Gặp gỡ cô nàng sinh viên năm 2 trường Báo đang được nhiều brand thời trang săn đón
Với Cao Thu Trang, nghề livestream đã trở thành niềm đam mê mà cô không ngừng theo đuổi. Chính cô cũng không ngờ nghề này lại mang đến mức thu nhập khủng và vị trí đáng mơ ước như hiện nay cho cô gái 19 tuổi.
Là gương mặt sáng giá trong giới mẫu ảnh, mẫu livestream – Cao Thu Trang (Cao Trang) – nàng sinh viên năm 2 Học viện Báo chí Tuyên truyền từ lâu đã nổi tiếng bởi vẻ xinh đẹp, duyên dáng với khả năng chốt đơn số lượng “khủng” và được coi như “gà đẻ trứng vàng” của các brand thời trang nổi tiếng.
Tính đến thời điểm hiện tại, cô sinh viên sinh năm 2001 này là một trong số mẫu livestream chuyên nghiệp trẻ nhất trong ngành và thường xuyên hợp tác với các thương hiệu nổi tiếng như: Hongvic, Format, Calie House, Elise, Neva…
Nói về con đường nghề nghiệp mà mình đang theo đuổi, Cao Trang cho biết ngay từ khi livestream nhen nhóm xuất hiện tại Việt Nam cô nàng đã rất thích xem, đặc biệt là bán hàng thời trang. Sau đó, cô nàng đã tự mình học hỏi, tìm ra những lợi thế của bản thân, điều chỉnh giọng nói… để tạo ra một nàng mẫu livestream có đặc điểm riêng, tạo thành nét cá tính của chính mình chứ không theo một khuôn mẫu hay chương trình đào tạo nào.
Cao Trang hóm hỉnh cho rằng có lẽ bản thân em có màu riêng khi livestream nên em được các nhãn hàng tin tưởng. Đặc biệt, cô nàng chia sẻ mình là người rất thoải mái thể hiện cái tôi và cá tính riêng khi làm việc, trên live như thế nào, ngoài đời cũng như thế. Có lẽ chính cái nét chân chất, thật thà cô mang vào mỗi lần làm việc đã khiến khách hàng yêu quý, tin tưởng và ủng hộ.
Đặc biệt, nàng mẫu livestream 2001 này có quan điểm nghề nghiệp khá thú vị đó là “chân thành bao giờ cũng là chân ái của cuộc đời”. Cao Trang cho rằng, sự chân thành cũng chính là thứ đã giúp cô xây dựng được đội ngũ khách hàng từ khi bước vào ngành này cho tới khi cô có được vị trí vững chắc với mức thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng/tháng như hiện nay.
Chia sẻ về bí quyết để thành công trong ngành này, Cao Trang bộc bạch, cô không có bí quyết gì đặc biệt, thậm chí cô còn cảm thấy mình chỉ là một “hạt cát trên sa mạc” bởi trong ngành này cô có rất nhiều thần tượng và cảm thấy cần phải học hỏi ở họ rất nhiều điều. Tuy nhiên, Trang cho rằng, nếu các bạn trẻ có đam mê, hãy cứ dấn thân với đam mê của mình.
Video đang HOT
Đối với Cao Trang, để thành công với nghề mẫu livestream, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang cần phải tự tin, duyên dáng, có kiến thức sâu rộng về thời trang và quan trọng nhất đó là phải có đam mê thực sự và yêu nghề.
Theo lời Cao Trang, mọi người xem livestream có lẽ cứ nghĩ đây là nghề nhàn hạ, chỉ cần đứng lên và nói cười là bán được hàng, tuy nhiên ngành nghề nào cũng vậy, để có được thành công, để nói cười và chốt đơn thì cần cả một quá trình cố gắng ở phía sau của người mẫu và rất nhiều người.
Đặc biệt, làm mẫu livestream không hề nhàn, bởi phải nói liên tục, phải trau dồi kiến thức liên tục và muốn thu nhập cao chắc chắn cũng phải làm việc liên tục. Trang kể, để trở thành gương mặt được các nhãn hàng tin tưởng như hiện nay, cô cũng từng trải qua rất nhiều thử thách, phải cố gắng và nỗ lực không ngừng, thậm chí có ngày chỉ ngủ vài tiếng để tập luyện và để “chạy” kịp chương trình.
Tuy nhiên, với Cao Trang, mỗi lần được đứng trước màn hình, được gặp gỡ khách hàng và nghe thấy tiếng báo chốt đơn dường như mọi mệt mỏi đều tan biến hết. Kể cả bây giờ, khi nghề này mang đến thu nhập từ 100-150 triệu đồng/tháng nhưng với Trang, đây là niềm đam mê mà cô nàng sẽ theo đuổi tới cùng. Cô nàng sinh viên năm 2 tâm sự: “Với em, livestream không phải là công việc, mà là sân khấu để em có thể trình diễn và tỏa sáng”.
Nghề livestream sân bóng phủi
'Kính thưa quý vị khán giả, sau đây chúng ta cùng theo dõi trận đấu giữa 2 đội... và được trực tiếp trên kênh..., mời quý vị cùng xem', đó là câu khởi đầu của một bạn trẻ làm nghề livestream bóng đá.
Nhóm bạn trẻ làm nghề livestream tại các sân bóng phủi - ẢNH: PHẠM HỮU
Đến với nghề livestream ...
Những ngày cuối tuần, chuông điện thoại liên tục reo, Lê Quân (27 tuổi), ngụ đường 43, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM, không phút nào ngơi nghỉ. Tay trái cầm điện thoại, tay phải ghi chép thông tin khách hàng đặt lịch để livestream (phát trực tiếp) cho một giải đấu giao hữu giữa 2 đội bóng trẻ.
"Bây giờ nhiều người làm nghề này lắm. Ai đá bóng cũng muốn được phát trực tiếp các trận đấu của mình lên mạng xã hội để mọi người cùng xem", Quân cho biết.
17 giờ, trận đấu bắt đầu. Trước đó Quân đi xe máy chở đồ nghề đến sân, nhanh chóng sắp xếp thiết bị trên chiếc bàn nhựa ngay sát đường biên sân bóng. Máy quay, máy tính, loa và micro là những thiết bị không thể thiếu cho buổi phát trực tiếp. Ê kíp làm việc gồm 3 người: 2 người quay phim và Quân bình luận trận đấu kiêm thiết kế kỹ thuật phát sóng.
"Dù chỉ là trận giao hữu phong trào của 2 đội bóng lứa tuổi học sinh, nhưng yêu cầu đặt ra là phải chỉn chu. Khách hàng muốn trận đấu của mình được phát giống như truyền hình trực tiếp các trận chuyên nghiệp. Phải làm sao thu hút được nhiều khán giả theo dõi trên mạng xã hội...", Quân chia sẻ.
Bình luận viên liên tục hiệu chỉnh các hiệu ứng trên điện thoại, cầm mic khuấy động không khí trận đấu. Kế bên Quân là Đinh Văn Trang, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, liên tục lia máy quay theo những đường bóng. Khoảnh khắc cầu thủ ghi bàn, Quân như hét vào micro: "Vào... vào rồi, bàn thắng tuyệt đẹp". Lúc này trên trang livestream, khán giả theo dõi liên tục thả "like" và bình luận.
Quân cho biết: "Nghề này chỉ vừa nổi lên trong 1, 2 năm nay thôi, từ khi mạng xã hội cho phát trực tiếp trên các trang cá nhân. Bây giờ nhiều người đá banh phủi (bóng đá phong trào), giao hữu đều muốn được lên khung hình trực tiếp, xem lại các bàn thắng của mình".
Cảnh một buổi livestream trên sân bóng đá phủi
"Bắt sóng" theo thời đại
Hồi mới vào nghề, chỉ cần một loa, một micro là đủ để Quân bình luận trận đấu. Song về sau, nhiều người đòi hỏi phải có hình ảnh để xem trực tiếp ở nhà thay vì phải ra tận sân. Quân bắt đầu mua điện thoại rồi mày mò thử nghiệm. Anh vừa cầm điện thoại quay từng pha bóng, vừa đọc bình luận. Ban đầu một trận nhận được thù lao 100.000 - 200.000 đồng, không đủ tiền ăn, xăng xe, máy móc, song vì đam mê chàng trai theo đuổi nghề đến tận giờ.
Nhận thấy nhu cầu tăng cao, Quân bắt đầu nghĩ xa hơn. Mượn vốn ba mẹ, Quân cùng anh em đầu tư máy quay, máy tính xách tay truyền dẫn... Quân cho rằng đó là một quyết định táo bạo nhưng đúng hướng, bởi nếu anh không đầu tư sẽ chậm chân hơn người khác trong nghề livestream này.
Từ 1 máy quay, đến giờ Quân nâng cấp lên 4 máy cho những trận cầu quan trọng. Quân kết nối với khách hàng bằng trang mạng xã hội "Truyền lửa bóng đá" với hơn 100.000 lượt theo dõi. Không phải đi kiếm "show" như trước, giờ ai có nhu cầu sẽ tự liên hệ qua mạng xã hội.
Đến nay, Quân xây dựng đội ngũ gần 20 người, đảm nhận các giải đấu khắp các sân cỏ thành phố, thậm chí ở các tỉnh lân cận. Không ngày nào nhóm của Quân được ngơi nghỉ, đặc biệt cuối tuần là thời điểm nhóm phải làm việc liên tục.
Theo Quân, nghề livestream sống được là nhờ nhu cầu quảng bá thương hiệu của các đội bóng. Nhiều cầu thủ bóng đá phong trào muốn xem lại hình ảnh để khoe bàn thắng của mình. Dần dần cộng đồng bóng đá phủi nhận thấy livestream trở thành một phần không thể thiếu trong các trận đấu.
Quân cho rằng làm nghề này không khó cũng chẳng dễ. Khác với bình luận viên chuyên nghiệp ở phim trường, Quân phải đội nắng, ngồi sát đường biên sân bóng suốt ngày để cùng hòa mình với trận đấu và khán giả qua mạng xã hội. Thời gian làm việc không cố định, xu hướng cạnh tranh trong nghề dần trở nên gay gắt, chuyện phá giá của người mới vào nghề là thường xuyên. Song khi tạo được thương hiệu, uy tín, thu nhập từ bình luận bóng đá phủi cũng kha khá, đủ nuôi gia đình.
Đinh Văn Trang những ngày trong tuần còn đi học, cuối tuần làm thêm livestream nên cuộc sống tạm ổn hơn. "nghề livestream bóng đá cực mà vui, tôi được đi và biết nhiều sân cỏ ở thành phố. Ngày đầu cũng chưa biết gì, theo mấy anh rồi được chỉ dạy, giờ tôi đã biết quay phim. Nói chung làm thu nhập cũng khá, giúp tôi trang trải được cuộc sống sinh viên", Trang cho hay.
Sau 2 năm về chung nhà, vlogger Huy Cung xuất hiện nghi vấn ly hôn với hot girl trường Báo Mới đây, vlogger Huy Cung gây chú ý khi thông báo về sản phẩm sắp ra mắt. Chủ đề lần này, Huy Cung nói về chuyện chia tay với câu nói lấp lửng: 'Dành cho những con tim đang tan vỡ...'. Sản phẩm trình làng này khiến dân mạng nghi vấn liệu có phải chuyện tình cảm của vlogger này đang gặp trục...