Gặp già làng của dân tộc ít người nhất Việt Nam tại Đại hội VII
Lần đầu tiên được ra Hà Nội tham dự Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 – 2023, ông Thao Lợi – Trưởng thôn, Chi Hội trưởng Chi hội Nông dân Đắk Mế, xã Bờ Y ( huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) vô cùng vui mừng. Ông cũng mang theo câu chuyện về hành trình thoát nghèo kỳ diệu của những người Brâu, dân tộc ít người nhất trong số 54 dân tộc anh em ở vùng biên giới.
Đắk Mế giờ khác xưa nhiều lắm!
Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Thao Lợi luôn nhắc đến sự đổi thay kỳ diệu của ngôi làng Đắk Mế. Đã có kinh nghiệm 10 năm làm trưởng thôn, ông Thao Lợi đã chứng kiến mọi sự đổi thay của đồng bào mình, của một ngôi làng vùng biên giới, chứng kiến cả sự hồi sinh kỳ diệu của tộc người Brâu – tộc người mà năm 1979 chỉ còn vẻn vẹn 96 người, thậm chí có thời điểm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì tỷ lệ tử nhiều hơn tỷ lệ sinh.
“Có thời điểm người Brâu của mình chỉ sống trong hang tối, năm 1976, một cuộc di dân ra vùng sáng được Nhà nước triển khai. Hơn 150 hộ dân với khoảng 400 nhân khẩu được đưa về Đắk Mế sinh cơ lập nghiệp, trẻ con được đi học, người lớn được chỉ cách trồng cây cao su, cà phê, nên cái đói không còn đeo bám nữa” – ông Thao Lợi nói.
Ông Thao Lợi trả lời phỏng vấn báo chí tại Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam. Ảnh: Trần Quang.
Cũng theo ông Thao Lợi, thôn Đắk Mế hiện có 275 hộ, 995 nhân khẩu, trong đó có khoảng 138 hộ đồng bào Brâu sinh sống (452 khẩu). Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào Brâu ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi có nhiều đổi thay tích cực. Từ chỗ chỉ trồng lúa, trồng mì, đến nay, hầu hết các gia đình người Brâu đều đã chuyển đổi trồng cao su, cà phê, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo.
” Trước đây, đồng bào Brâu chỉ trồng lúa, trồng mì, bây giờ bà con dân làng đã phát triển được 20ha cà phê, 60ha cao su và từ chỗ đa số đều thuộc diện nghèo nhưng đến nay, chỉ còn 12 hộ nghèo” – ông Lợi khoe.
Video đang HOT
Mong Hội tiếp tục đồng hành cùng nông dân
Không chỉ là một già làng uy tín của cộng đồng người Brâu, ông Thao Lợi còn có kinh nghiệm 10 năm làm trưởng thôn, Chi Hội trưởng Chi hội Nông dân.
Khi chúng tôi hỏi về kinh nghiệm làm thế nào để đồng bào nghe và làm theo, ông Lợi cười bảo: “Muốn bà con nghe thì mình phải tiên phong làm trước, như nhà tôi, nhiều năm nay cũng tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cà phê, cao su vào trồng. Hiện, gia đình tôi có 1.500 cây cao su, 1,5ha trồng sắn, cuộc sống đã ổn hơn trước rất nhiều” – ông Lợi khoe.
Một góc làng Đắk Mế hôm nay. Ảnh: I.T.
Cũng theo ông Lợi, để người Brâu có được cuộc sống với nhiều đổi thay như hôm nay là nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Trước đây, người Brâu sau khi gieo hạt giống xuống ruộng rẫy chỉ biết trông chờ mưa thuận gió hòa, bây giờ, bà con đã được tham gia các lớp tập huấn trồng trọt, chăn nuôi, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kinh tế gia đình phát triển, đời sống văn hóa được nâng cao nên người dân cũng đã dần xóa bỏ các hủ tục, biết chăm sóc sức khỏe bản thân, chăm lo việc học hành cho con cái…
“Đó là nhờ sự giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, trong đó có Hội Nông dân. Nhờ sự vận động của Hội, đồng bào đang tích cực xây dựng nông thôn mới từ những việc làm đơn giản nhất như vệ sinh đường làng, ngõ xóm; đóng góp công sức để hoàn thiện các công trình hạ tầng” – ông Lợi nói.
Về tâm tư, nguyện vọng gửi tới Đại hội, ông Thao Lợi mong muốn Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục đồng hành cũng người nông dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. “Nhờ các cuộc tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của Hội, trình độ nhận thức của đồng bào Brâu đã được nâng lên đáng kể. chúng tôi mong Hội tiếp tục có những chương trình đào tạo nghề cho nông dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nông dân, giúp cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, hạnh phúc”, ông Lợi nói.
Theo Danviet
TP.HCM: ND tiến đến mốc thu nhập 65 triệu đồng/người/năm
Tại buổi lễ phát động phong trào thi đua trong hệ thống Hội Nông dân (HND) nhằm chào mừng Đại hội Đại biểu HND TP.HCM thành công tốt đẹp, ngày 22.8, ông Huỳnh Công Năm - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP cho biết, một trong những nội dung thi đua là phấn đấu đến năm 2023, thu nhập bình quân của nông dân đạt trên 65 triệu đồng/người/năm.
Hội sẽ tạo sự thi đua sôi nổi trong cán bộ, hội viên, nông dân, phấn đấu đến năm 2023, thu nhập bình quân của nông dân đạt trên 65 triệu đồng/người/năm góp phần xây dựng thành công nông thôn mới, xây dựng thành phố thông minh, hiện đại, nghĩa tình, có chất lượng sống tốt, ông Năm chia sẻ.
Để đạt mục tiêu này, theo ông Năm, Hội Nông dân TP sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân, làm tốt việc quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân; Đẩy nhanh chuyển giao KH-KT cho nông dân; Phát huy hiệu quả nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, kịp thời hỗ trợ cho hội viên, nông dân tăng thêm nguồn vốn trong sản xuất, kinh doanh đúng mùa vụ và mở rộng quy mô sản xuất... Quỹ Hỗ trợ nông dân TP.HCM hiện có gần 400 tỷ đồng.
Gần 300 nông dân ở các quận, huyện đã đến tham dự buổi phát động phong trào thi đua của Hội Nông dân TP.HCM
Theo Sở NNPTNT TP.HCM, năm 2017 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 19.480 tỷ đồng, trong đó trồng trọt đạt 5.085,1 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 7.054,3 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 161,3 tỷ đồng, thủy sản đạt 5.748,3 tỷ đồng, dịch vụ nông nghiệp đạt 1.431 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị với giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đến cuối năm 2017 đạt 450 triệu đồng/ha/năm, giảm diện tích trồng lúa một vụ và diện tích trồng mía hiệu quả thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của TP, như: hoa lan, mai, cây kiểng, bò thịt, cá cảnh, rau an toàn...
Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của TP.HCM là 49,18 triệu đồng/người/năm.
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Hồng Lý (thứ hai từ trái sang) trao đổi với lãnh đạo Hội Nông dân TP.HCM trong buổi phát động thi đua.
Ngoài nội dung nâng cao thu nhập cho nông dân, Hội Nông dân TP.HCM còn phát động thi đua đổi mới phương thức lãnh đạo đối với cán bộ Hội, thực hiện đạt và vượt 11 chỉ tiêu, thực hiện hiệu quả 2 công trình, 2 chương trình trọng điểm mà Đại hội Đại biểu Hội Nông dân TP lần thứ X đã thông qua. Các cấp Hội đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết...
Các mô hình rau sạch đang cho nông dân TP thu nhập khá cao.Ảnh. Anh Phạm Chí Tâm với trang trại rau sạch ở huyện Củ Chi, TP.HCM
Tham dự buổi phát động phong trào thi đua, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Hồng Lý nhận định, những nội dung mà Hội Nông dân TP phát động thi đua trong hệ thống Hội rất xác đáng trong điều kiện đặc thù của TP.HCM, nhất là thành phố đang chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị. Việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp trên thị trường. Điều này sẽ nâng cao vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giai cấp nông dân, của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp đô thị, xây dựng nông thôn mới.
Theo Danviet
Giúp nông dân đột phá tư duy, thay đổi cách làm Thời gian qua, nhiều địa phương đã có cách làm hay trong việc phát huy và nâng cao vai trò của Hội ND, hội viên, nông dân trong tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Cách làm của Hưng Yên Theo ông Đỗ Tiến Sỹ - Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên, những năm gần đây, ngành nông nghiệp Hưng...