Gập gềnh uớc mơ nhỏ bé của ba bố con xương thủy tinh
Ba bố con cùng kiếm sống bằng nghề bán vé số trên một chiếc xe lăn nhưng tiếng cười của họ không bao giờ tắt.
Gia đình ấy có người cha và hai đứa con, nhưng trụ cột lại là cô con gái mới 17 tuổi Đặng Thị Tuyết, bởi người cha và cậu con trai bị bệnh xương thủy tinh bẩm sinh, thân thể co rút, cong vẹo, teo tóp.
Quê nhà ở tận Đắk Lắk xa xôi nhưng ba bố con trong gia đình xương thủy tinh ấy phải lặn lội lên tận Sài Gòn để hành nghề bán vé số đã hơn 10 năm nay.
Cuộc sống của ba mảnh đời bé nhỏ cứ lặng lẽ trôi qua trong cái ồn ào, đông đúc của phố xá Sài Gòn.
Hàng ngày, ba bố con thức dậy từ sáng sớm và rong ruổi khắp các nẻo đường, con ngõ để bán những tờ vé số đế kiếm sống qua ngày.
Buổi trưa, họ cũng chỉ tranh thủ nghỉ ngơi vài phút ven đường để ăn xuất cơm đạm bạc.
Hai chị em Tuyết, dù đang tuổi ăn tuổi lớn nhưng thường ăn chung nhau một hộp cơm và nhường phần cơm nhiều cho người cha bệnh tật.
Dù cuộc sống muôn vàn khó khăn nhưng gia đình nhỏ ấy luôn đầy ắp tiếng cười.
Video đang HOT
Đó là những tiếng cười giòn tan của chị em Tuyết (17 tuổi) và Tiến (13 tuổi) khi khách hàng quen gọi lại mua vé số.
Đó là nụ cười tươi rói khi cô hàng xóm tốt bụng mang sang cho một tô canh hay khi có bà con đồng hương đến nhà làm một bữa cuối tuần xôm tụ.
Nụ cười tươi tắn ấy giúp hai chị em bán nhanh hết 180 tờ vé số mỗi ngày để ba cha con nhanh chóng trở về căn phòng trọ ọp ẹp.
Sau đó, người cha sẽ cặm cụi tranh thủ sửa thêm vài chiếc đồng hồ, ông bảo ‘coi như bán thêm vài tấm vé số’.
Còn Tuyết, cô tranh thủ lắc lư tập nhảy những điệu múa hiện đại.
Đó là những bài múa mà Tuyết học được từ những buổi tối đổ mồ hôi ở Nhà văn hóa Thanh Đa, Bình Thạnh.
Khán giả đầu tiên đương nhiên là bố và em trai.
Thế nhưng, bao ước mơ, dự định đã phải tạm gác lại khi một ổ gà trên đường khiến chiếc xe lăn của ông Đặng Thành Trí lật nghiêng đè vào đứa con trai luôn ngồi trước mặt cha.
Vì là cậu bé xương thủy tinh nên Tiến bị gãy một lúc hai chân, một tay.
Thế là, cả gia đình đành phải trở về sống nhờ nhà ông nội ở thị trấn Phước An, huyện K’Rông Pắc, Đắk Lắk.
Ngày, Tuyết vừa chăm em vừa phụ cha hấp một nồi bánh bao. Tối, mỗi cha con một nồi bánh, một hướng đi: Tuyết bán ở bến xe Phước An, còn cha bán ở chợ.
‘Cực hơn ở Sài Gòn nhiều lắm, nhưng phải chờ em Tiến lành tay chân mới tính chuyện trở lại được’ – Tuyết không giấu nỗi nhớ những ngả đường nhộn nhịp ở Sài Gòn cùng lớp nhảy hiện đại.
Theo Tinngan
Con gái người lính Trường Sa mắc bệnh hiểm nghèo
Cô bé hơn 1 tuổi thiếu máu bẩm sinh, đã qua 2 lần chọc tủy và 13 lần truyền máu vẫn chưa tìm ra bệnh.
Cháu bé bất hạnh Phan Thị Thu Hoài là con gái của thượng úy Phan Văn Hoàng đang công tác ở Trường Sa và vợ là chị Ngô Thị Hằng (37 tuổi).
Trong căn phòng trên tầng 6 Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương (Hà Nội), chiến sĩ hải quân có nước da sạm đen vì nắng gió ngậm ngùi kể về câu chuyện của mình.
Năm 1996, anh làm đám cưới với cô bạn gái cùng xã ở huyện Yên Thành (Nghệ An).
Hai năm sau, vợ chồng anh vào Cam Ranh (Khánh Hòa) theo phân công của đơn vị. Năm 2000, anh bắt đầu ra đảo công tác, còn chị ở nhà tần tảo buôn bán và lo toan cho gia đình.
Lấy nhau chừng ấy năm, vợ chồng anh vẫn không có con, chạy chữa khắp nơi nhưng không có kết quả. Làm được đồng nào, vợ chồng lại tích cóp để chạy chữa.
Có lúc nản chí, chị Hằng gạt nước mắt khuyên anh đi lấy vợ khác. Nhưng thương người vợ hiền tảo tần khuya sớm, anh Hoàng không nỡ phụ công chị.
Chữa trị khắp nơi không có kết quả, vợ chồng anh tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Tổng cộng ba lần cấy phôi hết 200 triệu đồng, vợ chồng anh mới được đón nhận đứa con đầu lòng sau 16 năm nên duyên chồng vợ.
Ngày chị Hằng sinh, anh ở ngoài đảo và hồi hộp chờ tin tức từ người nhà. Vợ sinh mổ, anh chỉ chuẩn bị được vài triệu và lại gọi điện thoại 'chỉ đạo' người thân vay mượn thêm tiền.
Theo Tinngan
Làng... trị xương thủy tinh Xương thủy tinh là một căn bệnh mà y học trên thế giới chưa biện pháp điều trị đặc hiệu. Vậy mà ở Làng Cá sấu Sài Gòn (Q12, TP HCM), từ 2 năm nay, đã có hàng chục trẻ em bị xương thủy tinh được đưa về đây chữa trị có hiệu quả rất tốt. Những bước chân vui Sâu trong một...