như hôm nay. Tôi thấy thương bà và đơn giản chỉ nghĩ khi về làm dâu, bản thân sẽ luôn nỗ lực chăm sóc và phụng dưỡng bà chu đáo.
Nào ngờ, từ ngày đặt chân vào nhà anh, đã bao lần tôi phải chịu ấm ức vì sự hắt hủi của mẹ chồng. Chính sự yêu thương dành cho con trai quá lớn nên khi thấy anh quay sang thương yêu vợ, bà lại đâm ra khó chịu.
Những ngày đầu bước chân về làm dâu, tôi cũng như những cô gái khác luôn rụt rè, bẽn lẽn và thậm chí còn không dám gắp thức ăn trong mỗi bữa cơm. Chồng tôi là người tâm lý, thấy tôi ngại nên đã chủ động gắp thức ăn lên bát vợ còn tấm tắc khen tôi là nấu ăn ngon.
Tuy nhiên vừa dứt lời, mẹ chồng đã bực tức và quát mắng anh thậm tệ. Bà bảo anh chưa gì đã đội vợ lên đầu thì có ngày hư hỏng. Biết ý mẹ chồng đang ganh tị nên tôi cũng gắp thức ăn vào bát cho bà. Thế mà bà liền gắp bỏ xuống mâm và bảo chẳng cần ai lo.
Chiếc xe tôi đi đã 10 năm, hỏng hóc không ít lần nhưng tôi tiếc tiền cũng không dám mua mới. Biết vợ khổ, chồng tôi lại chủ động dành dụm tiền lương cùng khoản tiết kiệm bao năm của anh để tính mua cho tôi một chiếc xe ga mới.
Thấy con trai lo lắng và chiều vợ ra mặt, mẹ chồng tôi liền tỏ ra ganh ghẻ và nói móc đủ kiểu. Bà bảo: "Cả đời tôi cứ lọc cọc mỗi chiếc xe đạp mà nào ai quan tâm đến đâu. Dâu con bữa nay chỉ ngồi chơi rồi chầu chực ăn bám vào chồng".
Biết mẹ chồng không ưa chuyện mua xe nên tôi đã bảo chồng hoãn chuyện đó lại. Thế mà anh không nhún nhường liền thanh minh cho bằng được. Anh bảo rằng: "Trước kia, con đề cập chuyện mua xe cho mẹ nhưng mẹ lại bảo muốn đi xe đạp cho an toàn. Sao giờ, mẹ lại trách ngược lại tụi con ạ!".
Lúc đó, mẹ chồng tôi chột dạ mới chịu im lặng.
Khi chiếc xe ga được đón về nhà, trọng lượng xe khá nặng mà lối đi vào ngõ lại hẹp nên việc di chuyển rất khó khăn nên lần nào chồng cũng chủ động dắt xe ra sẵn ngõ cho tôi. Cuối tuần lại rửa xe giúp.
Đợi lúc con trai vắng nhà, mẹ chồng kéo tôi lại nhiếc móc và bảo tôi dựa dẫm chồng. Thực sự lúc ấy, tôi ấm ức vô cùng nhưng cũng phải im lặng chịu nhịn nhục. Đáng nhẽ khi thấy vợ chồng con trai mình hạnh phúc, biết giúp đỡ nhau thì bà phải vui và động viên thêm mới đúng.
Sau hôm ấy, tôi đã đã nhờ chồng chỉ hộ mình cách dắt xe lách qua ngõ hẹp để anh có thời gian ngủ nướng. Chuyện rửa xe tôi cũng chủ động làm mà không phải nhờ sự giúp đỡ của anh nữa.
Tôi phải làm gì để bà thôi xét nét những chuyện vợ chồng tình cảm như thế đây? (Ảnh minh họa)
Có lần, tôi bận dọn dẹp nhà nhà cửa nên quên mất là buổi trưa có tiệc đi dự đám cưới cùng chồng. Vì khóa kéo váy đằng sau khá nhỏ nên lúc vội vàng, tôi làm toác luôn hai đường. Tôi phải chọn một chiếc khác nhưng khổ nỗi nó lại bị nhăn do nếp gấp. Thấy tôi luống cuống nên chồng đã dành lấy và ủi giúp tôi để tôi chuẩn bị thứ khác.
Khi đi sang phòng tôi, mẹ chồng thấy cảnh con trai đang hì hục đứng ủi váy cho vợ còn con dâu thì ngồi trang điểm, bà liền xông vào và mắng vợ chồng tôi xối xả. Mẹ chồng giật luôn chiếc váy rồi vứt xuống sàn nhà. Sau đó, bà nổi nóng quay sang tôi trách mắng: "Sao chuyện gì cô cũng dựa vào chồng thế? Phụ nữ mà quen ỉ lại thì thành hư thân".
Chưa kịp phản ứng, mẹ chồng còn quay sang chỗ anh rồi hét toáng lên. Bà bảo anh là thằng ngu, không biết vị trí của mình hay sao mà đi làm mấy việc của đàn bà.
Nghe mấy lời mẹ chồng nói mà tôi tái mét và tối sầm cả mặt mày chỉ biết cúi đầu xin lỗi bà.
Từ ngày tôi đặt chân về làm dâu, bao nhiêu chuyện éo le xảy ra chung quy cũng tại sự đố kỵ và ghen ghét của mẹ chồng. Đã nhiều lần, tôi cố gắng gần gũi và tỏ ra quan tâm bà nhưng không hiểu sao mẹ chồng vẫn ghét bỏ tôi như vậy.
Tôi phải làm gì để bà thôi xét nét những chuyện vợ chồng tình cảm như thế đây?
Theo Afamily
Tôi đang phải sống với người chị dâu có lòng đố kị quá lớn Lòng ghen ghét, đố kỵ, ích kỷ của chị dâu có thể bán rẻ cả tình anh em. Chỉ còn 2 tháng nữa là tôi lên xe hoa nhưng sao lòng lại nặng trĩu thế này? Chỉ còn 2 tháng nữa là tôi lên xe hoa về làm dâu nhà người ta, cùng phận đi làm dâu với nhau nhưng chị dâu tôi...