Gặp họa vì viết nhật ký nói xấu nhà chồng
Vợ chồng tôi gặp, yêu nhau và lấy nhau ở thành phố HCM – nơi chúng tôi theo học đại học vì thế, chúng tôi ít về thăm quê bởi cả 2 quê đều ở xa Thành phố.
Sau khi ra trường, anh xin được việc làm ổn định, thu nhập tốt, còn tôi phải theo học một văn bằng hai vì ngành tôi học không dễ xin việc ở thành phố. Tuy nhiên, trong thời gian học, tôi vẫn đi làm.
Được cái chồng tôi năng động, tháo vát và anh biết kiếm tiền nên chỉ hơn hai năm sau chúng tôi đã mua được đất, và một năm sau thì chúng tôi xây nhà. Khi xây nhà xong cũng là khi tôi sinh con trai đầu lòng. Khi đó, chỉ có mẹ đẻ tôi vào chăm sóc cho con gái và cháu.
Sở dĩ tôi và nhà chồng không thân thiết lắm vì khi anh đưa tôi về giới thiệu với gia đình thì cả bố mẹ chồng và anh chị đều không ưng tôi, họ nói tôi không xứng đôi với anh vì anh quá đẹp trai còn tôi nhan sắc chỉ trung bình. Nhưng vì yêu tôi nên anh vẫn quyết tâm cưới. Hơn nữa khi lấy nhau chúng tôi cũng xác định là ở thành phố trong này chứ không về quê anh nên tôi cũng không lo lắng nhiều.
Tuy nhiên, nói là không ở cùng nhưng gánh nặng gia đình thì đều để lên vai vợ chồng tôi. Anh là con thứ nhưng lại là người kiếm được tiền nhiều nhất trong nhà nên khi chúng tôi mua đất, làm nhà thì chẳng có ai giúp đỡ, nhưng khi chúng tôi yên ổn, có nhà cửa, công việc và con cái ổn định thì cái gì cũng đến tay vợ chồng tôi. Từ việc mồ mả các cụ tới bố mẹ chồng ốm đau, xây nhà cửa, sửa bếp… hễ có việc gì là bố mẹ anh chẳng ngại gọi điện bảo chồng tôi gửi tiền về. Mà họ cứ nói như kiểu tiền trong nhà chỉ có anh làm ra và cha mẹ chồng có tiêu chỉ là tiêu tiền của con trai mình chứ không có liên quan gì tới con dâu cả.
Trong khi đó, ở nơi đất khách quê người, những khi vợ chồng tôi ốm đau, hay có chuyện chẳng lành thì chẳng khi nào thấy bố mẹ chồng hỏi han hay động viên gì.
Không chỉ có thế, mẹ chồng tôi còn luôn đòi hàng tuần tôi phải gọi điện về nhà thăm hỏi mọi người. Nếu tôi quên là mẹ chồng tôi tỏ ý khó chịu như thể việc tôi được lấy con trai bà là một ân huệ mà cả nhà ban cho tôi vậy. Vậy nên, tôi thấy rất mệt mỏi, bởi nói chuyện với nhau có thoải mái gì đâu, chỉ là ngượng ngạo, khó chịu, không thật lòng…
Tuy nhiên, việc khiến tôi đau đầu nhất kể từ khi tôi kết hôn đó là: Năm nay đứa cháu – con của chị gái chồng tôi vào thành phố nơi vợ chồng tôi ở để học. Thế là nghiễm nhiên nhà của cậu mợ trở thành nhà trọ miễn phí: miễn phí ăn, miễn phí ở… Trong khi cô cháu gái ấy thì lười thôi rồi. Chưa khi nào tôi thấy cháu tự động giúp tôi việc nhà, cứ như thể, tôi là người giúp việc trong nhà vậy. Đi làm về là tôi phải lao vào con cái và cơm nước cho cả nhà. Có hôm, tôi sốt, ốm không thể nào dậy được, đứa cháu quý hóa còn không thèm lấy cho được cốc nước.
Ấy thế nhưng, hễ tôi làm gì trái ý là nó kể ngay với mẹ và cả họ hàng nhà chồng tôi.
Vì thế, từ khi có đứa cháu đến ở cùng, tôi luôn thấy mệt mỏi và vô cùng bực bội mỗi khi bước và chính nhà mình. Chồng tôi cũng không thích đứa cháu này, nhưng vì là con của chị gái nên anh cũng coi như “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Cho tới một hôm, tôi đột nhiên về nhà sớm hơn mọi khi vì mệt thì phát hiện cửa phòng ngủ của vợ chồng tôi mở, tôi nhẹ nhàng bước vào thì thấy cô cháu gái yêu quý của tôi đang chỗm trệ ngồi đọc trộm nhật kí của tôi.
Video đang HOT
Nhưng thật ngược đời, thay vì lo lắng sợ hãi bởi bị tôi bắt gặp thì nó lại vênh mặt tự đắc nhìn tôi với ánh mắt thách thức: “Cháu đã đọc hết những gì mà mợ ghi về ông bà, các chú, các bác và các cậu và cả cháu nữa. Nếu như cháu nói chuyện này với ông bà và mọi người thì không biết mọi người sẽ nghĩ sao ?”
Không hiểu sao khi nghĩ lại những gì mình viết trong những cơn giận và những lời của đứa cháu vừa nói mà chân tôi như mềm nhũn ra. Quả thật là trong cuốn nhật ký đó tôi có ghi về những chuyện liên quan tới bố mẹ chồng và anh em n hà anh .
Tất nhiên, những dòng đó, tôi viết trong những lúc tức giận, ấm ức và tủi hờn nên lời lẽ không thể nào nhẹ nhàng được. Nhưng thực sự là họ cũng chẳng tốt đẹp gì, tôi ghi cho tôi đọc, nghĩa là cũng chẳng phải vu oan giá họa cho ai. Nhưng đời mà, có ai thích nghe người khác nói thật đâu. Họ sống với nhau bằng khuôn mặt tươi cười và con dao giấu ở sau lưng. Nên tôi nói thật cũng là một cái tội.
Bởi vậy, nếu như mọi người bên nhà chồng biết những duy nghĩ đó của tôi, có lẽ họ càng không coi tôi ra gì mất. Tôi cũng chẳng có mặt mũi nào mà về thăm nhà chồng nữa. Nghĩ vậy, cơn tức giận đang ngút tận đỉnh đầu bỗng dưng biến thành cơn lo lắng và sợ hãi và … tôi biết rõ đôi chân mình đang run.
Cuối cùng, mặc dù là người bị hại nhưng tôi lại phải khúm lúm xin con bé đó đừng nói với ai. Có lẽ đó chính là sai lầm tiếp theo của tôi. Nó nhìn tôi mỉm cười rồi bắt tôi mua cho nó hết cái này tới cái khác. Nhưng mùa hè khi nó về nhà thì mọi người ai cũng biết hết mọi chuyện. Tôi chắc chắn nó còn thêm mắm thêm muối vào nữa. Và thế là một trận tảy chay tôi trong gia đình chồng diễn ra. Mẹ chồng gọi điện vào đay nghiến tôi, nói tôi không ragì. Làm con dâu nhà này là phúc của tôi mà không biết đường…. Tôi ức chỉ muốn chết đi. May mà chồng tôi hiểu nên anh cũng không trách tôi.
Khi chị gái gọi điện có ý nói xấu tôi thì anh đã bình tĩnh nói với chị mình: “Các chị thì cũng thế cả thôi. Nếu có chị nào tự tin là mình đối xử với nhà chồng tốt hơn và không hề nghĩ xấu về họ thì hãy lên án cô ấy. Còn nếu cũng giống nhau, hoặc còn không bằng cô ấy nữa thì thôi thì chị dừng lại đi. Em thấy mệt mỏi lắm!”
Nhưng tôi biết trong lòng anh rất buồn. Và cũng chính vì chuyện này mà tình cảm vợ chồng tôi không còn được như trước. Nhiều khi có chuyện gì, về nhà anh cũng không nói với tôi. Kể cả chuyện cha mẹ anh gọi gửi tiền về anh cũng lặng lẽ làm một mình mà không bảo vợ gửi như khi xưa nữa.
Tệ hại hơn là cứ khi mọi người nguôi ngoai chuyện của tôi là con bé đó lại lôi chuyện cũ ra nhắc lại một cách bóng gió khiến tôi hãi con bé cháu tới già.
Theo Vietnamnet
Những tật xấu hằng ngày đẩy vợ chồng đến ly hôn
Nghiên cứu tâm lý cho thấy có nhiều điều nho nhỏ vợ chồng làm hằng ngày có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho hôn nhân.
ảnh minh họa
Những thói quen gây hại nhất lại không phải là ngoại tình hay bạo hành mà là những điều vụn vặt đến mức bạn không ngờ tới.
Nói xấu nhau sau lưng
Rất nhiều người, đặc biệt là các bà vợ, có thói quen này. Thường xuyên kể xấu về vợ/chồng có thể thực sự khiến sự tôn trọng với bạn đời trong lòng bạn giảm xuống. Nếu vô tình để họ biết thì sẽ là tổn thương rất lớn. Khi phát hiện 1, họ có thể suy diễn rằng đã có đến hàng trăm lời nặng nề cỡ đó trở lên.
Từ đó, những cảm xúc tiêu cực, các so sánh nghiêng về chiều hướng xấu cũng đến, hóa thành lời chỉ trích, cãi vã.
Không thay đổi định kiến
Luôn luôn "ghim" những điểm xấu của nhau không khiến bạn đời tốt lên mà chỉ khiến tâm trạng bạn xấu đi. Thói quen suy nghĩ tiêu cực này sẽ đưa bạn đến thái độ tiêu cực tương tự, thể hiện rõ qua cách đối xử với đối phương. Tất nhiên người ta sẽ nhận ra. Nếu bạn đời không phải là người bao dung với mình nhất đó sẽ là nỗi thất vọng lớn.
Không đặt mình vào vị trí của nhau
Đàn ông thường gặp khó khăn trong việc nhìn mọi việc bằng quan điểm của bạn đời, một phần vì cấu tạo sinh học và tâm lý của giới tính. Tuy nhiên, những cuộc hôn nhân mà chồng không bao giờ chịu chấp nhận quan điểm của vợ chỉ đưa đến kết cuộc chia tay.
Trong khi đó, nếu vợ không chia sẻ, thấu hiểu được những khó khăn mà chồng mình đang trải qua, "châm chước" một chút cho chàng thì những lời trách móc liên tục sẽ như màn tra tấn hằng ngày với anh ấy.
Quá nóng nảy
Nóng tính không phải là điều tốt, nó sẽ đẩy bạn đời ra xa, khiến họ e ngại, sợ hãi ở gần bạn.
Dù đàn ông là phái mạnh nhưng người hay thiếu kiềm chế khi tranh cãi lại là phụ nữ. Họ dễ nổi nóng, tranh cãi tiêu cực nhiều hơn trong những tình huống đáng lẽ cần bình tĩnh để xem xét tình hình. Ngay cả khi nóng giận, bạn vẫn nên kiểm soát giọng nói và phát ngôn của mình. Ông bà đã nói "đừng nói thỏa giận" vì sẽ có những lời mà người nghe không bao giờ quên.
Không biết điểm dừng
Một khi cuộc tranh cãi nổi lên, nó rất dễ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Khi ấy, cả cơ chế sinh học của cơ thể bạn cũng đi vào tình trạng "chiến đấu". Bạn có thể hoàn toàn mất khả năng suy nghĩ và rối loạn ngôn từ.
Khi phát hiện ra rằng mình không còn có thể nói năng tỉnh táo, chỉ muốn la hét giận dữ, tốt nhất là bạn nên im lặng để bình tĩnh lại.
Luôn che giấu cảm xúc
Bài liên quan:
Có người khi gặp tình trạng xúc động mạnh lại quá điềm tĩnh, kiềm chế đến mức triệt tiêu cả khả năng bày tỏ cảm xúc của mình. Thế nhưng làm như thế lại khiến bạn đời bối rối, không hiểu được ý bạn. Nếu giữ góc riêng quá kiên cố với chính bạn đời của mình bạn sẽ khiến họ nản lòng và đi chia sẻ với...người khác.
Không bao giờ tranh cãi
Không ai có thể luôn luôn đồng tình với nhau trong tất cả mọi việc. Khi hai người thậm chí không hề tìm cách để thấu hiểu, giải thích để đối phương hiểu mình hơn. Nếu có ấm ức và bạn cứ bỏ qua, không quan tâm thì mối quan hệ vợ chồng sẽ chết dần.
Đặt sang bên các vấn đề quan trọng quá lâu
Ví dụ việc mua nhà, sinh con... khi có bất đồng trong quan điểm một trong hai hoặc cả hai không rốt ráo giải quyết.
Thời gian cứ thế trôi qua và có thể sẽ làm lỡ dở những việc quan trọng trong cuộc sống chung. Khi ấy, sự thất vọng và oán giận có thể sẽ là liều thuốc độc cho hôn nhân của bạn.
Theo Eva
Nguyên tắc để nàng dâu luôn "trụ vững" trước mẹ chồng Với 4 nguyên tắc sau, nếu tuân thủ, đảm bảo bạn sẽ chinh phục được những bà mẹ chồng khó tính nhất. 1. Không bao giờ dựa dẫm vào chồng Bạn có thể là một cô gái yếu đuối và cần một bờ vai. Nhưng chí ít, đó là một bờ vai về tinh thần. Về phương diện kinh tế, để có tiếng...