Gặp gỡ Diệu Thúy – nữ diễn viên đầu tiên của Việt Nam trở thành phi công: Cứ gõ rồi cánh cửa ước mơ sẽ mở!
Không còn khoác lên mình bộ đồ phi công với những nét chững chạc, cương nghị, Diệu Thúy trò chuyện như một cô gái nhà bên, về những gì đã trải qua từ hành trình trầy da tróc vảy.
Gõ từ khóa phi công Diệu Thúy trên Google, tôi nhận được 2.870.000 kết quả trong 0.78 giây. Cô gái gốc Quảng Trị với 10 năm đầu đời chỉ toàn đi chân đất, không biết đến Yahoo, không có một ý niệm nào về ngành giải trí nhưng đã tự mình làm nên những điều “vô tiền khoáng hậu” – trở thành diễn viên chính trong loạt phim Dốc sương mù, Huyền thoại 1C, Những mảnh đời giông bão, Đồng tiền đen chỉ trong vòng 2 năm. Ngoài diễn xuất, Diệu Thúy cũng là một kỹ sư, tiếp viên hàng không của một hãng 5 sao tại Dubai. Chưa hết, Diệu Thúy còn là nữ diễn viên đầu tiên của Việt Nam trở thành phi công, tính đến năm 2020.
Diệu Thúy hiện lên qua các bài viết dường như có một hành trình khá suôn sẻ, may mắn, làm đâu được đấy. Nhưng khoảnh khắc tôi thấy Diệu Thúy và trợ lý đến trước giờ hẹn hẳn 30 phút, làm tóc và makeup xong xuôi, bộ đồ chụp hình đã phẳng phiu để sẵn trong túi chuyên dụng – tôi biết cô gái này, ngoài may mắn, còn nhiều điều để nói hơn thế.
Chào Diệu Thúy, thời điểm nào giúp bạn nhận ra phi công là nghề mình muốn theo đuổi lâu dài và thấy hạnh phúc khi nghĩ đến?
Ngay từ lần đầu được ngồi trong buồng lái xem tổ lái cất cánh, hạ cánh với vai trò là một tiếp viên hàng không mới. Yêu từ giây phút đầu tiên!
Xuất phát điểm là một diễn viên năm 23 tuổi, làm kỹ sư, tiếp viên hàng không, rồi phi công – 1 lĩnh vực hoàn toàn khác khi đã 27 tuổi. Thúy tự nhận xét về mình là người như thế nào?
Diệu Thúy là một người thích khám phá, ưa trải nghiệm nhưng không phải tuýp bất chấp. Nếu trải nghiệm đó không mang lại tương lai tốt đẹp hơn, chắc chắn Thúy sẽ không làm. Như quyết định trở thành phi công chẳng hạn, Thúy phải đánh giá rủi ro của cả quá trình, rằng mình có thể mất tiền, mất thời gian, tuổi trẻ. Nhưng nếu làm được, đây sẽ là công việc khiến mình hạnh phúc khi đi làm, có thu nhập tốt hơn, lo được cho gia đình và giúp đỡ cả những người khác. 7 năm dành dụm không phải là một số tiền nhỏ, Thúy sẽ không vì sở thích nông nổi mà ra quyết định vội vã.
Lo sợ lớn nhất của bạn khi dấn thân vào con đường rủi ro này là gì?
Là chuyện tài chính. Học phi công đòi hỏi một khoản tiền lên đến hàng tỷ đồng cho chi phí đào tạo và các loại bằng lẻ, chứng chỉ phụ trong cả quá trình. Học phi công có thể là 2 năm, cũng có thể mất 4 năm. Bạn bè Thúy bán nhà đi để có tiền học không phải ít, nhưng 100 người thì chỉ khoảng 20 người có việc làm sau khi tốt nghiệp. Thêm nữa, tuổi Thúy không còn quá trẻ, sức khỏe không còn như 18-20, Thúy lại là con gái… có quá nhiều thứ không chắc chắn phải đánh đổi cho quyết định này.
Diệu Thúy đã chuẩn bị như thế nào để giảm bớt những phần không-chắc-chắn để được sải cánh trên bầu trời?
Khi làm tiếp viên Thúy thường xuyên có những chuyến bay dài lên đến 20 tiếng. Thiếu ngủ, đau đầu, jet lag khiến thể lực bị suy giảm ít nhiều. Chính vì thế nên khi nghỉ làm tiếp viên, Thúy chọn học lý thuyết 6 tháng tại Việt Nam để vừa có thời gian ôn tập, vừa có cơ hội để bản thân nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.
Video đang HOT
Về tài chính, để hiện thực hóa ước mơ, 2 năm trước khi thi đầu vào, mỗi lần nhận tiền lương Thúy đều chia ra làm 3 phần: 70% để dành học phi công, 20% để du lịch, 10% ăn uống. Nếu có lỡ tiêu hết 30% còn lại thì Thúy sẽ nhịn chứ nhất định không đụng tới dù chỉ là 1 USD.
Riêng chuyện học, 1 năm trước khi thi, Thúy phải cày lại toàn bộ môn Toán và Vật lý THPT từ lượng giác, đại số đến hình học. Thúy phải tìm hiểu trước về máy bay, nguyên lý bay cơ bản dành cho người mới bắt đầu. Đối với thời gian học lý thuyết hàng không, dù các bạn có cày ngày cày đêm, riêng Thúy cứ đúng 11 giờ sẽ tắt đèn, tắt điện thoại đi ngủ. 6 rưỡi thức dậy, tự ăn sáng và ôn bài 2 tiếng rồi mới đi học. Không quan trọng là thời gian, quan trọng là cách học.
Được biết là Thúy đã giấu gia đình và chỉ thông báo vào phút cuối…
Thúy giấu mọi người bởi vì biết là mình sẽ không nhận được sự ủng hộ. “Mấy tỷ đồng là số tiền cả cuộc đời bố mẹ đi làm không bao giờ có được. Con may mắn có được công việc tốt, vì sao con lại phí phạm như vậy? Năm nay con đã 27 tuổi, nên lập gia đình thì tốt hơn. Phụ nữ chỉ cần tới 30 là mọi thứ sẽ lỡ dở hết, lúc ấy không còn cơ hội để ổn định nữa” – Lúc đó bố đã rất căng thẳng với Thúy. Cả nhà chỉ có mẹ là ủng hộ: “Nếu con mất tất cả, con có thể quay về đây với mẹ. Mẹ sẽ cố gắng hỗ trợ con bằng tất cả những gì mẹ có để con làm lại từ đầu”.
Chỉ cho đến khi Thúy lấy được bằng Private Pilot (bằng lái máy bay nhưng không được phép kiếm tiền – PV), Thúy đã gửi ảnh về và nói với bố rằng con chưa bao giờ hạnh phúc như thế, từ lúc đó bố mới chấp nhận và ủng hộ. Sau này, mỗi khi gặp khó khăn bố cũng nói với Thúy: “Trong mắt bố, con rất bản lĩnh. Bố tin con sẽ làm được”.
Diệu Thúy đã hoàn thành khóa đào tạo phi công tại Mỹ chỉ trong 9 tháng, trước dự định 3 tháng. Bạn đã chạy vượt rào như thế nào?
Lúc ấy động lực lớn nhất là ước mơ được trở thành phi công. Chất xúc tác lớn nhất là thiếu thốn sự ủng hộ tinh thần, những ánh mắt nghi ngại của người khác. Chi phí huấn luyện rất đắt đỏ và chi phí phát sinh cực lớn nên áp lực vô cùng nặng nề. Học lý thuyết 6 tháng Thúy tăng 9kg nhưng học thực hành 3 tháng, Thúy sụt luôn 9kg đó. Mỗi ngày đi bay nếu không đạt thì số tiền 20-40 triệu coi như mất. Thúy đã phải tiết kiệm từng chút một, từ thỏi son đến cái áo đều đắn đo và rất ít khi đi chơi cùng bạn bè.
Giai đoạn 3 tháng trước khi về nước trúng ngay lúc giao mùa, Thúy bị ốm phải nhập viện đến 3 lần. Các bạn nam rất khỏe nên không bị huấn luyện ngắt quãng nhiều, có chăng là vì thời tiết không thuận lợi. Riêng Thúy mất gần 2 tháng không huấn luyện nhanh được vì bị ốm liên tục. Nhưng rồi mọi thứ cũng qua hết. Càng khó càng cố gắng, càng nhớ nhà càng nỗ lực. “Bản thân chỉ là đang làm điều mình muốn, mạnh dạn lên” – Thúy luôn tự nhủ như vậy.
Mọi người thường nói 27 là độ tuổi con gái nên tính đến chuyện ổn định, 29 tuổi lại càng muộn để khởi đầu 1 công việc mới. Là người đã có 1 cú đầu tư mạo hiểm ở tuổi 27, Thúy nhìn nhận về những định kiến tuổi tác đối với con gái như thế nào?
Có chứ, Thúy thực sự nghĩ đến vấn đề tuổi tác. Nhưng Thúy cũng tự hỏi khi 35 tuổi, làm một công việc không như mình mong muốn, khi nhìn thấy các cô gái khác bay lượn khắp nơi trên màu áo phi công, bản thân sẽ cảm thấy gì? Thúy sợ bản thân không hạnh phúc kéo theo gia đình mình không hạnh phúc hơn là sợ thất bại.
Suy nghĩ này của Thúy một phần được ảnh hưởng bởi mẹ. Mẹ nói 27 tuổi mẹ mới lấy chồng, mẹ sinh con trễ, mẹ theo đuổi sự nghiệp của mẹ. Mẹ học từ trung cấp, lên cao đẳng rồi đại học. Từ một người không biết tiếng Anh phải mò từng chữ để học thêm khi đã lớn tuổi. “Một người không được sống cho mình thì sẽ không hạnh phúc” – mẹ dặn Thúy như thế. Thúy chấp nhận việc lập gia đình, sinh con muộn hơn so với đại đa số bạn bè để chính mình được hạnh phúc, từ đó mới lan tỏa sự tích cực đến những người xung quanh.
Ngoài độ tuổi, tính chất công việc cũng thường bị xã hội đóng khung. Ví dụ như là tiếp viên, phi công thì thường có những mối quan hệ không bền vững, là con gái ai lại học ngành kỹ thuật… Thúy có suy nghĩ như thế nào?
Mình không nghĩ, mà mình thực sự, đã, đang và luôn phải đối diện với những định kiến đó. Tuy nhiên, muốn đi nhanh, đi khỏe thì phải bớt mang vác. Thúy không cố gắng thay đổi bản thân quá nhiều vì sợ đánh mất con người thật của mình. Định kiến, đánh giá ở đâu cũng tồn tại, nó vẫn xảy ra và mình đã chấp nhận đó là một phần của cuộc sống.
Vậy ngoài những rào cản, định kiến từ bên ngoài, bạn có bao giờ (vô tình) tạo nên rào cản cho mình hay không?
Thật lòng là có và Thúy biết điều đó không tốt chút nào – đó là sợ thất bại. Thúy sợ một khi mình thất bại thì bố mẹ sẽ xấu hổ về mình, gia đình sẽ gánh thay những dị nghị: “Biết ngay mà, con gái tham vọng thì chỉ có kết cục thế thôi”. Nỗi sợ này rất nặng nề, nó gặm nhấm sự tự tin và bản lĩnh của chính mình và rất khó để loại bỏ. Covid-19 cũng thử thách sự tự tin của Thúy 1 lần nữa. Khủng hoảng kinh tế đặc biệt trong ngành hàng không do ảnh hưởng của COVID khiến mình và đồng nghiệp bị giảm phần lớn thu nhập, kéo theo những ngày nghỉ dài đằng đẵng. Là phi công, quan trọng nhất là được bay để giữ được cảm giác tốt khi điều khiển buồng lái. Nghỉ bay làm Thúy bất an, lo lắng vì rơi khỏi guồng quay bình thường của mọi ngày. Thúy luôn phải tự nhủ Covid-19 cũng chỉ là thử thách mình phải vượt qua như những lần trước đây mà thôi. Là bất kỳ ai, ở độ tuổi nào cũng có thử thách, đón nhận theo cách tích cực sẽ luôn tốt hơn là lảng tránh.
Trầy da tróc vảy để được làm chủ văn phòng trên không như mơ ước, chặng đường này đã dạy cho Thúy điều gì?
“Ta là sản phẩm của chính mình”. Là thế này, có những ngày rất tuyệt vời, cả đội bay 4 chặng từ 5 giờ sáng nhưng vẫn muốn bay nữa. Có những ngày thực sự mệt mỏi vì gặp vô vàn áp lực. Nhưng Thúy có một nguyên tắc cho mình: từ khi đóng cửa bước ra khỏi nhà cho tới khi mở cửa trở về, không được giữ thái độ buồn giận hay chán nản, dù là bất kỳ lý do gì. Phi công là nghề đòi hỏi sự kỷ luật trên cả tuyệt đối, không bao giờ được để tâm trạng ảnh hưởng đến an toàn bay.
Những lần đầu Thúy thực sự khó khăn nhưng theo thời gian, điều này tạo cho mình sự cứng cỏi và dày dạn. Sau cánh cửa, Thúy hít thở sâu, tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngon là đủ. Thế nên đối thủ lớn nhất, sức cản lớn nhất, động lực mạnh mẽ nhất đều nằm ở trong mỗi người. Cũng chỉ có chúng ta mới đủ hiểu bản thân muốn gì, đam mê điều gì và làm thế nào để trở thành một phiên bản tốt hơn.
Liệu đã có ai nói với bạn rằng vì đã thành công với lựa chọn của mình nên mới có thể tự tin như vậy hay chưa. Nếu như ngày đó Thúy thất bại thì sao?
Thúy đã từng thất bại tan nát, đã từng thi rớt, đã từng có những bài bay hỏng trị giá 30-40 triệu chỉ vì một lỗi nhảm nhí. Thế nên thực lòng Thúy thấy mình chưa thành công, và cũng không định nghĩa được thành công là gì. Chỉ biết rằng mình của hôm nay tốt hơn, hạnh phúc hơn ngày hôm qua thì Diệu Thúy đã thấy sự cố gắng của bản thân được đền đáp rồi.
Thành công hay thất bại nằm ở góc nhìn của bản thân. Mỗi lựa chọn đều có lý do, có vai trò của nó trong hành trình trưởng thành của mỗi người. Chỉ cần nuôi đủ đam mê thì rào cản nào cũng có thể trở thành động lực. Mỗi bước đi, dù ngắn hay dài đều là một cách để chúng ta chạm đến ước mơ mà!
Cảm ơn Diệu Thúy đã chia sẻ. Với những người trẻ cũng đang loay hoay theo đuổi ước mơ của riêng mình giống như bạn hồi đó, Thúy có lời nào muốn nhắn nhủ đến các bạn ấy không?
Thúy cũng có những thời điểm rất tệ, dường như đã ở dưới đáy rồi và không biết phải đi lên như thế nào. Chỉ biết tự động viên là phải đi lên, mà nếu tệ quá thì đi ngang cũng được. Chúng ta thường tốn quá nhiều thời gian để cân nhắc, để đắn đo ngần ngại. Cứ gõ đi, rồi cửa sẽ mở. Nếu bạn có ước mơ hãy cứ dấn bước để sau này không phải hối hận vì những gì mình muốn nhưng đã không làm.
Cảm ơn Diệu Thúy và xin chúc bạn những điều tốt đẹp nhất!
Năm 2020, chiến dịch Bung mình tỏa sáng, bung ước mơ riêng do Sunsilk khởi xướng nhằm cổ vũ nữ giới vượt qua rào cản, định kiến để theo đuổi đam mê. Hãy xem phim ngắn mang về hành trình chinh phục ước mơ bay của phi công Diệu Thúy tại Fanpage Sunsilk để tiếp thêm động lực, bung mình tỏa sáng con gái nhé!
Phi công vừa hạ cánh đã phát hiện ra vết bẩn trên kính trước máy bay, hóa ra đó là tàn dư của cuộc "đụng độ" trên không với vị khách không ngờ
Nếu máy bay gặp phải tình huống này thì sau khi hạ cánh sẽ phải làm công tác kiểm tra khá kỹ càng.
Mới đây, trên mạng xã hội Tiktok có chia sẻ một clip ghi lại hình ảnh chiếc cửa máy bay bỗng dưng lại xuất hiện một vết bẩn khá lớn trên cửa trước của chiếc máy bay. Rất nhiều người đã nhận ra đó là nơi mà các phi công nhìn ra khi ở trong buồng lái và tỏ ra rất lo lắng cho tầm nhìn của các anh.
Vết bẩn trên kính trước của máy bay.
Một số ý kiến đã đặt ra câu hỏi, không hiểu trong quá trình bay, có vật gì đã va vào máy bay vào tạo nên vệt bẩn đó. Tất nhiên, đó không thể là một chùm dâu tây hay quả dưa hấu mà lại có màu đỏ đỏ hồng hồng như thế được.
Và câu trả lời được đưa ra, đó là tàn dư của một vụ đụng độ giữa máy bay sắt và máy bay "thịt" - tức là một chú chim nào đó.
Hóa ra đó là do máy bay va phải một chú chim.
Vết bẩn gây ra bởi sự va chạm này có vẻ bám rất chắc vào kính nên anh nhân viên kỹ thuật phải lau vài lượt thì mới mời đi được một chút. Một số cư dân mạng có bình luận rằng, ngày xưa từng nghe nếu như chim mà va phải máy bay trong lúc đang vận hành thì rất nguy hiểm, thậm chí gây nứt kính. Nếu tình huống nứt kính xảy ra, phi công sẽ phải ngay lập tức giảm độ cao và xử lý sự cố theo quy định.
Ngoài ra, máy bay khi hạ cánh cũng sẽ được các nhân viên kỹ thuật lập tức kiểm tra để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay sau.
Anh kỹ thuật phải dùng tay để lau vết bẩn đi như thế này mà mãi mới hết.
Xôn xao nhóm "máy bay bà già" tuyển "phi công" trên MXH: Khoe ngực khủng cùng lời mời hấp dẫn Ảnh gợi cảm, lời lẽ đong tình, nhóm "Phụ nữ hấp dẫn, XXX" thể hiện mục đích cao nhất của nhóm là tìm kiếm khoái lạc từ đàn ông. Gần đây, mạng xã hội liên tục xuất hiện các nhóm hội liên quan đến bán dâm, mua dâm trá hình dưới hình thức tìm những cô gái PGA, tìm kiếm sugar baby, sugar...