Gặp họa vì nôn nóng lấy lại “vòng hai” sau khi sinh
Lấy lại vóc dáng sau sinh là mong muốn của rất nhiều phụ nữ nhưng do thực hiện không đúng cách nhiều chị em “gặp họa” như: Bị băng huyết, bị bỏng, dị ứng với đai nịt bụng.
Ảnh minh họa: Internet
Nắm bắt được tâm lí của hầu hết các chị em muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn, cơ bụng săn chắc sau sinh, các cửa hàng bán quần áo, đồ dùng cho trẻ nhỏ đã tung ra rất nhiều loại sản phẩm hỗ trợ có tác dụng lấy lại “vòng hai” nhanh chóng như đai nịt bụng, đai quấn nóng, dịch vụ mátxa, muối chườm với đủ thành phần từ các loại thảo dược tự nhiên…
Thậm chí, trên các trang mạng xã hội còn đưa ra nhiều quảng cáo với nhiều chương trình hấp dẫn như giúp các bà mẹ lấy lại “vòng hai” tại nhà, thậm chí có loại thảo dược còn khẳng định sẽ giúp các bà mẹ giảm được từ 8-15cm trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, sau khi sử dụng các loại sản phẩm này, không ít chị em lại phải đối mặt với tình trạng bị băng huyết, dị ứng da, mụn mẩn đỏ, ngứa…
Mới sinh được một tuần, nhưng ai nhìn thấy chị Nguyễn Mai Hương (27 tuổi, ở Hưng Yên) cũng gọi chị là “mẹ sề”. Vẫn biết là mọi người chỉ trêu đùa vậy cho vui nhưng chị Hương vẫn không khỏi tự ti với thân hình đẫy đà của mình.
Nghe bạn bè mách dùng dây nịt bụng tẩm quế giúp ấm bụng, kết hợp với thoa thêm tinh dầu quế lên bụng rồi gen chặt bụng lại. Vì mong muốn bụng gọn sau sinh càng nhanh càng tốt nên chị Hương nịt bụng liên tục trong ngày, thậm chí đêm ngủ chị cũng gen bụng.
Dùng được vài ngày chị cảm thấy vùng bụng và thắt lưng bị đau tức, xung quanh chỗ gen bụng còn bị nổi mẩn đỏ và ngứa. Chị vội vàng đi khám thì nhận được kết quả chị bị dị ứng với dây nịt bụng và tinh dầu quế. Vậy nên chị Hương đành ngậm ngùi “chia tay” với phương pháp làm đẹp này.
Không giống như chị Hương, thay vì lấy lại “vòng hai” bằng dây nịt bụng, chị Vũ Hồng Hạnh (32 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) lại chọn phương pháp quấn nóng và chườm muối nóng.
Mới sinh được hai ngày chị Hạnh đã dùng muối rang nóng để chườm ngay lên vùng bụng. Do vừa mới sinh xong, đã chườm nóng luôn làm cho tử cung không co lại được đã khiến cho chị Hạnh bị băng huyết muộn sau sinh và phải nhập viện điều trị.
Video đang HOT
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Thái Hà cho hay: “Bình thường khi mang thai da bụng bị căng ra nhanh chóng, vì vậy một số phụ nữ có da đàn hồi kém dễ bị tình trạng rạn da, da bụng sẽ sồ sề, khó nhỏ lại như trước.
Đó là lí do tại sao nhiều chị em phải dùng phương pháp chườm nóng, đai nịt bụng, đặc biệt là đai nịt bụng có tinh dầu quế để bụng nhỏ lại nhanh hơn. Tuy nhiên, sau khi phụ nữ sinh con, tử cung sẽ co lại để cầm máu.
Ban đầu tử cung co lại ngang rốn, sau đó mỗi ngày co lại 1cm, hai tuần sau sinh tử cung nhỏ xuống dưới xương vệ. Sáu tuần sau các cơ quan sinh dục mới trở về bình thường. Do vậy, trong vòng sáu tuần sau sinh, nếu sản phụ chườm nóng, dùng bịt bụng sẽ làm tử cung không co lại được gây băng huyết muộn sau sinh rất nguy hiểm”, bác sĩ Dung nói.
Đừng quá lạm dụng
Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, hiện trên thị trường có nhiều loại muối thuốc, thảo dược được quảng cáo sẽ lấy lại vóc dáng cho những phụ nữ sau sinh, đặc biệt giúp vòng bụng bớt nhăn nheo và giảm số đo đáng kể. Chườm muối rang nóng, mát xa bụng, nịt bụng đều có tác dụng làm giảm vòng hai sau sinh.
Kết hợp cả ba phương pháp này sẽ có hiệu quả tốt. Tuy nhiên chị em cần lưu ý một số điểm khi chườm muối là cần chọn loại muối sạch và đảm bảo để tránh gây dị ứng. Khi chườm cần tránh vết thương vì muối có thể gây đau rát. Đặc biệt những trường hợp sinh mổ nếu không cẩn trọng có thể gây nhiễm trùng vết mổ.
Tốt nhất chị em nên đợi cho vết thương lành hẳn rồi hãy chườm. Không được chườm quá nóng vì có thể gây bỏng da. Vì vậy, chị em nên lót hoặc quấn quanh bụng một lớp khăn để giảm bớt nhiệt, tránh bị bỏng.
Nói đến vấn đề giảm cân sau sinh, ThS.BS Vũ Phương Ngọc, Bệnh viện Y học cổ truyền cho biết thêm: Nếu sản phẩm đúng là có thành phần từ vỏ quế thiên nhiên thì có tác dụng rất tốt cho cơ thể, giúp tăng tuần hoàn huyết, tinh chất của quế là nóng, ấm. Tinh dầu quế thường dùng để uống chữa bệnh, xoa bóp ngoài da, dùng làm gia vị… mỗi cách dùng với liều lượng khác nhau, không nên quá lạm dụng vào loại thảo dược này.
Cũng theo bác sĩ Ngọc, với những chị em sau sinh đang cho con bú không nên tự dùng tinh dầu quế để thoa bụng hoặc tẩm vào đai nịt bụng như một số sản phẩm nịt bụng quế chỉ dẫn trên các trang mạng. Bởi tinh dầu quế rất nóng, nếu bôi quá nhiều sẽ gây đỏ da, bỏng rát. Nếu không cẩn thận để tinh dầu quế dính vào mắt, mũi, miệng của trẻ thì rất nguy hiểm, có thể gây hỏng giác mạc, mù lòa, nở loét da của trẻ.
Tâm lí chị em sau sinh thường mong bụng nhanh nhỏ gọn, cơ bụng không nhão, chảy xệ, nên chị em tìm mọi cách để làm cho cơ thể săn chắc trở lại.
Bên cạnh việc chườm muối, mátxa bụng, nịt bụng bằng đai quế chị em đừng quên kết hợp tập thể dục, chế độ ăn nhiều rau, giảm chất béo, giảm ngọt và uống nhiều nước để giảm cân. Cho con bú mẹ hoàn toàn không chỉ tốt cho trẻ mà còn là một trong những phương pháp giúp người mẹ lấy lại vòng hai thon gọn và giảm cân hiệu quả.
Theo Tuổi trẻ Thủ đô
Bài thuốc dân gian về cầm máu vết thương rất hiệu quả
Có những bài thuốc dân gian rất hữu dụng trong việc cầm máu khi bị thương, bạn hãy áp dụng nhé!
Khi bị một vết thương chảy máu, cần phải nhanh chóng tìm mọi cách làm ngưng chảy máu, để hạn chế mất máu nhiều có thể gây choáng nặng dẫn đến tử vong.
Dùng các loại thuốc cầm máu vào vết thương và băng ép lại thật chặt
Trước hết cần nâng cao phần bị thương lên, dùng khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương cho đến khi máu ngừng chảy, hoặc dùng các loại thuốc cầm máu vào vết thương và băng ép lại thật chặt.
Một số vị thuốc có tác dụng cầm máu tại chỗ Cỏ mực, cây bỏng (sống đời), bông ổi, huyết dụ, tam thất, bách thảo sương (nhọ nồi), bại hoại (móng rồng), quế rành (trèn trèn, quế trèn), thài lài trắng, tu hú trắng, lá tía tô, lá sắn dây, lá dâu non, nõn cau tươi, nõn tre tươi, nõn chuối tiêu... Khi bị vết thương chảy máu cần ngay lập tức lấy một trong các loại cây thuốc trên, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương rồi băng ép lại.
Chế biến một số bài thuốc để dùng khi có vết thương chảy máu:
Bài 1: Cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi giúp cầm máu hiệu quả.
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100g, lá chuối hột khô sao cháy đen 100g, than tóc 100g. Chế biến: Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than.
Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi ni - lon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo.
Cách dùng: Sau khi đã sát khuẩn vết thương, rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
Bài 2: Lá trầu
Lá trầu không 2 phần, lá gai làm bánh 2 phần, hạt cau già 1 phần. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng lại.
Chú ý: Sau khi cầm máu, dù là vết thương nhỏ cũng cần đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kiểm tra tình trạng vết thương, tiếp tục theo dõi và có chỉ định điều trị phù hợp.
Bài 3: Rau ngổ
Ngoài tác dụng cầm máu, rau ngổ còn là mộ dược liệu để chữa thổ huyết, băng huyết và ăn uống không tiêu
Bạn có thể bắt gặp rau ngổ ở bất kỳ hàng rau nào ngoài chợ. Đây không phải là một loại cỏ mà thường được sử dụng như một loại rau gia vị trong món canh chua hoặc các món rau sống tổng hợp. Chúng mọc hoang và dễ trồng trong vườn nhà ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.
Để cầm máu, bạn chỉ cần rửa sạch rau ngổ, giã nát, đắp vào vết thương hoặc cố định bằng băng gạc như cỏ nhọ nhội. Ngoài tác dụng cầm máu, rau ngổ còn là mộ dược liệu để chữa thổ huyết, băng huyết và ăn uống không tiêu.
Theo Khỏe và đẹp
Những tai biến khủng khiếp khi phá thai bằng thuốc BV Phụ sản T.Ư vừa tiếp nhận và cấp cứu trường hợp sản phụ 39 tuổi, mang thai ở tuần thứ 25 trong tình trạng hết sức nguy kịch sau khi phá thai bằng thuốc tại một phòng khám tư nhân ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Rất nhiều phòng khám tư nhân quảng cáo thực hiện phá thai bằng thuốc. Sống thực...