Gặp gỡ tay trống nữ hiếm có ở Biên Hòa
Trong khoảng thời gian học cấp 2 đến Đại học mỗi khi tham gia Hội diễn văn nghệ của trường cô Tuyết luôn giữ nhiệm vụ chơi trống trong ban nhạc…
Vào một ngày cuối tuần của tháng 5, chúng tôi có dịp đến dự một đám cưới của người bạn ở thành phố Long Khánh, Đồng Nai. Lái xe trên quảng đường hơn 60km thì đến tư gia tổ chức tiệc cưới. Vừa đến rạp cưới là nghe dàn âm thanh phát “ nhạc sống” xập xình với những giai điệu nhạc xuân, nhạc cưới, hòa tấu… rất vui nhộn; làm thức tỉnh cả một miền quê pha lẫn với mùi sầu riêng đang vào mùa chín rộ thoang thoảng và dễ chịu.
Sau thủ tục chào hỏi, tôi nhanh chóng chọn cho mình một vị trí ngồi hướng lên sân khấu lễ cưới. Điểm chú ý không chỉ tôi mà hầu hết mọi người đều hướng vào “ tay chơi trống” là nữ rất điệu nghệ cùng hòa nhịp với ban nhạc toàn là nam! Họ đang say sưa trình diễn nhiều bài hòa tấu của các ban nhạc nổi tiếng ở thập niên 80, 90.
Cả rạp cưới bắt đầu chật kín người với hơn 60 bàn tiệc, cùng nhiều âm thanh cười nói ồn ào nhưng vẫn nghe rõ tiếng nhạc; phần lớn mọi người đều chú ý, lắc lư và ngưỡng mộ “tay chơi trống” ấy.
Kết thúc buổi tiệc, chúng tôi quyết nán lại để hỏi thăm về ban nhạc và có cuộc trò chuyện thú vị với tay chơi trống: Cô tên Nguyễn Thị Bạch Tuyết, nhà ở Phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Phóng viên: Chào cô Bạch Tuyết, cô có thể nói sơ lược về bản thân và cơ duyên nào đến với nghề “chơi trống”?
Cô Bạch Tuyết: Dạ em chào anh, em là viên chức đang công tác tại trường THCS Tân Phong, thành phố Biên Hòa. Năm nay em vừa được xếp vào hàng U50 rồi anh ạ. Đây là nghề tay trái của em để kiếm thêm thu nhập vào những ngày cuối tuần. Nói về cơ duyên em đến với nghề “chơi nhạc” thì cũng tình cờ ạ.
Hồi nhỏ, khoảng 8 tuổi gia đình em (ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An) cứ mỗi chiều cuối tuần mấy anh chị của em hay lấy đàn thùng bày ra ca hát. Sau đó, ông anh kế mới tự chế ra bộ trống nhạc để chơi. Thế là thiếu người đánh trống. Ngoài giờ học hành và phụ giúp gia đình, em được anh chỉ lại cũng như học “lóm” từ nhiều người. Em hay nghe nhạc trên radio, cassetteđể nhịp theo, rồi bị “nhiễm” ngay từ đó.
Video đang HOT
Trong khoảng thời gian học cấp 2 đến Đại học mỗi khi tham gia Hội diễn văn nghệ của trường em luôn giữ nhiệm vụ chơi trống trong ban nhạc… Sau khi lập gia đình, có em bé thì cuộc sống càng chật vật hơn, ngoài công việc ở trường, em làm thêm rất nhiều nghề để trang trải. Khoảng năm 2010, lần đi đám cưới bạn, anh chơi trống gặp sự cố không thể biểu diễn được nữa… thế là “máu nghề” nổi lên em xin “điền vào chỗ trống đó” với sự ngỡ ngàng của ban nhạc và sự tán thưởng của thực khách dự cưới. Từ đó, cũng có nhiều ban nhạc mời em tham gia chính thức luôn.
Phóng viên: vậy cô Tuyết hiện chơi trong ban nhạc nào? Thu nhập có khá không? Nghe nói Cô có đi dạy trống.
Cô Bạch Tuyết: Dạ, vì em là nữ chơi trống nên có phần đặc biệt hơn nên các ban nhạc ở Biên Hòa, Long Thành, Vĩnh Cữu, Long Khánh… hay mời em cộng tác, những ngày cuối tuần em chạy sô nhiều lắm. Vừa vui, thỏa sức đam mê, vừa có mức thu nhập tương đương với một đầu lương của em nhưng cũng khá vất vả anh ạ. Để có “chỗ đứng” trong nghề, năm 2016 em đã học xong (2 năm) khoa nhạc cụ. Hằng đêm từ 18 giờ đến 20 giờ, em còn đi dạy trống cho Trung tâm âm nhạc ở Biên Hòa.
Cô Bạch Tuyết đang biểu diễn cùng ca sĩ TP HCM
Phóng viên: Cô có nhận xét gì về phong trào hưởng thụ và chơi nhạc nói chung; có ý kiến gì cho giới trẻ ngày nay?
Cô Bạch Tuyết: (cười) nhìn chung, xu hướng hiện nay mọi người thích hát karaoke hơn bởi tính tiện lợi và thực dụng của nó. Khi nhà có đám tiệc hay tổ chức sự kiện nào đó, ở nhà hàng hoặc nhà riêng có không gian rộng thì họ mới mời nhạc sống. Hát với ban nhạc cũng hơi kén người hát nhưng bù lại là sôi động hơn, thể hiện được tình cảm của người hát.
Ban nhạc chủ động “dìu” theo giọng hát, chủ động tiết chế, điều chỉnh âm thanh… làm người hát và người nghe thích thú dễ chịu hơn. Những bài hát dễ đi vào lòng người, ca từ hay dễ thuộc, giai điệu bài hát vừa phải thì số đông họ hay chọn.
Lớp dạy trống ở Trung tâm âm nhạc Biên Hòa.
Đây cũng là nghề chân chính, bằng sức lao động miệt mài nghiêm túc nhưng giới trẻ hiện nay ít chọn lựa có lẽ thu nhập không cao. Trong lớp học mình đang dạy trống, hầu hết các em học chỉ dừng lại để biết chơi. Chỉ vài em là học theo năng khiếu và đam mê nhưng cũng không theo nghề.
Hơn 10 năm trước, phong trào liên hoan giữa các ban nhạc ở các địa phương được tổ chức vài lần để tạo sân chơi, giao lưu học hỏi lẫn nhau. Mấy năm gần đây không thấy tổ chức nữa, vì vậy nên giới trẻ bây giờ ít quan tâm.
Phóng viên: xin cám ơn cô đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện này. Nhìn cô vẫn trẻ, chúc cô nhiều sức khỏe, giữ mãi phong độ và niềm đam mê để đem lại nhiều niềm vui cho mọi người.
Cường Nhóc: 4 tuổi biết gõ nồi ra nhạc, 17 tuổi thành tay trống ma mị
Ngồi sau bộ trống, Cường Nhóc thỏa sức cùng niềm đam mê với âm nhạc.
Cường Nhóc (tên thật là La Cẩm Cường) không phải là cái tên quá xa lạ với người yêu mến nhạc Rock. Tiếng trống độc đáo, đầy ma mị, phong cách thời trang khác biệt cùng phong thái biểu diễn tự tin, tràn đầy năng lượng trên sân khấu của Cường Nhóc luôn thu hút công chúng.
Cường Nhóc bắt đầu bộc lộ tài năng âm nhạc của mình từ rất sớm. Năm lên 4 tuổi, Cường bắt đầu mê các loại nhạc cụ có sẵn trong nhà. Rồi cậu bé xem các thứ nhạc cụ đó như là đồ chơi của riêng mình. Một lần tình cờ, Cường xem trên tivi cảnh một nhóm nhạc đánh trống rồi tỏ vẻ đặc biệt thích thú. Sau đó cậu liền đi loanh quanh trong nhà gom nồi, bàn ghế ra xếp ngay ngắn giống hệt dàn trống, rồi đứng đó gõ gõ y như thật. Đến 6 tuổi, cậu có thể chơi thành thạo trên bộ trống da lẫn điện.
Đến 7 tuổi, Cường Nhóc đủ chiều cao để được chơi trên bộ trống thực sự. Cậu cùng anh trai - một tay keyboard có tiếng, đi biểu diễn khắp các tụ điểm Sài thành.
Cường Nhóc bộc lộ năng khiếu về âm nhạc từ rất sớm.
Không ít người nhận xét, trái ngược với vẻ ngoài cá tính, có phần lạnh lùng, mỗi lần Cường Nhóc ngồi trên bộ trống, anh thành người hoàn toàn khác biệt.
"Tôi chẳng biết vì sao từ bé đến lớn, mỗi lần được ngồi vào bộ trống luôn có cảm giác rất đặc biệt. Nó khiến tôi rất vui, rộn ràng, chẳng còn để ý gì thứ khác, chỉ biết đánh theo cảm xúc, phiêu theo nhạc. Đến khi đi biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp, chưa bao giờ tôi thấy áp lực hay căng thẳng" - Cường Nhóc chia sẻ.
Sau hơn 10 năm bước vào con đường âm nhạc, năm 2010, Cường Nhóc và anh trai chính thức trở thành một mảnh ghép của Black Infinity - ban nhạc Rock Việt Nam.
Dù xuất hiện cùng ban nhạc Black Infinity hay trong vai trò cá nhân, Cường Nhóc luôn để lại dấu ấn mạnh mẽ. Điển hình là lúc Cường Nhóc tham gia dự án âm nhạc Múa sạp xòe hoa của Dzung. Tay trống sinh năm 1996 không chỉ là người đảm nhiệm vị trí Drum Producer mà còn là "trái tim" của tập thể trống, tạo nên thành công của dự án nghệ thuật công phu này.
Không chỉ riêng Dzung mà nhiều người sau khi làm việc cùng Cường Nhóc cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ vì tinh thần cống hiến hết mình cho nghệ thuật của anh.
Tính đến nay, sự nghiệp của Cường Nhóc đạt được nhiều cột mốc ý nghĩa. Năm 2022, anh tham gia dự án Dzanca Dzanvu với vai trò nghệ sĩ trình diễn và Drum Producer (lần đầu trình diễn cùng với các nghệ sĩ đại diện cho TP.HCM mở màn Lễ Hội âm nhạc quốc tế HOZO tại phố đi bộ Nguyễn Huệ 12/2022).
Cũng trong năm 2022, Cường Nhóc giành Quán quân hai cuộc thi: Rock Việt - Bùng nổ bản lĩnh và The only. Trước đó, anh là Quán quân Ban nhạc Việt (2018).
Tóc Tiên: Sự thay đổi kỳ lạ về giọng hát khiến ai cũng ngỡ ngàng để vươn lên một trong những ngôi sao giải trí hàng đầu Tóc Tiên hơn người ở một giọng hát linh hoạt, đa dạng và dễ dàng biến hóa theo từng dòng nhạc, phong cách nhạc cô thể hiện. Tóc Tiên hiện là một trong những ngôi sao hàng đầu Vpop hiện nay, sở hữu lượng fan đông đảo và nhiều bài hit đình đám, lôi cuốn giới trẻ. Cô nàng cũng được ngưỡng mộ...