Gặp khó lệ phí trước bạ, xe bán tải vẫn tăng trưởng
Mặc dù gặp khó khi bị tăng lệ phí trước bạ nhưng các mẫu xe bán tải đều có sự tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, trong tháng 4/2019 vừa qua thị trường phân khúc xe bán tải đã tiêu thụ được 1.147 xe, giảm 41% so với tháng trước tương ứng 797 xe. Khó khăn về kiểm định khí thải (mất thời gian, nhiều hãng đợi chờ khi mà cả Việt Nam chỉ có duy nhất một trung tâm kiểm định khí thải đạt chuẩn tại Hà Nội), cộng thêm tâm lý e dè khi phí trước bạ của xe bán tải chính thức tăng lên mức 6 – 9% giá trị xe đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số của phân khúc này.
Tuy nhiên khi so với cùng kỳ năm ngoái (349 xe), thị trường xe bán tải lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ tới 228,7%. Nguyên nhân là do cùng kỳ năm ngoái các xe nhập khẩu trong đó có bán tải đều khó thông quan dẫn đến không có xe về Việt Nam đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tiếp tục đứng đầu danh sách là “vua bán tải” Ford Ranger. Với doanh số 438 xe, Ford Ranger có mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái – 500%. Tuy nhiên, khi so với tháng trước Ranger lại giảm khá nhiều – 206 xe.
Isuzu D-Max tăng trưởng nhẹ trong tháng 4
Trở lại vị trí thứ 2 trong bảng tổng sắp sau một tháng bị Mazda BT-50 đẩy xuống, Toyota Hilux đạt doanh số 199 xe. Đặc biệt, khi so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 4/2018 Hilux có 2 xe) thì Hilux lại có mức tăng trưởng cao nhất lên đến 9.850%.
Video đang HOT
Vị trí thứ 3 trong bảng tổng sắp gọi tên Mitsubishi Triton với 177 xe, cách biệt không nhiều so với vị trí của Hilux. Đồng thời, so với cùng kỳ năm ngoái Triton có mức tăng khá ổn với 94,5%.
Toyota Hilux tuy giảm doanh số nhưng vẫn có mức tăng trưởng cao trong phân khúc
Xếp ngay sau Triton chính là Colorodo với 161 xe cùng mức tăng trưởng 97,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Với doanh số này, mẫu xe bán tải của Chevrolet tiến lên 1 bậc so với tháng trước ở vị trí thứ 4 trong bảng tổng sắp.
Đáng tiếc nhất chính là mẫu Mazda BT-50. So với tháng trước, Mazda BT-50 có mức giảm mạnh nhất từ 445 xe tháng 3 xuống còn 110 xe của tháng 4/2019. Với sự sụt giảm này đã làm ảnh hưởng tới vị trí trong phân khúc của BT-50 tụt từ thứ 2 xuống thứ 4 trong bảng tổng sắp. Đồng thời, đây cũng là mẫu xe duy nhất trong phân khúc có mức tăng trưởng âm (8,3%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù đứng cuối cùng trong bảng tổng sắp như thường lệ nhưng Isuzu D-max lại là mẫu xe duy nhất có doanh số tăng so với tháng trước. Mặc dù chỉ tăng 5 xe nhưng đây cũng điểm khác biệt của D-max trước các đối thủ còn lại trong cuộc đua doanh số tháng 4/2019. So với cùng kỳ năm ngoái, Isuzu D-max tăng 29,2%.
Ford Ranger
Tính tổng 4 tháng đầu năm 2019, toàn thị trường xe bán tải đã có 6.108 xe bán ra, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm ngoài. Trong đó, tất cả các mẫu xe đều có mức tăng trưởng dương. Đáng chú ýToyota Hilux tiếp tục là mẫu xe có mức tăng trưởng cao nhất (969%) còn Ford Ranger lại đứng gần cuối bảng với mức 14,6%; Isuzu D-max tiếp tục đội sổ với mức tăng trưởng ít nhất (0,6%).
Theo autobikes
Renault Alaskan - "Anh em" của Nissan Navara được nâng cấp
Renault Alaskan là mẫu bản tải tầm trung toàn cầu đầu tiên của nhà sản xuất Pháp Renault. Được phát triển dựa trên cơ sở của chiếc pickup Nissan Navara NP300, Alaskan gần như giống hoàn toàn so với Navara.
Chưa đầy 2 năm sau khi xuất hiện lần đầu tại thị trường châu Âu, Alaskan đã được Renault nâng cấp để cạnh tranh với chính người anh em 'sinh đôi khác trứng' và các đối thủ khác trong phân khúc.
Với đời xe 2020, Alaskan đã có một số thay đổi khá lớn bên dưới lớp vỏ. Mặc dù vậy, chiếc xe trông vẫn gần như không khác gì so với các phiên bản cũ. Thay đổi dễ nhận ra nhất chỉ là bộ mâm 17 inch mới thay cho 16 inch cũ, với tùy chọn mâm 18 inch thiết kế mới. Về công nghệ, chiếc xe đã được bổ sung hệ thống thông tin giải trí mới của Renault với đầy đủ các kết nối smartphone, camera 360 độ.
Renault cũng không quên nâng cấp các tính năng hỗ trợ người lái với việc bổ sung hệ thống trợ giúp kéo rơ-mooc, ổn định điện tử và phanh tự động khẩn cấp. Trong khi đó, hệ thống hỗ trợ đổ đèo, khởi động trên dốc cũng đã được cải tiến so với phiên bản cũ. Nằm dưới nắp ca-pô, Alaskan tiếp tục được trang bị động cơ diesel tăng áp kép 2.3l với 2 mức công suất là 158 và 187 mã lực. Tuy nhiên, phiên bản yếu hơn đã có mô-men xoắn tăng thêm 22Nm, nay đạt 425Nm.
Không chỉ có sức kéo lớn hơn, động cơ này cũng được trang bị bộ lọc khí thải chọn lọc SCR mới để thải ra ít khí độc hại hơn. Giống như trước đây, khách hàng có thể lựa chọn giữa 2 loại hộp số là sàn 6 cấp hoặc tự động 7 cấp, tùy từng phiên bản. Renault cũng đưa ra 2 lựa chọn hệ dẫn động là cầu trước và 4 bánh. Thay đổi lớn nhất trên Alaskan là hệ thống treo 5 điểm mới ở phía sau, giúp giảm độ rung cho khoang lái. Nhờ có hệ thống treo mới, tải trọng thùng sau tối đa của chiếc xe đã được tăng lên thành 1,1 tấn.
Tuy nhiên, tải trọng kéo rơ-mooc phía sau của Alaskan 2020 vẫn được giữ nguyên là 3,5 tấn. Bên cạnh hệ thống treo sau, chiếc xe nay còn có phanh sau được nâng cấp lên phanh đĩa. Vào mùa thu này, Alaskan 2020 sẽ được bán ra đầu tiên ở thị trường châu Âu với giá hiện chưa công bố.
Theo nghe nhin viet nam
Cận cảnh Isuzu D-Max Safir siêu hiếm, "thét giá" 1,04 tỷ Chỉ được sản xuất với số lượng 10 chiếc, Isuzu D-Max Safir gây ấn tượng bởi màu sơn xanh sapphire mát mắt, các trang bị off-road ấn tượng và nội thất sang trọng. Vừa được ra mắt tại triển lãm xe thương mại tổ chức ở Birmingham, Anh Quốc, Isuzu D-Max Safir là sản phẩm hợp tác giữa Isuzu và hãng nâng cấp...