Gặp hiện tượng hát nhép đình đám Youtube
Câu chuyện về cậu khiến nhiều người cảm động vì niềm tin yêu cuộc sống mãnh liệt dù không được bình thường như bao đứa trẻ khác.
Dù đã bước sang tuổi 17 nhưng Keenan Cahill ở Chicago (Mỹ) vẫn mang hình hài của một đứa trẻ 8 tuổi. Dù phải chống chọi với căn bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp từng ngày nhưng những clip hát nhép của cậu đã thu hút hàng chục triệu lượt xem trên Youtube. Đây là căn bệnh cực kì hiếm gặp, 1/25.000 ca sinh này khiến cơ thể người bệnh ngừng phát triển ở độ tuổi lên 8 và họ trông như người lùn khiến việc di chuyển cực kì khó khăn. Ngoài ra, những người bị hội chứng này còn có thể mắc chứng khó thở, mù, mắc bệnh tim và có tuổi thọ không cao.
Ở độ tuổi mà nhiều thiếu niên khác bắt đầu có nhận thức về ngoại hình, Cahill cho biết cậu không ngại nói về bệnh của mình. “Tôi nghĩ mình giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh. Nhiều người còn không biết có bệnh này tồn tại trên đời”, cậu chia sẻ. “Tôi cũng đọc hết những bình luận đầy tổn thương trên YouTube và học được cách không để những bình phẩm về bệnh tật đó đánh gục. Giờ tôi thực sự không quan tâm đến những gì họ nói. Tôi cũng không muốn nói nhiều về tương lai. Đơn giản tôi sẽ chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra”.
Phải nói rằng, nghị lực ở cậu bé này là quá lớn. Với cậu, cuộc sống là một cuộc hành trình tuyệt vời mà người ta không bao giờ biết trước được đích đến. Đó là bởi vì nó tùy thuộc vào cách mà chúng ta đi. Và cậu bé ấy đã chọn cho mình một con đường tỏa sáng riêng từ chính khả năng của mình.
Cahill bắt đầu nổi tiếng sau khi hát nhép bài Teenage Dream của Katy Perry với 18 triệu view kể từ cuối tháng 8.2010. Clip “Whip My Hair” cũng được xem tới hơn 200.000 lần chỉ trong 1 ngày. Sau khi bắt đầu được chú ý, Cahill đã được mời tham dự chương trình “Chelsea Lately” và trong clip hát nhép bài “Down on me”, 50 Cent đã nhận lời trở thành ngôi sao khách mời xuất hiện trong clip cùng cậu.
Video đang HOT
Ngày 5/7/2011, Keenan tung ra clip hát nhép một bài hit của Katy Perry nữa, ca khúc “Last Friday Night”. Sau 5 ngày đã có hơn 1 triệu lượt người vào xem và có gần 10 nghìn người “Like”. Ngoài ra, clip này cũng có sự tham gia của dàn diễn viên đóng trong bộ phim ca nhạc đình đám “Glee” là Harry Shum Jr., Dianna Agron, Jenna Ushkowitz và Darren Criss.
Và điều kỳ diệu đã đến với cậu bé đầy nghị lực này là cậu đã được gặp gỡ và hát cùng thần tượng Katy Perry trong hậu trường concert California Dreams của nữ ca sỹ tại Thành phố Philadelphia, Mỹ. Hai người đã cùng hát nhép theo Teenage Dream, một trong những hit đình đám nhất của Katy Perry. Không chỉ trổ tài sau cánh gà, cậu còn được lên sân khấu nhảy nhót tưng bừng với nữ ca sỹ.
Cahill luôn nuôi hy vọng trở thành diễn viên và khẳng định sẽ không để các đợt điều trị làm nhụt chí. Thời gian trước, cậu đã phải trải qua 9 đợt phẫu thuật liên quan đến hông, đầu gối… và một ca phẫu thuật tế bào não. Tất cả dường như quá sức với thân hình nhỏ bé của cậu. Vậy nhưng cậu vẫn luôn cố gắng mang đến tiếng cười và niềm vui cho mọi người khi biểu diễn. Có nhiều người cho rằng, Cahill chẳng có tài cán gì cả nhưng trên thực tế, để diễn đạt được các ca khúc như thật và biểu cảm được như Cahill thì không phải ai cũng làm được.
Cuộc sống là một hành trình kỳ diệu vẫn luôn ẩn chứa những phép màu nhiệm. Phép lạ có thật khi chúng được nảy sinh từ niềm tin yêu cuộc sống, từ những cố gắng miệt mài không ngưng nghỉ của con người. Câu chuyện về Cahill mang đến cho chúng ta bài học về nghị lực, niềm tin và ý chí vươn lên. Hãy biết nhìn sâu vào bản thân, phát huy những điểm mạnh của mình chứ đừng nghe lời của kẻ khác để chỉ thấy mình toàn những điều xấu xa.
Theo TTVN
Lập đường dây nóng để tố giác ca sĩ hát nhép
Có từ 70% đến 80% ca sĩ trẻ chọn hát nhép thay vì hát thật trong các chương trình biểu diễn lâu nay.
Giới chuyên môn cho rằng nếu chỉ thị 65 về chấn chỉnh hoạt động biểu diễn nghệ thuật - thời trang của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) thực hiện triệt để, xóa nạn hát nhép thì không ít ca sĩ, nhất là ca sĩ phía Nam, phải bỏ nghề hát bởi một điều hết sức đơn giản: khả năng hát thật của họ có giới hạn.
Cạnh tranh công bằng
Là một trong những đại biểu phản đối kịch liệt vấn nạn hát nhép hiện nay trong hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị 65 của Bộ VH-TT-DL tổ chức tại TPHCM, ông Hoàng Tuấn, Giám đốc Công ty H.T Production, khẳng định: "Điều tôi nhận thấy là có đến 70% ca sĩ hát nhép. Trong đó có đến 80% ca sĩ trẻ hát nhép trong những buổi biểu diễn ở các sân khấu lớn nhỏ".
Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: "Sự thật là có quá nhiều ca sĩ hiện nay không có khả năng hát live (sống) trên sân khấu. Không ít lần hội đồng kiểm duyệt chương trình phúc khảo đề nghị những ca sĩ hát nhép không được tham gia biểu diễn trong chương trình công diễn".
Hiền Thục (bên phải) đã được minh bạch nghi án hát nhép trong một chương trình ca nhạc vừa qua.
Lý giải điều này, giới chuyên môn khẳng định: Công nghệ phòng thu càng hiện đại thì tình trạng ca sĩ hát nhép càng nhiều. Các sản phẩm âm nhạc chào sân của những giọng ca mới đều có cái để nghe, thế nhưng khi ra sân khấu hát sống bằng giọng thật lại là một chuyện khác. Công nghệ phòng thu giúp cho một số người mẫu cũng tự tin ra album ca nhạc của mình. Tuy nhiên, trong những buổi ra mắt giới truyền thông, các người đẹp lại chọn hát nhép thay vì giới thiệu giọng ca thật của mình. Thậm chí, có người đẹp chỉ đứng nhún nhảy minh họa cho MV (video ca nhạc) của họ phát trên màn hình thay vì phải giới thiệu giọng hát thật như thông lệ.
Sự lăng xê quá đà của một số trang thông tin mạng đã giúp cho một số giọng ca phòng thu nổi lên một cách ồn ào dù chưa ai biết thực lực ca hát của họ đến đâu. "Ngay chính những người này cũng biết rõ sự yếu kém về thanh nhạc của mình nên chọn giải pháp "hát nhép" mỗi khi xuất hiện trước công chúng cho an toàn ", nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện nói. Hát riết rồi thành quen, nhiều ca sĩ trẻ không còn thói quen "phải hát thật như một cách rèn luyện chuyên môn cho chính mình nữa" - ca sĩ Đan Trường chia sẻ.
Đáng nói là trong một chương trình có nhiều ca sĩ hát nhép theo âm thanh thu sẵn khiến các ca sĩ khác cũng chọn hát nhép để không bị lép vế trước khán giả. Những ca sĩ hát thật bằng chính giọng của mình nhiều khi bị thua thiệt vì không phải khán giả nào cũng nhận biết đâu là hát thật, đâu là hát nhép. Vì vậy, triệt hát nhép là lập lại sự công bằng trong biểu diễn nghệ thuật.
Kêu gọi lòng tự trọng: không đủ
Khi hỏi về một giải pháp triệt để đủ mạnh để nạn hát nhép không còn tồn tại ở các sân khấu ca nhạc, các nhà tổ chức và nhiều ca sĩ đều lắc đầu. Bởi lẽ "phần mềm nâng giọng hát hiện nay quá rẻ, chỉ vài trăm USD là sắm được nên bất cứ phòng thu nào (lớn hay nhỏ) đều có thể cho ra những sản phẩm âm thanh chất lượng. Hệ quả là ai cũng làm ca sĩ được, bất kể năng lực chẳng đến đâu". Vì thế, việc cấm hát nhép để loại bỏ khỏi thị trường ca nhạc những giọng ca không đáng gọi là ca sĩ xem ra không đơn giản.
"Thậm chí sẽ có cách làm tinh vi hơn như không hát nhép hoàn toàn mà hát chồng lên bản thu giọng hát của chính họ hay một cách nào đó mà chúng ta còn chưa tưởng tượng ra" - nhiều người am hiểu nhận định. Nhạc sĩ Lê Văn Lộc, chuyên viên Phòng Quản lý nghệ thuật, Sở VH-TT-DL, nói: "Trước khi Chỉ thị 65 ra đời thì việc cấm hát nhép đã được áp dụng nhiều năm. Trong những chương trình chúng tôi tham gia duyệt cấp phép công diễn, sau nhiều lần nhắc nhở thậm chí cắt bỏ tiết mục nếu hát nhép trong buổi phúc khảo, nhiều ca sĩ đã chọn cách hát thật. Tất nhiên, bên cạnh những giọng ca có thực lực, không ít giọng ca cũng nổi tiếng nhưng không có khả năng hát. Chúng tôi cũng khuyên bảo họ luyện thanh để hát tốt hơn. Thế nhưng, sự nhắc nhở này cũng chỉ để nhắc nhở. Việc hát thật trong chương trình phúc khảo và hát nhép trong đêm công diễn là hai việc hoàn toàn khác nhau, chúng tôi không thể kiểm soát hết. Như vậy, ý thức bản thân của mỗi người và lòng tự trọng nghề nghiệp là vấn đề mấu chốt để dẹp bỏ vấn nạn này".
Ca sĩ nào hát nhép chỉ có nhà tổ chức và ê kíp thực hiện chương trình là biết rõ. Nếu nhà tổ chức chương trình thỏa hiệp thì khó ai có thể phát hiện. Vì vậy, có ý kiến đề xuất nhà tổ chức và ê kíp thực hiện chương trình phải chịu trách nhiệm nếu ca sĩ tham gia trong chương trình bị phát hiện hát nhép.
Lập đường dây nóng
Cũng cần nói thêm chất lượng âm thanh sử dụng trong các chương trình không tốt cũng là một nguyên nhân khiến các ca sĩ chọn giải pháp hát nhép. Vì vậy, ngoài việc quy định ca sĩ không được hát nhép cũng nên quy định chất lượng âm thanh sử dụng trong các chương trình phải bảo đảm đủ chất lượng để ca sĩ yên tâm hát bằng giọng thật của họ. Có ý kiến hội đồng duyệt phúc khảo các chương trình nên duyệt cả chất lượng âm thanh.
Để xử lý những ca sĩ hát nhép trên sân khấu biểu diễn, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Hồ Anh Tuấn cho biết sẽ thành lập đường dây nóng nhằm tiếp nhận thông tin cung cấp các trường hợp ca sĩ hát nhép bị phát hiện. Một trong những đối tượng có khả năng phát hiện ca sĩ hát nhép chính xác nhất chính là đội ngũ kỹ thuật viên chuyên chỉnh âm thanh tại các chương trình. Để dẹp bỏ vấn nạn hát nhép cần sự hỗ trợ của đội ngũ này.
Theo NLĐ
"Call Me Maybe" gây sốt với những phiên bản cover Ra mắt hồi đầu tháng 3, "Call me maybe" với giai điệu trong sáng, dễ nghe, hình ảnh đáng yêu, ngay lập tức trở thành bản "hit" của mùa hè năm nay. "Call me maybe" là ca khúc của nữ ca sĩ người Canada Carly Rae Jepsen. Ca khúc này đã giành vị trí No.1 UK Singles trong tuần đầu ra mắt tại...