Gập ghềnh năm 2013
Ngày đầu năm, nhân loại thường nghĩ đến tương lai, nhưng triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 không làm mấy người lạc quan.
Theo hàng loạt bài viết đăng trên các tạp chí “Courrier International” và “The Economist” mới đây, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ tiếp tục chậm, không đồng đều giữa các nước và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Dù đã bớt bi quan hơn trước nhưng các chuyên gia cũng chỉ dám dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 ở mức 3,5%, tức chỉ tăng 0,4% so với năm 2012.
Điều này cũng dễ hiểu bởi các trung tâm kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ. Tốc độ phục hồi của kinh tế Mỹ chậm hơn nhiều so với dự báo, thậm chí nền kinh tế số một thế giới hiện đang bên bờ vực của sự suy thoái. Mặc dù vào phút chót, hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Quốc hội Mỹ đã đạt được thỏa thuận ngăn chặn kế hoạch tăng thuế và cắt giảm chi tiêu tự động trị giá 600 tỷ USD có hiệu lực từ đầu năm 2013, cứu cho kinh tế Mỹ va vào “vách đá tài chính”, nhưng triển vọng vẫn rất khó lường.
Video đang HOT
Trên lục địa già, cuộc khủng hoảng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn tiếp tục ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp châu Âu và của tất cả các nước xuất khẩu nhiều đến khu vực này. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự báo kinh tế châu Âu sẽ tiếp tục ảm đạm trong hai năm tới với tốc độ tăng trưởng giảm 0,5% năm 2012 và 0,3% năm 2013, trước khi có thể tăng nhẹ 1,2% vào năm 2014 nhờ chính sách lãi suất thấp, lòng tin được cải thiện và nhu cầu toàn cầu tăng.
Người ta cũng chưa thể hy vọng gì vào cường quốc Nhật Bản. Con số thống kê cho thấy xứ sở Mặt Trời mọc đang đứng trước nguy cơ trượt dần vào suy thoái. Sự rối loạn tài chính ở châu Âu, đồng yên tăng giá mạnh ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và quan hệ ngoại giao căng thẳng với đối tác thương mại lớn là Trung Quốc đã tác động mạnh đến kinh tế Nhật Bản. Điều này dập tắt những hy vọng rằng nền kinh tế này đã củng cố được đà phục hồi sau thảm họa động đất – sóng thần năm 2011.
Chỉ có khu vực Đông Á là đang nổi lên như điểm sáng hiếm hoi của nền kinh tế toàn cầu. Thành tích khá ấn tượng của các nền kinh tế Indonesia, Malaysia, Philippines và Myanma dự báo sẽ đẩy mức tăng trưởng của khu vực này (không tính Trung Quốc) lên 5,7% năm 2013 và 5,8% năm 2014. Nhìn về tương lai, kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ước đoán tăng trưởng lần lượt 7,5% và 7,9%, trong khi khu vực Nam Á tăng trưởng 5% trong năm 2013.
Một điểm khá thú vị là 25 quốc gia có tiềm năng tăng trưởng cao, theo lựa chọn của Công ty Tham vấn tài chính Ernest &Young, có thể đạt mức tăng trưởng 5,5% năm 2013, tức cao gấp đôi dự kiến tăng trưởng của thế giới. Tuy nhiên, 25 quốc gia này không vươn lên đồng đều, mà nổi trội là 3 nhà “vô địch”: Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam. Ba nước này, theo Ernest & Young, đều có những điểm chung là dân số trẻ đang tăng, thu nhập người dân đang tăng lên.
Với những đánh giá không mấy lạc quan ở các đầu tàu kinh tế thế giới, nền kinh tế toàn cầu sẽ còn phải trải qua nhiều bước gập ghềnh trong năm 2013.
Theo ANTD
Ảm đạm bức tranh kinh tế
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phác hoạ bức tranh triển vọng kinh tế thế giới khá ảm đạm khi hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như của các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới.
Các quan chức IMF bày tỏ lo ngại về nền kinh tế thế giới tại buổi lễ công bố báo cáo ở Tokyo ngày 9-10
Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" công bố tại Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) ngày 9-10, IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay cũng như năm 2013. Tháng 7 vừa qua, dựa vào mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm, IMF đã dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 3,5% trong năm 2012 và 3,9% năm 2013 nhưng nay định chế tài chính này hạ dự báo xuống lần lượt còn 3,3% và 3,6%.
Các trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... đều phải vật lộn với sự hồi phục mong manh và đây cũng chính là khu vực có tốc độ tăng trưởng thấp nhất thế giới. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển nhất thế giới, bao gồm Mỹ và Đức, sẽ giảm xuống còn 1,3% vào năm 2013.
Khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới là các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á cũng giảm sút mức tăng trưởng năm nay xuống còn 6,7%, so với dự báo 7,1% hồi tháng 7 vừa qua của IMF. Tăng trưởng năm 2013 của khu vực được xem là động lực giúp phục hồi kinh tế thế giới này nhích lên mức 7,2% nhưng vẫn thấp hơn mức 7,5% đưa ra trong dự báo vào tháng 7.
"Quán quân tăng trưởng" của kinh tế toàn cầu là Trung Quốc cũng đang "hạ cánh" khá nhanh với mức dự báo 7,8% trong năm 2012, thấp hơn so với dự báo 8% hồi tháng 7. Những biện pháp nới lỏng kinh tế có thể giúp Trung Quốc tăng 8,2% vào năm 2013 nhưng còn xa mới bằng tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức 2 con số suốt hàng chục năm qua.
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới việc hạ thấp mức tăng trưởng kinh tế thế giới, theo IMF, là cuộc khủng hoảng nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) sẽ tồi tệ hơn dự báo và các chính sách tài chính bị bế tắc tại chính trường Mỹ trong năm bầu cử 2012. Vì thế, IMF đã chỉ rõ những chính sách đối phó không hiệu quả, đồng thời kêu gọi Mỹ và châu Âu đẩy mạnh nỗ lực đối phó với các thách thức vốn tác động xấu tới kinh tế toàn cầu.
Phát biểu trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Tài chính 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7), Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đang là một hiểm họa đe dọa nền kinh tế toàn cầu bất chấp nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách. Theo ông, tình hình tại châu Âu không được cải thiện, thậm chí còn tồi tệ hơn, tất cả là do chính phủ các nước thành viên hành động thiếu quyết đoán, kịp thời.
Trong khi đó, theo IMF, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cùng chính sách tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công tới đây tại Mỹ đang là những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tác động tiêu cực đến đà tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Định chế tài chính đa phương này khuyến cáo các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cần chuẩn bị tốt để đối phó với các cú sốc tài chính từ bên ngoài.
Theo ANTD
ECB giảm áp lực tài chính cho các nước "ngập nợ" Thị trường tài chính thế giới ngày 7-9 đã có những phản ứng tích cực sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ của các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang ngập trong nợ nần. ECB đã cam kết mua số lượng không giới hạn trái...