Gặp gia đình nghệ nhân cuối cùng làm mặt nạ giấy bồi Trung thu ở Hà Nội
‘Tôi làm mặt nạ giấy bồi được 43 năm. Nghề gia truyền, từ đời nọ sang đời kia. Ngày bé, thấy bố mẹ gấp giấy, tô vẽ mặt con hổ, con thỏ, Chí Phèo, Thị Nở thì học theo’.
“Khi làm ra được mặt nạ để các cháu đeo thì mình vui và hạnh phúc lắm”, cô Lan tâm sự – Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Len lỏi trong con ngõ nhỏ chỉ vừa một người đi, trèo qua từng bậc thang cao chót vót ở phố Hàng Than ( Hà Nội), chúng tôi đến được “xưởng” làm mặt nạ giấy bồi của vợ chồng cô Đặng Hương Lan (63 tuổi) và chú Nguyễn Văn Hòa (69 tuổi).
Ngồi lọt thỏm trong từng chồng mặt nạ đủ loại hình thù, kích thước, cô Lan chầm chậm kể cô đang vẽ mặt cho Thị Nở – nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. Kế bên cô, chú Hòa đang tỉ mẩn tô vẽ “anh Chí”.
“Mình phải chăm chú vẽ, cẩn thận từng đường nét thì mới có hồn. Mặt nạ mới khôn. Nét nào ra nét đấy, phải rõ, đậm nét. Pha sơn cũng thế, màu phải tươi, đa sắc màu, hài hòa mới đẹp, trẻ con mới thích”, vừa nói xong, cô Lan lại cặm cụi vẽ.
“Thổi hồn” cho mặt nạ gần như là bước cuối cùng trước khi phơi khô để gia đình cô Lan đóng thành từng túi đem ra chợ Hàng Lược bán dịp Tết Trung thu.
Nguyên tắc vẽ mặt nạ chỉ một lớp. Sơn xong thì đem phơi khô, tuyệt đối không vẽ đè lên, tránh lem màu – Ảnh: HÀ QUÂN
Nhìn thì dễ nhưng làm mặt nạ giấy bồi đòi hỏi lắm công phu. Đầu tiên, nghệ nhân phải chọn bột sắn củ, rồi nấu với nước đến khi thành hỗn hợp gọi là “hồ” ngả vàng, có mùi thơm.
Sau đó, giấy sẽ được xếp vào khuôn đá từ thời xưa. Theo thói quen, người nghệ nhân gấp mép 4-5 lớp giấy nhám, giấy xước để thành hình. Sau một hồi, cô Lan lấy từ trong khuôn một cái cốt mặt nạ trắng, cứ thế đem phơi từ sáng tới tối. Nhưng phải mất khoảng 8 tháng để có đủ số cốt nhằm chuyển sang công đoạn vẽ tay.
Video đang HOT
Tuy vậy, nghề làm giấy bồi của vợ chồng cô Lan gặp nhiều chông gai. Nghe cô kể, cách đây 50 năm, chợ Hàng Mã có 3-4 chủ làm mặt nạ nhưng sau nghỉ hết, còn sót lại nhà cô. “Bán ít hàng hơn nhưng vì yêu nghề, đam mê, cái duyên cái nghiệp nữa nên vẫn làm đến hôm nay”, cô Lan cười nói.
Biết gia đình làm mặt nạ giấy bồi truyền thống, người dân xung quanh và người thân thường gửi giấy vở học sinh không còn dùng nữa để cô Lan, chú Hòa biến hóa thành các sản phẩm thú vị.
Để phù hợp thị yếu sau này, gia đình cải tiến mẫu mã mới như hacker hay Người Nhện… nhưng các mẫu mặt nạ truyền thống con trâu, con thỏ vẫn được yêu thích hơn cả. Giá mặt nạ dao động từ 30.000 đến 45.000 đồng/chiếc, tùy vào từng loại, kích cỡ, màu sắc.
Hiện, gia đình đã tìm được một bạn trẻ có đam mê, nhanh nhẹn, cẩn thận để truyền nghề. “Làm nghề này phải có tâm, làm chất lượng. Nếu chạy theo số lượng, muốn bán thật nhanh, thật nhiều thì danh tiếng bao nhiêu năm gây dựng nghề mất hết. Mong muốn của mình là mang mặt nạ đến mọi tầng lớp nhân dân, các cháu biết đến mặt nạ truyền thống của ông cha ta để lại. Mình luôn luôn làm có trách nhiệm để giữ lại nét văn hóa truyền thống của người Việt”, cô Lan nói.
Vợ chồng cô Lan vẽ mặt nạ giấy bồi – Ảnh: HÀ QUÂN
Để hoàn thành mỗi chiếc mặt nạ là cả sự kỳ công, tỉ mỉ của nghệ nhân – Ảnh: HÀ QUÂN
Gần 30 chiếc khuôn lớn nhỏ, khác nhau có tuổi đời 30-45 năm được làm hoàn toàn thủ công – Ảnh: LÊ HUY
Sau mỗi lớp sơn, mặt nạ phải phơi khô rồi mới được vẽ lớp khác để tránh bị nhòe – Ảnh: HÀ QUÂN
Hiện, gia đình cô Lan có khoảng 30 mẫu mặt nạ giấy bồi từ truyền thống đến hiện đại – Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Đồ chơi Trung thu tăng giá nhẹ, hàng nội chiếm ưu thế
Còn gần một tháng nữa mới tới Tết Trung thu nhưng trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, không khí trung thu đã rất nhộn nhịp.
Theo đánh giá của các tiểu thương, thị trường đồ chơi trung thu năm nay mẫu mã khá đa dạng, giá cả tăng hơn so với năm trước 10-20%, đồ thủ công trong nước chiếm nhiều ưu thế.
Khách hàng mua đồ chơi cho trẻ em trên phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đồ chơi truyền thống, hàng nội lên ngôi
Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, các cửa hàng nằm trên phố Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can (Quận Hoàn Kiếm) đã bắt đầu trưng bày các sản phẩm đồ trang trí, đồ chơi trung thu từ truyền thống đến hiện đại dành cho trẻ em.
Năm nay các loại đồ chơi truyền thống, đồ chơi làm thủ công trong nước chiếm tới 70 - 80% tại các gian hàng. Một số tiểu thương phố Hàng Mã cho biết nhiều năm gần đây, các phụ huynh có xu hướng lựa chọn mặt hàng truyền thống cho con em mình trong dịp trung thu vì sự gần gũi với văn hóa, lịch sử của người Việt Nam và an toàn.
Chị Thu Hà, tiểu thương tại phố Hàng Mã cho hay, những món đồ chơi đơn giản, giá rẻ như chong chóng tre, đèn ông sao, đèn giấy là những mặt hàng tiêu thụ ổn định nhất, sức mua thậm chí còn mạnh hơn cả những đồ chơi gắn đèn, lắp nhạc...
"Từ năm ngoái đến năm nay, đồ chơi thủ công của Việt Nam đã có nhiều cải tiến về mẫu mã, cũng vẫn chất liệu được dùng làm đèn trung thu, đã được người thợ sáng tạo ra các hình thù khác nhau như con gà trống, con ngựa, thuyền... thu hút và bắt mắt hơn nhiều. Loại đèn này có thể sử dụng đèn chạy bằng pin gắn bên trong, giá cả dao động từ 30.000 đồng - 150.000 đồng, tuỳ theo kích thước. Không chỉ có vậy, các loại đèn lồng giấy cũng được làm sáng tạo, màu sắc thu hút hơn", chị Thu Hà cho hay.
Tết Trung thu năm nay, đồ chơi thủ công truyền thống chiếm ưu thế.
Có mặt trên phố Hàng Mã, chị Nguyễn Huệ (quận Hoàng Mai) mua một chiếc mặt nạ giấy bồi hình con mèo giá 25.000 đồng cho con gái và một chiếc đèn trung thu hình con gà cỡ vừa, có giá 70.000 đồng cho con trai. Chị Huệ cho biết, những năm gần đây, chị thường lựa chọn đồ chơi truyền thống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các chất liệu từ giấy, tre, nứa... gần gũi thiên nhiên, đảm bảo an toàn cho con, hơn nữa mẫu mã sản phẩm cũng đã có nhiều cải tiến, không thua kém hàng ngoại nhập.
Tại những quầy hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em, những món đồ chơi do nước ngoài sản xuất trong dịp Tết Trung thu hầu như chỉ chiếm một phần nhỏ trong gian hàng. Cũng theo các tiểu thương bán đồ chơi trung thu cho biết lượng người mua những món đồ chơi nước ngoài cũng không nhiều. Có thể thấy, trong những năm gần đây, đồ chơi trung thu sản xuất trong nước đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường.
Theo các tiểu thương, nhiều mặt hàng đồ chơi trung thu năm nay tăng giá hơn so với năm ngoái.
Giá tăng nhẹ
Anh Nguyễn Quang, chủ một cửa hàng đồ chơi trên phố Lương Văn Can cho hay, so với năm ngoái, giá đồ chơi trung thu nhập vào năm nay tăng 10 - 20%. "Đèn trung thu truyền thống năm trước chỉ khoảng 5.000 đồng/chiếc loại nhỏ nhưng năm nay đã tăng lên 8.000 đồng/chiếc. Hầu hết các loại hàng đều tăng giá, hàng nội địa giá chỉ nhích nhẹ, nhưng những đồ chơi nhập từ Trung Quốc giá đều tăng hơn so với năm ngoái, nhiều hay ít tuỳ loại", anh Quang cho hay.
Theo khảo sát, so với năm trước thì mẫu mã đồ chơi năm nay có nhiều thay đổi, giá thành cũng tăng nhẹ. Cụ thể, đèn ông sao có giá từ 15.000-70.000 đồng/chiếc, loại to có giá 80.000 - 150.000 đồng/chiếc, mặt nạ giấy bồi 20.000 - 25.000 đồng/chiếc, trống từ 10.000 - 150.000 đồng/chiếc, đèn lồng giấy phát nhạc từ 50.000 - 70.000 đồng/chiếc, đèn kéo quân 100.000 - 250.000 đồng/chiếc.
Đèn giấy 12 con giáp đủ kích cỡ rất bắt mắt.
Đèn lồng bằng giấy trang trí bắt mắt.
Đèn trung thu truyền thống không thể thiếu trên mỗi gian hàng đồ chơi.
Tại một số cửa hàng còn xuất hiện các sản phẩm mới như các loại đèn giấy 12 con giáp, giá dao động từ 15.000 - 25.000 đồng/chiếc, tùy kích cỡ; các loại hay các loại đèn nhựa biểu tượng 12 con giáp, có pin, có nhạc, phát sáng; một số cửa hàng còn có bày bán các loại xe tăng nhựa, giá 100.000 - 120.000 đồng/chiếc, đèn siêu nhân phát sáng có giá từ 60.000 đồng - 80.000 đồng/chiếc.
Ngoài ra, một số mặt hàng như bờm chuột mickey, bờm tai thỏ nhấp nháy, mắt kính cách điệu, đèn lồng phát sáng... với giá dao động 15.000 - 70.000 đồng/chiếc cũng được nhiều người yêu thích, tìm mua.
Đặc biệt, đầu lân sư tử là loại đồ chơi Trung thu có giá đắt nhất từ 200.000 - 700.000 đồng/chiếc tùy kích thước; trống từ 30.000 - 300.000 đồng/chiếc tùy kích thước... Bên cạnh bán đèn, trống thì nhiều cửa hàng cũng bán giấy kính và khuôn để các bậc phụ huynh mua về cho con trẻ trải nghiệm việc tự tay làm đèn ông sao, giá của combo này dao động từ 15.000 - 30.000 đồng...
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội chú trọng công tác xây dựng Đảng Bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng nói chung và các cá nhân đảng viên nói riêng. Tham dự buổi Lễ có đồng chí Nguyễn Trường Sơn, Bí thư...