Gặp gỡ “cụ” cá mập 400 tuổi thành tinh nhưng chưa bao giờ cắn cáp quang
Mặc dù tuổi thọ trung bình của cá mập Greenland chỉ rơi vào khoảng 200 năm nhưng con cá mập này đã vượt kỷ lục khi sống gấp đôi thời gian cho phép
Rùa và cá chép vẫn được xem là những bô lão cao tuổi nhất trong làng thế giới động vật. Nhưng có lẽ vị trí này sẽ sớm phải nhường lại cho một con cá mập Greenland cái bởi theo ước tính của các nhà khoa học, tuổi thọ của nó phải rơi vào cỡ gần 4 thế kỷ.
Con cá mập gần 400 tuổi được tìm thấy ở Bắc Đại Tây Dương.
Chân dung “cụ bà” cá mập Greenland gần 400 tuổi.
Được biết, cụ cá mập này được các nhà khoa học của Học viện Greenland vô tình tìm thấy trên vùng biển phía Bắc Đại Tây Dương trong dự án một dự án nghiên cứu tôm và cá hằng năm. Sau khi dùng phương pháp các-bon phóng xạ để phân tích đồng tử con cá mập, họ xác định được số tuổi của nó là 392. Điều này cũng có nghĩa, con cá mập trường thọ này phải sống vào thời đại của đại thi hào William Shakespeare.
Ngoài ra, dựa vào chiều dài thân mình 5,02m và tốc độ phát triển chậm không quá 1cm/ năm, họ còn xác định được cụ cá mập này đã có quãng tuổi thơ rất dài lên tới 156 năm. Sau đó, nó mới bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành.
Con cá mập gần 400 tuổi được tìm thấy ở Bắc Đại Tây Dương.
Ông Julius Nielsen, thuộc Đại học Copenhagen, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, trước kia, các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp các-bon phóng xạ để định tuổi cá voi nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử, họ phát hiện ra một con cá có tuổi thọ lâu đời đến như vậy.Theo các nhà khoa học trường Đại học Copenhagen và Đại học Oxford, vòng đời của một con cá mập có thể dài hơn cá voi đầu cong, rùa nước và rùa biển tới 100 năm. Để giải đáp bí ẩn vòng đời của các loài động vật, họ đã sử dụng phương pháp các-bon phóng xạ nói trên. Nhân tế bào đồng tử của mắt cá mập là do những mô không chuyển hóa hình thành. Những mô này không thay đổi từ khi chúng sinh ra. Vì thế, đồng tử cá mập có thể tiết lộ số tuổi của chúng.
Nó được tìm thấy trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương.
Các nhà khoa học dùng phương pháp các-bon phóng xạ phân tích đồng tử của con cá mập để xác định tuổi.
Video đang HOT
Cá mập Greenland có tên khoa học là Somniosus microcephalus. Chúng là một trong những loài cá mập lớn nhất thế giới. Chúng sống ở khu vực biển Bắc Đại Tây Dương, quanh Greenland và Iceland. Là một trong những loài động vật sống lâu, cá mập Greenland có thể sống tối đa tới 200 năm.
Theo Kênh 14/Trí Thức Trẻ
Những hung thần đại dương sẽ khiến bạn suy nghĩ lại về việc đi tắm biển mùa hè
Nếu đã biết về những loài sinh vật này, bạn hẳn sẽ có chút ngần ngại khi bước chân xuống biển đấy.
Khi nghĩ đến những loài sinh vật biển, điều gì hiện lên trong tâm trí bạn? Bầy cá heo tung tăng nô đùa, chú cá voi khổng lồ thân thiện, một dải san hô lung linh màu sắc hay những chú rùa biển sống thọ đến cả trăm năm?
Tuy nhiên, vẻ lung linh huyền ảo chỉ là một phần rất nhỏ của đại dương mênh mông. Đâu đó dưới tận cùng của làn nước trong xanh kia là những hung thần đáng sợ hơn bất cứ loài thú dữ nào bạn có thể gặp trên mặt đất. Và càng đáng sợ hơn khi bạn không thể biết chúng có ở gần mình hay không, sẽ tấn công mình lúc nào. Vì thế, những "thần chết trong lòng đại dương" này có thể khiến bạn bị ám ảnh mỗi lần đi bơi.
Cá vây chân là hung thần sống ở độ sâu 2.000 mét dưới đáy biển.
Chúng nuôi một lượng lớn khuẩn phát quang khiến đầu chúng tự phát sáng.
Những loài cá nhỏ bị ánh sáng thu hút, tự động bơi vào cái miệng đang há sẵn chờ đợi của hung thần.
Cá răng nanh cũng là một loài họ hàng của cá vây chân.
Trong miệng chúng là những chiếc răng sắc nhọn như mũi kiếm có thể xé nát mọi con mồi.
Loài cá bí ẩn chưa được xác định này lại có khả năng thôi miên con mồi xấu số.
Một người bà con khác của cá vây chân, sống ở độ sâu 4.000 mét nên nếu có gặp chúng thì hẳn bạn cũng đã lên tới thiên đàng rồi.
Chú bạch tuộc dễ thương này có gì đáng sợ ư?
Sự đáng sợ nằm ở nơi chúng sinh sống, độ sâu 7.000 mét dưới đáy biển.
Vừa có hàm răng khủng khiếp, vừa có tốc độ phi thường, cá mập mào trở thành loài vật hung dữ gấp nhiều lần so với những con cá mập
thông thường.
Cá lưỡi rìu với hình dạng như một con ma sẽ khiến bạn bị ám ảnh hằng đêm nếu chẳng may bắt gặp.
Cá mắt thùng không phải sinh vật săn mồi, nhưng thử tưởng tượng việc bạn có thể nhìn xuyên qua cái đầu trong suốt để thấy cặp mắt
Tuy trông có vẻ vô hại nhưng con mồi nào dính phải chất nhầy của loài sứa này đều chỉ có một đường chết mà thôi.
Một số loài khác có khả năng phóng điện và đôi khi chúng cũng tấn công con người.
Vừa có hàm răng sắc nhọn, khả năng phát sáng để dụ dỗ cộng thêm chất kịch độc, hãy hi vọng đừng bao giờ phải gặp "thần chết" này.
Chiếc mũi của cá mập Goblin có thể phát hiện ra điện trường của con mồi và dễ dàng truy đuổi chúng.
Theo Linh Lan / Trí Thức Trẻ
Hiện tượng "không chồng mà chửa đẻ" hiếm có ở cá mập Không tiếp xúc với giống đực nhưng cô cá mập tre vằn tại Anh vẫn có thể đẻ ra 2 quả trứng sẽ nở vào tháng 10 này. Một con cá mập cái chưa từng tiếp xúc với giống đực trong vòng 2 năm đổ lại gần đây đã hạ sinh 2 cá mập con. Cô cá mập tre vằn đốm trắng đến...