Gặp gỡ thầy giáo hô biến rác thải thành dụng cụ học tập
Thầy giáo Nguyễn Hữu Quyết (24 tuổi, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội) đã đi xin, gom rác thải để tạo ra những mô hình giảng dạy, đồ dùng học tập khiến giờ học trở nên sinh động, hút hồn học trò.
Thầy bắt đầu có “đam mê” với việc thu gom rác từ khi nào?
Từ khi ngày còn đi học, mình đã nghĩ về việc làm sao để có thể biến những đồ mọi người không dùng nữa thành những vật hữu ích. Bạn bè còn đặt cho mình biệt danh “Người rác” bởi đi đâu cũng thấy là mình sẽ xin rác về. Mình xin rất nhiều đến mức mọi người nghĩ mình thiếu tiền nên thu gom rác để bán. Nhưng đến lúc mình hoàn thiện sản phẩm, đăng tải lên mạng xã hội, rất nhiều người chia sẻ, cảm thấy rất thú vị.
Những sản phẩm thầy làm ra thường sẽ phục vụ cho việc gì?
Những mô hình đầu tiên về chủ quyền biển đảo, các bộ phận cấu thành của lãnh thổ Việt Nam, mô hình bản đồ Việt Nam đến sa bàn về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ lẫy lừng hay đại thắng mùa xuân năm 1975. Đến nay, hầu hết các bộ môn khoa học xã hội trong trường mình thường cùng học trò sáng tạo ra những mô hình học tập trực quan, sinh động và tất cả chúng đều được làm từ rác.
Mô hình phục vụ cho việc giảng dạy.
Phải chăng chỉ từ đam mê, tình yêu với môi trường mà thầy phát triển, hô biến rác thải thành dụng cụ học tập?
Ban đầu, tôi truyền cảm hứng và giúp các em học sinh hình thành thói quen phân loại rác thải, chai nhựa, túi nilông để cuối góc lớp. Sau đó sẽ là thu gom rác. Kết thúc mỗi tiết học, mình sẽ lấy rác về làm sạch, phơi khô và đem đi lưu trữ. Hễ môn học nào “đặt hàng” mô hình giảng dạy là thầy và trò lại tìm tòi, định hình xem cần tái chế từ loại rác nào.
Xuất phát từ môi trường và không muốn rác thải trở thành gáng nặng cho xã hội, tôi nghĩ mình nên góp một phần công sức cho môi trường mình làm việc, sinh sống trước. Phần thứ 2 là những dụng cụ học tập sinh động và trực quan giúp học sinh dễ tiếp thu, luôn thích thú với môn học cũng là điều giúp mình có thêm động lực và đam mê với công việc này hơn.
Video đang HOT
Sau một thời gian sử dụng những dụng cụ học tập từ rác, thầy thấy công việc giảng dạy của mình thay đổi như thế nào?
Điểm mới của mô hình, sản phẩm là ứng dụng trực tiếp trong vấn đề giáo dục, sản phẩm do chính các em học sinh làm ra. Số lượng rác thải trong trường học rất nhiều, đặt ra gánh nặng cho người lao công, gánh nặng cho môi trường khi chôn lấp hay đốt sẽ gây ô nhiễm. Chúng ta chỉ còn bài toán là tái chế rác thải thành đồ dùng học tập, ứng dụng trực tiếp trong các môn học được giảng dạy tại trường THPT.
Học sinh hào hứng với các môn học nhờ các dụng cụ tái chế.
Sắp tới thầy có dự định nhân rộng mô hình như thế nào?
Đến nay, sau hai năm đồ dùng dạy học tái chế từ rác thải nhựa đã được áp dụng tại trường trong các môn khoa học xã hội như ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống. Sắp tới, tôi sẽ hướng đến áp dụng tái chế thành đồ dùng học tập trong các môn khoa học tự nhiên và chắc chắn sẽ có thêm nhiều đồ dùng học tập thú vị được tái chế từ rác.
- Cảm ơn thầy đã chia sẻ!
Cặp đôi 7 năm xây nhà từ lốp xe, vỏ bia, thành quả khiến ai cũng bất ngờ
Cặp vợ chồng ở Tây Ban Nha gây ngạc nhiên cho không ít người khi dành 7 năm xây dựng một căn nhà từ lốp xe, rác thải và phế liệu.
Cặp vợ chồng Laura Davies và David Buchanan
Để kỷ niệm sinh nhật tuổi 50, cặp vợ chồng Laura Davies và David Buchanan đã chuyển đến một ngôi nhà mới, nhưng đó không phải là một ngôi nhà với các thiết bị hiện đại hay công nghệ tối tân nhất.
Về bản chất, đó là một công trình được làm từ rác và các vật liệu tái chế như lốp xe, chai lọ, lon nước và cánh cửa cũ.
Vợ chồng bà Laura định cư tại Almeria, miền nam Tây Ban Nha từ năm 2002. Ban đầu, đôi vợ chồng người Anh sống trong một ngôi nhà Cortijo (nhà truyền thống của Tây Ban Nha), nhưng được vài năm thì có ý định chuyển ra ngoại ô.
Cả hai muốn nhà mới phải đáp ứng hai tiêu chí là giá rẻ và thân thiện với môi trường. Trong quá trình tìm kiếm, họ bắt gặp mô hình nhà sinh thái có tên Earthship do kiến trúc sư người Mỹ Michael Reynold khởi xướng.
Cặp đôi quyết định áp dụng mô hình Earthship. Họ mua mảnh đất 20ha và bắt tay xây dựng căn nhà rộng gần 80m2 vào năm 2007. Hai ông bà mất 7 năm để hoàn thành ngôi nhà sinh thái của mình. Ngôi nhà được ông bà đặt tên là Cuevas de Sol, có nghĩa là "Hang động mặt trời" trong tiếng Tây Ban Nha.
Với sự giúp đỡ của bạn bè và các tình nguyện viên, đôi vợ chồng dành mỗi tuần một ngày để xây nhà. Họ không tự gây áp lực thời gian để hoàn thành công trình. Nhưng trong suốt quá trình xây dựng, họ cũng vấp phải nhiều khó khăn khi ông David gặp tai nạn, mùa hè Tây Ban Nha quá khắc nghiệt và dự án phải đợi chính quyền địa phương phê duyệt.
Năm 2014, ông bà chính thức chuyển tới nơi ở mới và vẫn không ngừng hoàn thiện nó cho đến hiện tại. "6 năm qua, chúng tôi vẫn chưa hoàn thành ngôi nhà. Còn rất nhiều việc cần làm", bà Laura cho hay.
Vật liệu xây nhà chủ yếu là lon nhôm, chai lọ và lốp xe. Bà ước tính công trình sử dụng hơn 300 lốp xe. Hàng tuần, ông David luôn tìm đến các cửa hàng ô tô để xin lốp xe cũ. Hai vợ chồng cũng tìm kiếm những vật liệu khác ở thùng rác, như những cánh cửa cũ hiện đang xếp ở hiên nhà. Các bức tường của ngôi nhà sử dụng lon nhôm và vỏ chai, được gắn chặt với nhau nhờ hỗn hợp bùn và giấy bồi.
Căn nhà có một nhà bếp mở và phòng khách, một phòng ngủ, một phòng tắm và một phòng tiện ích. Cặp đôi sử dụng các tấm pin mặt trời để cung cấp năng lượng và lưu trữ nước mưa trên mái nhà để làm nước sinh hoạt.
Điều bà Laura yêu thích nhất ở căn Earthship của mình là nhiệt độ. Các cửa sổ hướng Nam và lốp xe được thiết kế để giữ nhiệt vào mùa đông nên bên trong nhà luôn ấm áp.
Có những chậu cây dọc theo mặt kính của ngôi nhà. Bà Laura dự định sẽ trồng thảo mộc và một số loại cây cảnh. Cặp đôi cũng đã xây dựng một vài công trình phụ khác trong khuôn viên xung quanh, bao gồm 2 khu chuồng trại và nơi ở cho thú nuôi.
Cặp đôi chưa tính toán chi phí xây dựng ngôi nhà. Tuy nhiên, vì đòi hỏi nhiều công sức, một số căn Earthship có thể có giá lên tới hàng trăm nghìn USD.
Chàng trai Hà Nội sáng tạo cả kho đồ chơi từ rác thải: "Mình làm không xuể, vì lượng rác quá nhiều" Từ vỏ lon, chai nhựa, giấy, những vật dụng bỏ đi, anh Nghĩa đã tái chế thành những con vật, côn trùng và đồ chơi vô cùng độc đáo. Anh mong muốn có thể truyền cảm hứng bảo vệ môi trường và kích thích tính sáng tạo cho các em nhỏ. Chàng trai Hà Nội sáng tạo cả kho con vật, đồ chơi...