Gặp gỡ cô gái đứng sau thử thách Puzzle Dance Challenge “gây sốt” cộng đồng mạng những ngày qua
Nhân ngày 2/4 hằng năm là ngày toàn thế giới lan toả “Nhận thức chứng tự kỷ”, cô bé Sandy Nguyễn, hiện là học sinh lớp 11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã cùng anh trai Ryan của mình và bạn bè phát động thử thách Puzzle Dance Challenge với thông điệp “Khác biệt, Vẫn tuyệt” nhằm lan tỏa nhận thức về tự kỷ trên khắp Việt Nam.
Không may mắn như em gái, Ryan lớn lên với chứng tự kỷ từ khi còn bé. Sandy đã chứng kiến anh trai phải cố gắng rất nhiều để có thể đi học và hòa nhập cùng cộng đồng.
Sandy và anh trai Ryan
Sandy mong muốn qua câu chuyện về anh trai mình, kêu gọi cộng đồng hãy yêu thương, cổ vũ cho những bạn như anh trai mình vượt lên chính bản thân, đồng thời muốn động viên những gia đình có con tự kỷ.
Chỉ sau vài ngày ra mắt, Puzzle Dance Challenge đã được đông đảo cộng đồng hưởng ứng trên các mạng xã hội, góp phần lan tỏa thông điệp tích cực, lạc quan về chứng tự kỷ.
Những ngày qua, thử thách “Puzzle Dance Challenge” lan tỏa thông điệp tích cực về chứng tự kỷ nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng, em đã ấp ủ ý tưởng về chiến dịch này từ khi nào?
Đây là lần đầu tiên em phát động một dự án như thế này, mặc dù em rất quyết tâm nhưng cũng có lúc em do dự. Em lo là mọi người sẽ thương hại anh và sợ bị nhận những nhận xét tiêu cực, sợ không đủ thời gian và lực để làm cho tốt. Những ủng hộ tich cực của mọi người trong thời gian qua là cổ vũ rất to lớn với em.
Thử thách “Puzzle Dance Challenge” lan tỏa thông điệp tích cực về chứng tự kỷ nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng
Vào ngày 2/4 hàng năm ở các nước khác có phong trào lan tỏa vì người tự kỷ thì em cảm thấy rất biết ơn những người đã đứng ra tổ chức. Ví dụ ở Sydney, nhà hát Opera và tất cả thuyền buồm được thắp đèn xanh dương vào ngày 2/4 mỗi năm. Ở Singapore tổ chức “Light It Up Blue” cũng thắp đèn xanh dương nhiều tòa nhà; ở Toronto Canada, hàng nghìn học sinh tham gia Ngày Nhảy múa vì người tự kỷ.
Em thấy ở Việt Nam chưa có nhiều hoạt động. Em nghĩ cũng có nhiều người giống em, muốn làm và muốn giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình.
Em muốn nhắn gửi điều gì thông qua chiến dịch này?
Video đang HOT
Em mong muốn mọi người đón nhận và chấp nhận sự khác biệt của người khác với trái tim và sự cảm thông. Hãy chơi cùng trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật, cộng đồng LGBT… Họ khác biệt so với đại đa số, nhưng họ vẫn rất tuyệt vời. Cái họ cần không phải là sự thương hại mà là sự công bằng, sự kiên nhẫn.
Anh trai Ryan đã ủng hộ em như thế nào khi thực hiện chương trình này?
Mặc dù anh không nói được nhiều những gì anh suy nghĩ, nhưng anh rất cố gắng tập nhảy múa với em. Hôm quay phim, dù phải tập và quay đi quay lại nhiều lần, quay ngoài trời nắng nóng, nhưng anh rất hợp tác cùng mọi người. Có lẽ anh hiểu những gì anh và em làm là điều mình cần phải làm cho cộng đồng cho nên rất cố gắng.
Được biết có rất nhiều anh chị nghệ sĩ đã hưởng ứng rất tích cực, em đã tìm sự ủng hộ từ mọi người như thế nào?
Em vô cùng biết ơn các anh chị đã hưởng ứng phong trào này. Em có thấy cô Xuân Lan từng cho các em tự kỷ vào show thời trang trẻ em và chú Ngọc Lâm đã từng đóng vai người bị tự kỷ cho nên em nghĩ cô chú sẽ nhận lời giúp. Em cũng là fan của thầy Mạnh Quyền, em nghe các phát biểu trước đây của anh và cảm thấy thầy có thể sẽ giúp em.
Puzzle Dance Challenge đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ các nghệ sĩ Việt
Khi em trình bày mong muốn của em, mọi người đều rất nhiệt tình tham gia và giúp em kêu gọi sự tham gia của nhiều văn nghệ sĩ khác.
Từ thành công của chiến dịch, điều gì làm em thấy hạnh phúc và tự hào nhất?
Em rất hạnh phúc khi cộng đồng ủng hộ chiến dịch lan tỏa này. Những nhận xét trên mạng xã hội như: Tuyệt vời, xúc động quá, cảm ơn bạn, tôi sẽ tập nhảy vì người tự kỷ.. làm em hạnh phúc và xúc động rơi nước mắt.
Em còn rất nhiều dự định để giúp đỡ trẻ tự kỷ, ví dụ như tổ chức đêm trình diễn thời trang hoặc ca nhạc do các bé tự kỷ tham gia để minh chứng cho thông điệp “Khác biệt, Vẫn tuyệt”.
Em cũng muốn sát cánh giúp Ryan học tốt phần digital art mà hiện nay anh đang theo học, vì em biết cộng đồng tự kỷ cần thêm nhiều những ví dụ cho thấy người tự kỷ vẫn có thể làm được việc có ích cho xã hội, có thể nuôi bản thân, và sống độc lập.
Em và Ryan có điều gì muốn nhắn gửi đến cộng đồng, những người đã gửi gắm sự ủng hộ và rất nhiều tình yêu thương đến với em?
Em rất biết ơn và mong muốn cộng đồng hãy tiếp tục ủng hộ những hoạt động lan tỏa yêu thương như thế này. Mong sẽ có nhiều người tiếp tục khởi xướng thêm nhiều hoạt động có ý nghĩa ở Việt Nam.
Để cảm ơn mọi người đã ủng hộ và yêu thương mình, Ryan đã vẽ tặng mọi người tấm tranh vẽ sơn dầu hình chú chim công này. Chim công là biểu tượng của sự vươn lên và cái đẹp vĩnh cửu.
Ryan mong muốn mọi người sẽ nhìn thấy cái đẹp từ sự cố gắng vươn lên của trẻ tự kỷ, như chú chim công tuyệt đẹp này
Colombia - giáo dục là nền tảng cho hòa giải và hòa nhập
Sinh ra trong những cuộc xung đột vũ trang, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên ở Colombia đã gia nhập lực lượng vũ trang hoặc bỏ trốn khỏi quê hương, nên không thể đến trường.
Nhiều thế hệ ở Colombia đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột vũ trang. Ảnh: Reliefweb
Sau thỏa thuận hòa bình, cả thanh niên và người lớn ở Colombia đang tiếp tục theo đuổi quá trình học tập.
Tiếp tục việc học
Nhiều thế hệ ở Colombia bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột vũ trang và hàng nghìn người đã bị mắc kẹt giữa bạo lực. Do đó, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên không được học tập. Dự án Arando la Educación của Hội đồng Người tị nạn Na Uy (NRC) đã cho phép 7.000 người ghi danh vào trường tiểu học và trung học, mang đến cho họ cơ hội có cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn.
Nelson, 22 tuổi, là một trong số nhiều người Colombia đã bỏ lỡ cơ hội học tập ban đầu của mình trong cuộc xung đột dân sự. Năm 11 tuổi, anh buộc phải trốn khỏi quê hương và nghỉ học vì bạo lực và giao tranh giữa các nhóm vũ trang khác nhau trong khu vực. Sau hiệp định hòa bình, Nelson đã có thể tiếp tục việc học của mình và thực hiện ước mơ trở thành một bác sĩ thú y.
Ở Colombia, 3 trong số 10 trẻ em từ các vùng nông thôn chưa bao giờ đi học và khoảng 7 trong số 10 trẻ em không thể hoàn thành quá trình học tập. Ngày nay, hy vọng nằm ở giáo dục và đất nước phải cam kết mở rộng phạm vi giáo dục để giảm bất bình đẳng và tránh để mất một thế hệ thanh niên, một nguồn lực quan trọng của quốc gia.
Học tập sau chiến tranh
Colombia hy vọng sự bất bình đẳng giáo dục trong cả nước sẽ được giảm bớt. Ảnh: Pureearth
Dayro Gutiérrez lớn lên ở Meta, một vùng nông thôn phía Đông Nam thủ đô Bogotá. Khi anh 18 tuổi, một nhóm vũ trang đến làng anh. "Họ đã sát hại cha tôi, các chú tôi và anh em họ của tôi. Tôi quyết định gia nhập Lực lượng Vũ trang cách mạng Colombia (FARC) để không phải chịu số phận giống họ", Dayro Gutiérrez nói.
Trong thời gian làm du kích, anh đã được đào tạo như một bác sĩ, nhưng không bao giờ đủ tiêu chuẩn chính thức. Sau hiệp định hòa bình, anh giao nộp vũ khí và lấy được bằng tốt nghiệp trung học.
Hiện, anh muốn bắt đầu theo đuổi bằng cấp về nghiên cứu y khoa. "Trong 8 năm, tôi được đào tạo như một bác sĩ ở FARC và tôi đã thực hiện hơn 80 ca phẫu thuật. Tôi đã phẫu thuật thoát vị, bóc tách khối u, phẫu thuật bụng và phẫu thuật cho những cánh tay và chân bị gãy. Tôi cũng thực hiện những ca phẫu thuật do vết thương chiến tranh", Dayro nhớ lại.
Là một phần của tiến trình hòa bình, giáo dục là nền tảng cho sự hòa giải và hòa nhập của những cựu chiến binh vào đời sống dân sự. Giáo viên sinh học của một trường phổ thông tại Colombia, bà Carlos Aya ghi nhận nỗ lực của HS.
Bà nói: "Tiếp cận với giáo dục đã đến vào thời điểm họ muốn thay đổi cuộc sống. Giáo dục là một cách để mở ra cánh cửa khám phá. Họ đang học những quan điểm khác về thế giới, mang đến những khát vọng mới".
Người lớn đi học
Ở Colombia, 3 trong số 10 trẻ em từ các vùng nông thôn chưa bao giờ đi học. - Ảnh: Pureearth
Tại thành phố Puerto Jordán, Viện Xúc tiến Nông nghiệp Colombia (IPA) đang đào tạo hơn 60 người trưởng thành chưa qua trường học có ước mơ tạo ra sự phát triển và năng suất trong cộng đồng của họ. Một trong số đó là Edwin Villamizar, một nông dân đến từ hạt Norte de Santander. "Từ nhỏ tôi đã không được học, tôi phải hy sinh, để em gái được học", Villamizar nói. Anh muốn trở thành bác sĩ thú y để giúp đỡ tất cả các gia đình nông dân trong vùng.
Ở các vùng nông thôn, hiệp định hòa bình mang lại những thay đổi thực sự cho những người đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột. Với một nền giáo dục phù hợp và chất lượng cho những người trưởng thành chưa qua trường lớp, hy vọng rằng sự bất bình đẳng rõ rệt trong cả nước sẽ được giảm bớt. Ở những khu vực như Puerto Jordán, điều kiện sống của người dân đã được cải thiện nhờ giáo dục.
Cam kết hòa giải
Dự án Arando la Educación là một phần của sáng kiến đã được phê duyệt bởi Hội đồng quốc gia về Tái thành lập, được tài trợ bởi Đại sứ quán Na Uy và Bộ Giáo dục quốc gia. Nó được thực hiện bởi Quỹ Cựu chiến binh và Thúc đẩy Hòa bình Colombia, Đại học Quốc gia (Mở và Đào tạo từ xa) và Hội đồng Người tị nạn Na Uy.
Với 128 giáo viên, chương trình đã phục vụ hơn 3.200 người từ các cộng đồng xung quanh 26 khu tái hòa nhập cho các cựu chiến binh và hơn 3.500 cựu chiến binh, thông qua tuyển sinh tiểu học và trung học. Nhờ dự án này, đến nay đã có 212 người tốt nghiệp THPT.
Chiến tranh đã cướp đi nhiều quyền tiếp cận và quyền được học hành của người Colombia. Nay, những người đàn ông và phụ nữ này học tập để biến hòa bình ở các vùng nông thôn thành hiện thực. Arando la Educación thu hẹp khoảng cách và cung cấp cho cộng đồng cơ hội đạt được các giải pháp lâu dài.
Những tuyệt chiêu giúp phụ nữ ghi điểm trong mắt gia đình chồng Nếu chị em vẫn đang lo lắng không biết nên làm thế nào để hòa nhập với gia đình chồng, hãy thử sử dụng những tuyệt chiêu sau đây. Kết hôn không phải là chuyện của hai người mà là chuyện của hai họ. Nàng dâu mới về nhà chồng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không biết nên làm thế nào...