Gặp họa vì chém gió trên Facebook
Cứ tưởng lên phây muốn &’chém’ gì thì &’chém’, vì toàn bạn bè hoặc người không quen biết, nên thỉnh thoảng Hiền lại than mấy câu về chuyện nhà chồng. Ai ngờ…
Vạ miệng trên Facebook
Chị em đã có gia đình thường mắc cái tật nói xấu nhà chồng, nhất là mẹ chồng. Nói xấu trong phòng làm việc, trong… toilet công ty, ngoài quán cà phê, quán ốc luộc… chưa đủ. Trong thời của mạng xã hội, còn một nơi để xả bầu tâm sự nữa, đó là Facebook. Hiền cũng thế.
Thực ra không phải Hiền ghét mẹ chồng, nhưng sống chung thì nhiều khi không khỏi có điều ấm ức. Đã trót đóng vai dâu hiền, cô đành nhịn bà cho êm nhà êm cửa, cho khỏi mang tiếng bất trị, nhưng không nói ra thì khó chịu, nên phải “buôn”.
Cũng như những người nghiện phây khác, mọi trạng thái tâm lý tình cảm đều được cô chia sẻ, từ chuyện ăn khó tiêu đến thất vọng về thế thái nhân tình, và… bực bội về mẹ chồng. Chuyện về mẹ chồng gãi đúng chỗ ngứa của rất nhiều chị em phải làm dâu, nên những chia sẻ kiểu đó luôn luôn có lượng comments đông đảo, người động viên, an ủi, kẻ góp chuyện về mẹ chồng mình.
Thế rồi một lần, đi làm về, Hiền thấy mọi người nhìn mình như nhìn tội phạm, vừa giận dữ, ghét bỏ, vừa ghê sợ. Cô chào, chẳng ai trả lời. Chột dạ, Hiền nhìn sang chồng ra ý hỏi tại sao, và cũng để cầu cứu, nhưng chính anh cũng thở dài quay mặt đi. Mãi sau, mẹ chồng mới bảo: “Nếu trong mắt con, mẹ là một bà già vừa cay nghiệt, ích kỷ vừa tham lam như thế, thì mẹ cho phép hai đứa ra ngoài ở riêng. Nhưng mẹ nghĩ mình chưa tệ hại đến mức đáng để con vạch áo cho người xem lưng, bêu riếu mẹ trước bàn dân thiên hạ như vậy”.
Ảnh minh họa
Hiền sợ quá, bảo ai nói gì với mẹ thế ạ, con đâu có ý đó. Đến lượt chồng cô sốt ruột gắt: “Thôi đừng vờ vịt dài dòng nữa cho tôi nhục mặt thêm. Cô nói những gì trên phây hùng hồn lắm cơ mà, sao không nhớ nhỉ”. Đến lúc đấy Hiền mới giật mình. Chồng cô không dùng Facebook, bố mẹ chồng lại càng không biết đến internet chứ đừng nói đến mạng xã hội, cô cũng chẳng kết bạn với ai thuộc hàng quen biết nhà chồng. Sao lại thế được?
Sau này tìm hiểu, Hiền mới biết, trong số bạn bè vừa đề nghị kết bạn và được cô đồng ý, có một người em con dì họ của chồng mình. Cô bé này không dùng tên thật mà lấy một cái nick dễ thương, avatar cũng là ảnh một bé mèo xinh xắn. Hiền thì ai kết bạn cũng đồng ý cả, nhiều khi chẳng cần xem họ là ai, miễn là họ likes và comment mình.
Tối ấy, Hiền vào phây, xem lại những status cô kêu ca về mẹ chồng và toát mồ hôi hột. Quả thật những câu như này đem buôn với bạn bè thì thấy cũng bình thường, thời bây giờ ai chẳng kêu ca đủ thứ trên phây? Nhưng nếu người đọc là mẹ chồng hoặc người thân quen của bà thì thật nghiêm trọng.
“Mệt với thái hậu quá, suốt ngày chỉ biết đòi hỏi và ra lệnh. Sao bà cũng biết thương con gái đi làm dâu mà không bớt gây sự với mình đi một chút?” – đó là hôm mẹ chồng mắng Hiền vì cô đi shopping về quá muộn, khiến bà đang ốm vẫn phải nấu cơm tối.
Video đang HOT
Còn cái hôm Hiền muốn chồng cùng đi họp lớp cấp ba nhưng mẹ chồng lại muốn anh chở bà đi khám, cô viết: “Có nhất thiết phải tranh giành chồng con với con như thế không, lão phật gia? Đằng nào thì anh ấy cũng là con mẹ mà, có mất đi đâu? Sao hễ con muốn có chồng bên cạnh một chút là lão phật gia lại kiếm cớ điều đi việc khác thế? Tối qua mẹ vẫn còn khỏe ơi là khỏe cơ mà”.
Gần đây nhất, cô viết: “Đã năm kinh tế buồn rồi, lại còn suốt ngày phải làm nghĩa vụ quốc tế. Chiều qua vừa lấy lương đã phải đưa mẹ chồng 5 triệu, coi như từ giờ đến cuối tháng sống bằng niềm tin và khí trời”… Dưới mỗi status, hàng tá nàng dâu tung ra những câu sỉ vả thậm tệ tất cả các thể loại mẹ chồng trên đời.
Hiền muốn thanh minh rằng, thực ra cô nói thế thôi, chứ cô không nghĩ về mẹ chồng tệ như vậy, nhưng liệu có ai tin? Đành chỉ biết rút kinh nghiệm để giữ miệng giữ mồm cả trong thế giới ảo, nhưng biết đến bao giờ mọi người trong nhà mới tha thứ cho cô đây?
Chết điếng vì vợ bô bô kể chuyện sex trên phây
Một ngày, anh Minh tá hóa khi bạn bè đồng loạt nhảy vào chat với anh, gửi đến hàng tá icon cười lăn cười lộn, rồi đua nhau “phỏng vấn” anh về chuyện… tình dục. “Khiếp, làm gì mà đến mức vợ phải kêu ca ầm ĩ là mệt nhoài, nhừ tử thế kia?”; “Ông đọc Kama Sutra ở đâu đấy, chỉ tôi với”; “Vừa thôi mày, ai lại để cho vợ trong giờ làm việc mà ngáp trẹo quai hàm thế, đuổi việc bây giờ”…
Giật mình, Minh vội vào Facebook của vợ, bởi chị vẫn có thói quen thượng vàng hạ cám gì cũng chia sẻ, bàn luận trên đó. Không có status nào nhạy cảm. Tìm kỹ hơn, anh thấy một comment của vợ sau một link mà bạn cô ấy chia sẻ – một bài báo về chuyện phòng the mà nội dung gây sốc của nó khêu gợi sự tò mò và cả khiếu hài hước của các Facebooker.
Mọi người xông vào cười đùa, chém gió, người thì bảo bịa, làm gì có ông nào 50 tuổi rồi mà còn “chiến đấu” được một đêm 5 – 6 “phát” liền, người thì nói, có đầy, có phải đàn ông Việt gã nào cũng “kém tắm” đâu…
Ảnh minh họa
Vợ Minh thuộc phe bênh vực cho bản lĩnh đàn ông Việt, và cô chứng minh bằng thực tế trong gia đình mình: “Chồng tớ đây này, hơn 4 chục &’ọi’ rồi mà còn đòi mỗi đêm mấy lần, đến nỗi sáng đi làm mà tớ ngáp trèo trẹo, người nhừ tử”. Thôi chết rồi, Minh ôm đầu kêu khổ. Thế này thì lũ bạn sẽ mang anh ra làm mồi nhắm cả tháng là ít. Thôi, tốt nhất là tạm ngừng chat chit, tránh các cuộc bia bọt cho đến khi “chúng nó” quên đi.
Cũng khóc dở mếu dở vì vợ lên mạng xã hội chia sẻ chuyện phòng the là anh Hoan. Nhưng không được xấu hổ một cách “hoành tráng, đáng tự hào” như Minh, anh muối mặt và cảm thấy mất hết thể diện bởi bị vợ “dìm hàng” thảm hại. Trong lúc “tám” về chuyện công an mới bắt được một ổ buôn Viagra giả, chị em ban đầu nói về sự nguy hiểm của thuốc giả, sự vô lương tâm của bọn gian thương, sau đó nói đến những thuốc tốt cho sinh lực đàn ông, và cuối cùng là khoe, hoặc than về năng lực phòng the của các ông chồng.
Vợ Hoan còm: “Các bà thừa tiền thì đi mà mua, lão nhà tôi có ăn cả pín của rồng thì cũng thế thôi. Đúng là lấy chồng già nhiều cái bất cập”. Chỉ một câu thế thôi, nhưng lại mở ra một chuỗi bàn tán của các bà tám. Đọc những câu tếu táo của họ, anh Hoan cảm thấy từ giờ trở đi anh không còn mặt mũi nào gặp người quen của vợ nữa.
Còn vợ Hoan, cứ tưởng nói chuyện vô thưởng vô phạt rồi quên luôn, ai ngờ về nhà chạm ngay phải bộ mặt sưng sỉa của chồng, kèm theo những tính từ như “vô duyên”, “lố bịch”, “ngu xuẩn”… và tuyên bố từ giờ trở đi tôi với cô sống cùng một nhà vì con chứ không còn tình nghĩa gì nữa. Lúc đầu, cô còn gân cổ lên cãi, bảo sao anh khó tính thế, chém tí cho vui chứ mọi người ai nghĩ gì đâu.
Thế nhưng thấy chồng cả tuần vẫn không nói chuyện, cô lo lắng đem chuyện tâm sự với chị gái. Tưởng có đồng minh bênh vực, bày cho cách trị “lão chồng thù dai”, ai ngờ chị gái cũng ném vào cô đúng những tính từ đó: ngu, vô duyên…
Thế là chị hoảng lên, cuống cuồng khi biết hóa ra mình sai thật, bèn vội vàng tìm cách nịnh nọt, lấy lòng chồng. Cuối cùng thì anh Hoan cũng nguôi và bỏ qua, nhưng vợ anh từ đó cách đến già chuyện buôn chuyện gia đình trên mạng.
Theo VNE
Những kiêng kị trong đám cưới miền Bắc
Những điều kiêng kị này đã gắn với những đám cưới ở miền Bắc và dù ít hay nhiều, nó cũng khiến người ta yên tâm hơn nếu làm đúng những 'quy tắc' ấy.
Phải đón dâu đúng giờ hoàng đạo
Thông thường gia đình hai bên sẽ thống nhất ba giờ tốt, gọi là giờ hoàng đạo, một là thời điểm chú rể bước ra khỏi nhà trai để đi đón cô dâu, hai là giờ chú rể bước chân vào nhà gái để làm thủ tục đón dâu và giờ tốt thứ ba rơi đúng vào lúc chú rể đón dâu về nhà trai làm lễ gia tiên. Tuy nhiên, việc này bây giờ cũng được &'biến tướng' nhiều. Vì thường người ta chỉ chọn giờ hoàng đạo đi đón dâu mà thôi. Chứ còn chọn giờ chủ rể bước vào nhà gái thì hơi khó. Ví thử hai giờ mà cách nhau vài giờ thì có mà chú rể đợi &'dài cổ'. Thế nên, các cụ thường hay kiêng giờ chú rể đi đón dâu.
Người mình hay quan niệm, nếu đúng giờ hoàng đạo thì hạnh phúc đủ đầy, cô dâu và chú rể sẽ may mắn. Nếu không làm đúng, sau này có chuyện gì xảy ra thì các cụ lại quy cho việc, không biết chọn giờ đón dâu.
Cô dâu phải &'đi nấp' để chú rể tới đón
Tức là, theo phong tục cưới của miền Bắc, cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào dắt tay ra. Có nhiều cô dâu không biết, cứ chạy ra ngoài ngóng chú rể, điều này đặc biệt kiêng kị. Vì chú rể đi đón cô dâu chứ không phải cô dâu đón chú rể. Vả lại, chuyện cô dâu xuất hiện trước sẽ khiến cô dâu mất duyên, hoặc là không được coi trọng sau đám cưới nữa.
Người mình hay quan niệm, nếu đúng giờ hoàng đạo thì hạnh phúc đủ đầy, cô dâu và chú rể sẽ may mắn. (ảnh minh họa)
Kiêng chuyện cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ
Khi chú rể đã hoàn thành nghi lễ, đón cô dâu theo chồng về nhà trai, cô dâu phải hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước, không được ngoái lại nhìn hay có thái độ quyến luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình nhà mẹ đẻ. Người ta hay quan niệm, nếu cô dâu ngoái lại nhà mẹ đẻ thì sau này hôn nhân rạn nứt, vợ chồng lìa đôi, dễ mà bỏ chồng quay về nhà.
Tuy nhiên, chuyện cô dâu khóc khó lòng tránh khỏi, bởi, cảm xúc lúc phải rời xa gia đình, sống với người mới khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
Lưu ý đem theo kim và tiền lẻ để trải dọc đường
Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu sẽ được mẹ chuẩn bị cho 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ, cho vào một chiếc túi vải và mang theo bên người.
Ngoài ra, các cô dâu cũng sẽ được mẹ chuẩn bị cho một tập tiền lẻ, để khi đi qua cầu hoặc qua ngã ba, ngã tư, cô dâu sẽ trải tiền xuống đường. Phong tục này hàm ý, đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang.
Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu sẽ được mẹ chuẩn bị cho 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ, cho vào một chiếc túi vải và mang theo bên người. (ảnh minh họa)
Kiêng để mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng
Thông thường, sau khi gia đình nhà trai làm lễ đón dâu, cô dâu mới sẽ theo chồng về nhà. Lúc này, mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng mà chỉ có bố cô dâu, cùng các bậc cao tuổi trong nhà đưa con gái lên đường về làm dâu.
Kiêng không để cô dâu có bầu đi vào nhà từ cửa chính
Cô dâu đang mang bầu thì khi về nhà chồng không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào. Trường hợp nhà không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, hàm ý xua đi điều xui xẻo. Một số nơi giải thích rằng cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng bằng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không ăn nên làm ra.
Nhìn chung, có rất nhiều thủ tục và những quy tắc trong đám cưới của người miền Bắc. Tuy nhiên, có một số địa phương không tuân thủ theo những điều kiêng kị này, việc đó cũng tùy thuộc vào từng vùng. Dù vậy, các cụ ta vẫn quan niệm &'có kiêng có lành' nên dù sao, kiêng kị để tránh những điều không hay về sau vẫn là điều tốt nhất!
Theo VNE
Người mình đã nghèo còn không tiết kiệm Qua cái Tết này, tôi đã đúc kết ra nhiều chuyện về một bộ phận người mình, nhất là cái chuyện hay hoang phí và sĩ diện. Người ta nói &'nói có sách, mách có chứng' cũng chẳng sai. Vì phải có chứng cứ thì mới nói, một bộ phận người mình hay có tính hoang phí. Hoang phí ngay từ cách ăn...