Gặp gỡ “cha đỡ đầu” bí mật của ngành công nghiệp smartphone Trung Quốc
Trong khoảng 10 năm vừa qua, các thương hiệu smartphone Trung Quốc không chỉ đứng đầu về doanh số tại quê nhà mà còn vượt qua những đối thủ quốc tế lớn ở nhiều nền kinh tế phát triển lẫn mới nổi.
Thành công của bốn thương hiệu trong số đó – OPPO, Vivo, OnePlus và Realme (mới thành lập gần đây) được xem là nhờ công lao không nhỏ của doanh nhân, nhà đầu tư và nhà từ thiện Duan Yongping – cái tên có lẽ vẫn còn khá xa lạ với không ít người.
Duan, người sẽ tròn 58 tuổi vào tháng tới là nhà sáng lập và chủ tịch BBK Electronics Corp, một công ty 24 năm tuổi đặt trụ sở tại thành phố ven biển phía nam Đông Quản (Quảng Đông, Trung Quốc) hiện đang điều hành một trong những chuỗi cung ứng điện tử hiện đại và lớn nhất thế giới bên cạnh việc sản xuất smartphone cho thị trường toàn cầu.
Vì vậy, Duan được coi là “ cha đỡ đầu” của ngành công nghiệp điện thoại thông minh Trung Quốc vì BBK đã phát triển hai thương hiệu OPPO và Vivo thành những công ty lớn ở tầm thế giới, sẵn sàng cạnh tranh với Samsung, Apple, LG và đối thủ đồng hương Huawei.
Trong khi đó, OnePlus và Realme – 2 công ty được hậu thuẫn bởi BBK và một số nhà đầu tư khác hoàn toàn có thể trở thành những thương hiệu lớn tiếp theo của Trung Quốc đủ khả năng chinh phục thị trường quốc tế.
Vào năm ngoái, Duan cũng được xác định là một nhà đầu tư tại Pinduoduo, công ty thương mại điện tử lớn thứ ba ở Trung Quốc. Ước tính, giá trị tài sản ròng của ông hiện rơi vào khoảng 10 tỷ nhân dân tệ (1.5 tỷ USD, khoảng 34.880 nghìn tỷ đồng).
Xuất thân bình thường như bao người
Sinh ra vào tháng 3/1961 trong một gia đình bình dân ở Nam Xương, thủ phủ của tỉnh Giang Tây (phía đông nam Trung Quốc), Duan theo học chuyên ngành kỹ thuật điện tử không dây tại Đại Học Chiết Giang vào năm 1978.
Sau thời gian ngắn làm giáo viên tại một trung tâm giáo dục ở Bắc Kinh, Duan tập trung nghiên cứu sâu tại Đại Học Renmin của Trung Quốc (trước đây gọi là Đại Học People) và lấy bằng thạc sĩ kinh tế vào năm 1989.
Bước ngoặt từ năm 1995
Cùng năm lấy bằng thạc sĩ, ông gia nhập tập đoàn Zhongshan Yihua nằm ở tỉnh ven biển phía nam tỉnh Quảng Đông với nhiệm vụ đầy thử thách: Quản lý một nhà máy “tệ hại” và biến Yihua thành một doanh nghiệp có lợi nhuận. Ông bắt đầu bằng việc thành lập một đơn vị sản xuất máy chơi video game giá rẻ mang tên Subor Electronics Industry Corp và giữ vai trò giám đốc điều hành.
Duan Yongping
Dưới sự chèo lái của Duan, tình hình kinh doanh của Subor ngày càng khởi sắc. Thành công của sản phẩm được biết đến với tên gọi “Little Tyrant” và bảo chứng bởi Thành Long – siêu sao võ thuật Hồng Kông đã giúp Yihua đạt lợi nhuận khoảng 1 tỷ nhân dân tệ (148 triệu USD) vào năm 1995, bước nhảy vọt so với khoản lỗ 2 triệu nhân dân tệ khi Duan gia nhập công ty.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, mối quan hệ giữa Duan và Yihua bị rạn nứt sau khi kế hoạch tách Subor thành công ty độc lập bị từ chối. Ông rời Yihua vào tháng 8 năm 1995, thành lập công ty điện tử BBK vào cuối năm đó. Với 70% cổ phần nắm giữ, Duan chia BBK thành ba mảng kinh doanh:
Điện tử giáo dục (dưới sự lãnh đạo của Huang Yihe).Nghe nhìn: Làm đầu phát VCD và DVD (Chen Mingyong).Thông tin liên lạc: Làm điện thoại di động và điện thoại không dây (Shen Wei).
BBK sau đó nhanh chóng trở thành nhà cung cấp hàng đầu về các sản phẩm đầu phát VCD và DVD tại Trung Quốc.
Đến năm 1999, Duan giới thiệu một chương trình hợp tác dẫn đến việc tạo ra các tổ chức kinh doanh độc lập và giảm cổ phần của mình tại BBK xuống còn khoảng 17%. Từ đây, OPPO được Chen thành lập vào năm 2004, trong khi Vivo được thành lập bởi Shen vào năm 2009.
Pete Lau, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của OnePlus và Sky Li Bingzhong, người sáng lập Realme đều từng làm phó chủ tịch tại OPPO.
Nhân cách giản dị
Duan Yongping từng tham gia đấu giá để ăn trưa cùng tỷ phú Warren Buffett và nói lời cảm ơn
Tháng 9 năm ngoái, Duan đã có một cuộc trò chuyện với các sinh viên Trung Quốc tại Đại học Stanford ở Palo Alto, California, nơi gia đình ông đang sống. Duan và người vợ Liu Xin (một cựu nhà báo) đã thành lập tổ chức từ thiện cung cấp học bổng cho sinh viên Trung Quốc theo học tại trường.
Tháng 6 năm 2006, Duan đồng ý trả số tiền đấu giá kỷ lục 620.100 USD trên eBay để được ăn trưa cùng tỷ phú – nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett. Đó là lần hiếm hoi người ta thấy tên tuổi ông được nhắc đến nhiều trên báo chí.
“Tôi đã học được rất nhiều từ triết lý đầu tư của Warren Buffett. Tôi muốn có một cơ hội để nói lời cảm ơn”, Duan chia sẻ với tờ SCMP vào tháng 7 cùng năm. Ngoài vợ, Duan đưa Huang cùng 6 người bạn đến ăn bữa trưa đặc biệt.
Thành quả đến từ chất lượng sản phẩm
Trong một cuộc phỏng vấn trước đây, Duan cho biết chế tạo điện thoại di động không hẳn là chuyên môn của ông, nhưng công ty của ông thì có thể làm tốt. Tính đúng đắn của quyết định đó đã được chứng minh khi doanh số smartphone Trung Quốc tăng trưởng mạnh kể từ thời điểm mạng 3G và sau đó là 4G được triển khai trên toàn quốc.
Với số dân sử dụng internet và thị trường smartphone lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã có tới 300 công ty sản xuất điện thoại di động vào thời điểm khoảng ba năm trước. Cạnh tranh khốc liệt đã giảm con số đó xuống còn khoảng 200 vào năm ngoái do người tiêu dùng Trung Quốc mua ít smartphone hơn và nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ chậm hơn.
Các nhà cung cấp tên tuổi đã giành lấy phần lớn thị trường nội địa thông qua các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thiết kế – tính năng tiên tiến và cung cấp nhiều dòng sản phẩm thuộc nhiều phân khúc giá để thu hút cả người mua trẻ tuổi lẫn giàu có.
Theo ước tính của hãng nghiên cứu Canalys, OPPO và Vivo lần lượt là nhà cung cấp smartphone lớn thứ hai và thứ ba ở Trung Quốc trong năm 2018 với tổng cộng 40% thị phần. Họ đứng sau Huawei, nhưng trên Xiaomi và Apple trong một năm mà các lô hàng điện thoại thông minh trong nước giảm xuống còn 396 triệu chiếc (so với 459 triệu vào năm 2017).
Còn trên thị trường quốc tế, OPPO và Vivo lần lượt chiếm vị trí thứ năm và thứ sáu với tổng cộng 15% thị phần theo dữ liệu từ Counterpoint Research. Bốn vị trí dẫn đầu thuộc về Samsung, Apple, Huawei và Xiaomi.
Duan khẳng định sự thành công của BBK cùng với các thương hiệu “chị em” OPPO – Vivo không phải là ngẫu nhiên dẫu họ là người đi sau trong ngành công nghiệp smartphone. Ông cho rằng, thành quả trên đến từ việc tập trung sàng lọc chặt chẽ các đối tác và nhà cung cấp, xây dựng danh tiếng, không ngừng làm mới mình và sự trung thực.
“Trong những năm đầu tiên, chúng tôi thường nói sản phẩm của chúng tôi cung cấp giá trị tốt với mức giá rẻ. Tuy nhiên, qua nhiều năm, tôi nhận thấy rằng chúng tôi chỉ đang biện minh cho những sản phẩm kém chất lượng”, Duan chia sẻ.
Điện thoại OnePlus được công nhân kiểm tra
Không chỉ tiếp thị hay khuyến mãi, Duan cho biết mục tiêu của mỗi thương hiệu là tập trung vào việc tạo ra một sản phẩm tốt đáp ứng mọi yêu cầu của người dùng, cho dù ở phân khúc cấp thấp hay cao cấp.
Cuối cùng, Duan cho biết ông không hoan nghênh cách đầu tư theo dạng “đầu cơ”. Theo Duan, bạn chỉ nên đặt cược vào những điều bạn hiểu. “Hãy tập trung tìm hiểu mô hình kinh doanh và cách thức kiếm tiền. 95% các nhà đầu tư chạy theo xu thế thị trường, như vậy là hoàn toàn sai lầm”, ông chốt lại.
Nguồn: SCMP
iPhone của Apple không còn dẫn đầu ngành công nghiệp công nghệ cao?
Trong nhiều năm qua, Apple, Amazon, Google (Alphabet) và Microsoft đã đấu tranh cho sự dẫn đầu công nghệ. Vào tháng 8/2018, Apple đã đạt được cột mốc quan trọng khi trở thành công ty công nghệ đầu tiên có giá trị vốn hóa đạt 1 ngàn tỷ USD.
Nhưng trong vòng vài tháng, cổ phiếu của Apple đã suy giảm tới 25%. Trên thực tế, vào cuối tháng 11, Microsoft đã vượt qua Apple để trở thành công ty công nghệ có giá trị nhất.
Nhiều nhà đầu tư đã trở nên bất an về tương lại của Apple sau khi nhà sản xuất iPhone đưa ra dự báo doanh thu suy giảm trầm trọng. Hơn nữa, công ty có trụ sở tại Cupertino đã quyết định cắt giảm đơn đặt hàng sản xuất cho các mẫu mới nhất như iPhone XS, iPhone XS Max và iPhone XR. Lý do là bởi nhu cầu thấp hơn dự kiến. Vậy, chính xác thì điều gì đang khiến mọi người tránh xa chiếc smartphone đang được mong đợi nhất thế giới? Cùng xem nhé.
1. Sự suy giảm chất lượng phần mềm
Tất nhiên sẽ có những fan cuồng iPhone, người sẽ bảo vệ Apple bằng mọi giá. Đối với những lời chỉ trích Apple, fan cuồng iPhone sẽ cho rằng phần mềm iOS rất hoàn hảo. Đặc biệt, khi Android có nhiều lỗi hơn và Windows Phone thiếu các ứng dụng quan trọng.
Tuy nhiên, sau khi Giám đốc điều hành iOS Scott Forstall bị sa thải vì sự thất bại của Apple Maps, trải nghiệm phần mềm của công ty đã không được giữ vững như trước đây. Trước đó, iPhone sẽ có dấu hiệu chậm lại chỉ sau nhiều năm sử dụng. Nhưng bây giờ bạn có thể phát hiện ra nó có thể bị lag ngay cả trên những chiếc iPhone mới nhất. Không thiếu người báo cáo lỗi như vậy.
iOS 11 đã tạo ra một lỗi ngớ ngẩn làm tắt nguồn iPhone, iPad, Mac và Apple Watch với một ký tự tiếng Telugu. Nhận được một ký tự tiếng Telugu qua iMessage, WhatsApp, Gmail và Facebook có nghĩa là các ứng dụng này sẽ không phản hồi cho đến khi bạn vào xóa tin nhắn. Trong một trường hợp khác, một nhà phát triển đã tìm ra cách làm iPhone bị đơ bằng cách chia sẻ liên kết qua ứng dụng iMessages. Các lỗi hóa ra rất phổ biến chứ không phải hiếm thấy.
2. Giao diện người dùng khó hiểu
Thiết kế giao diện trực quan đơn giản là một trong những lý do khiến mọi người trên toàn cầu tìm iPhone để sử dụng. Đối với những người không biết, giao diện trực quan bắt chước các đối tượng trong thế giới thực. Vì vậy, nếu bạn muốn mở một ứng dụng đồng hồ, Scott Forstall đảm bảo bạn chỉ cần tìm một biểu tượng trông giống hệt như đồng hồ.
Tuy nhiên, đối với iOS 7 trở đi, Johny Ive đã bỏ qua ngôn ngữ thiết kế trên, để ủng hộ một thiết kế phẳng với quá nhiều hiệu ứng. Johny Ive chắc chắn là bậc thầy về thiết kế công nghiệp, nhưng hãy để đối mặt với nó, phần mềm không phải là sở trường của ông.
Johny đã cố gắng hết sức để đạt được một ngôn ngữ thiết kế phẳng tối giản nhưng lại quá nhiệt tình với màu sắc. Và ngay cả sau khi giảm nó trong nhiều năm, nó vẫn trông không hợp lý và khó hiểu.
3. Apple không có sự đổi mới
Năm 2018 đã là một năm thú vị cho ngành công nghiệp di động. Thương hiệu Trung Quốc Oppo đã cho thế giới thấy rằng có thể đạt được một thiết kế toàn màn hình thực sự với cơ chế camera bật lên. Vivo giới thiệu cảm biến vân tay dưới màn hình đầu tiên trên thế giới. Không xa phía sau, Huawei đã làm choáng váng ngành công nghiệp với thiết lập 3 máy ảnh trên P20 Pro và Mate 20 Pro.
Bây giờ, hãy thử nhớ lại đóng góp của Apple cho ngành công nghiệp điện thoại thông minh trong một vài năm qua. Thật là mỉa mai khi công ty định hướng thiết kế được biết đến với những sự đổi mới đã cho chúng ta thấy 1 điều rất tệ hại, đó là màn hình với tai thỏ.
4. Tăng giá và kiêu ngạo
Quay trở lại năm 2016, Apple đã ra mắt iPhone 7 và iPhone 7 Plus. Mô hình cơ bản của iPhone 7 có giá 649 USD. Mức giá đó vẫn có thể coi là chấp nhận được. Tuy nhiên, ngay năm sau, hãng đã tiết lộ iPhone X với mức giá khởi điểm 999 USD. Đó là một sự gia tăng khổng lồ 350 USD trong một năm!
Nhưng, tại sao bất cứ ai muốn mua iPhone 8 thì trông nó vẫn giống như chiếc iPhone từ năm 2014? Đặc biệt, các mẫu iPhone XS, iPhone XS Max gần đây còn có giá "cắt cổ" hơn.
Chuyển sang sự kiêu ngạo, bạn có nhớ lỗi antenna-gate trên iPhone 4? Khi mọi người báo cáo về việc mất tín hiệu trên chiếc iPhone 4, Steve Jobs đã nói với khách hàng rằng: Bạn có thể đã cầm điện thoại sai cách. Còn ngày nay thì sao, công ty đã thay đổi cách tiếp cận đối với người tiêu dùng. Gần đây, Apple đã thông báo cho người dùng rằng iPad Pro bị bẻ cong là chuyện bình thường. Có vẻ như Apple đã quá kiêu ngạo và người dùng không được đối xử tôn trọng? Vâng, chính những điều này đã khiến họ đang tự làm rơi tiền khỏi ví của họ.
Nguồn: Mysmartprice
Long An: Ứng dụng công nghệ để tra cứu quy hoạch sử dụng đất Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Long An Phan Nhân Duy, tỉnh Long An cho biết sẽ ứng dụng phần mềm tra cứu thông tin quy hoạch đến từng thửa đất trên mạng Internet và điện thoại thông minh. Theo đó, việc ứng dụng 2 phần mềm là : Phần mềm tra cứu thông tin quy hoạch đến từng thửa đất...