Gặp điều này khi đi tiểu, nên đi khám ung thư tuyến tiền liệt ngay
Ung thư tuyến tiền liệt có thể khó phát hiện. Nhưng một hiện tượng lạ khi đi tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo.
Khoảng 85% trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện khi xét nghiệm máu, trước khi xuất hiện triệu chứng. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bác sĩ, tiến sĩ người Anh, Dawn Harper, phụ trách chuyên mục Phòng khám trực tuyến của đài BBC (Anh), đã đưa ra những chỉ dẫn về các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt mà nam giới cần lưu ý.
Điều bất thường trong nước tiểu
Tuyến tiền liệt nằm giữa bàng quang và niệu đạo. Chính vì vậy, điều bất thường trong nước tiểu có thể tiết lộ ung thư tuyến tiền liệt, theo Express.
Khi ung thư xâm lấn tuyến tiền liệt, có thể có một số dấu hiệu đáng chú ý.
Theo tổ chức nghiên cứu về ung thư của Anh – Cancer Research UK, xuất hiện tinh dịch trong nước tiểu là một nguyên nhân đáng lo ngại.
Cơ thể có cơ chế ngăn tinh dịch không lẫn vào nước tiểu. Nước tiểu không bao giờ được thải ra ngoài cùng lúc với tinh dịch.
Việc giải phóng tinh dịch trong khi đi tiểu là điều bất thường, và có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
Khi lượng tinh dịch trong nước tiểu tương đối nhiều, có thể thấy nước tiểu thay đổi màu, có lợn cợn màu trắng.
Trong trường hợp bệnh nặng, lượng tinh sẽ ít hẳn đi.
Tuy nhiên, còn có một số lý do khác gây ra hiện tượng này. Có thể là tổn thương dây thần kinh vùng bàng quang – niệu đạo, hoặc bàng quang, niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt có vấn đề, theo Express.
Tổn thương dây thần kinh có thể do bệnh tiểu đường, phẫu thuật vùng chậu hông, ung thư đại trực tràng, phẫu thuật cột sống, đĩa đệm hoặc chấn thương, hoặc tác dụng phụ của một số thuốc gây ra.
Thêm các dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt
Để nhận biết chắc chắn dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt, cần chú ý thêm các triệu chứng sau, theo Express.
Video đang HOT
Thường xuyên và gấp rút muốn đi tiểu.
Tiểu đêm nhiều
Gặp khó khăn khi đi tiểu, như nước tiểu chảy yếu hơn, khó tiểu và cảm thấy chưa tiểu xong, tiểu đau hoặc buốt.
Khó đạt được hoặc khó duy trì sự cương cứng
Đau khi xuất tinh
Có máu trong tinh dịch
Lượng tinh dịch ít
Các triệu chứng cực đoan ít gặp hơn
Thường xuyên đau hoặc cứng ở lưng dưới, hông hoặc đùi trên
Sưng ở chân
Khi bị đau và sưng xương ở chân, đặc biệt là kèm theo rối loạn tiết niệu, cương dương hoặc xuất tinh, thì có thể đã là của ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối, theo Johns Hopkins.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Đi khám ngay nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, đặc biệt nếu đã xảy ra được một thời gian.
Mặc dù những dấu hiệu này cũng có thể là phì đại tuyến tiền liệt – thường gặp ở nam giới cao tuổi.
Hút thuốc nhiều hay bệnh tim mạch cũng có thể gây ra những triệu chứng trên.
Tốt nhất nên đi khám càng sớm càng tốt.
Đồng thời, để ý tất cả những triệu chứng bất thường để báo cho bác sĩ.
Xét nghiệm máu sẽ giúp xác định chính xác.
Khoảng 85% trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện khi xét nghiệm máu, trước khi xuất hiện triệu chứng, theo Johns Hopkins.
Xét nghiệm máu có thể cho thấy mức độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) cao hoặc tăng bất thường .
Dấu hiệu sớm 'tố' bạn có thể bị ung thư bàng quang, đi khám ngay kẻo muộn
Ung thư bàng quang thường gặp ở cơ quan tiết niệu sinh dục (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo...).
Tỷ lệ mắc ung thư bàng quang đứng hàng thứ 4 (nam giới, sau ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng) và đứng hàng thứ 7 (nữ giới).
Ảnh minh họa: Internet
Theo các bác sĩ, ung thư bàng quang giai đoạn đầu không có những dấu hiệu rõ ràng, dễ khiến bạn nhầm lẫn với bệnh lý khác. BS Đồng Chí Kiên, Khoa Nội 5, bệnh viện K Trung ương cho biết, do các triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang thường khó nhận biết nên nhiều người thường chủ quan xem thường. Tuy nhiên, những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh sớm hơn:
Tiểu lẫn máu
Là triệu chứng thường gặp nhất. Tiểu lẫn máu điển hình trong ung thư bàng quang có đặc điểm: tiểu máu từng đợt, tiểu máu đại thể, toàn bãi, không đau. Dựa vào đặc điểm của tiểu máu đại thể có thể khu trú vị trí tổn thương trên đường tiết niệu. Đi tiểu lẫn máu (đầu lần tiểu) thường có nguyên nhân từ niệu đạo. Đi tiểu lẫn máu (cuối lần tiểu) thông thường xuất phát từ cổ bàng quang hoặc niệu đạo tiền liệt tuyến. Đi tiểu lẫn máu (cả lần tiểu)thì có thể do tổn thương từ bất kể nơi nào trên đường tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang.
Đi tiểu lẫn máu cũng có thể xuất hiện ở người bình thường hoặc người có tổn thương lành tính. Theo nghiên cứu 1.930 bệnh nhân tiểu lẫn máu cho thấy: 60% không có bất thường, ung thư bàng quang 12%, nhiễm trùng đường tiết niệu 13%, bệnh của thận 10%, sỏi tiết niệu 4%, ung thư thận 0,6% và ung thư tiền liệt tuyến 0,4%.
Ảnh minh họa: Internet
Ung thư bàng quang gặp phổ biến hơn ở người già, chỉ có 7 bệnh nhân dưới 40 tuổi với biểu hiện đái máu vi thể. Khi tiểu lẫn máu xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi mà không tìm được nguyên nhân khác phải nghĩ ngay đến ung thư biểu mô đường niệu và phải tiến hành đánh giá toàn bộ hệ thống tiết niệu.
Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu
Do bàng quang bị kích thích hoặc bị giảm thể tích. Các triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, trước khi xuất hiện triệu chứng tiểu có lẫn máu, khi có những dấu hiệu này bạn cũng không nên bỏ qua suy nghĩ đến ung thư bàng quang tại chỗ.
Đặc biệt là khi thấy nước tiểu của mình có màu sậm hơn bình thường, dù bạn đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi xét nghiệm xem có phải mình đã mắc bệnh ung thư bàng quang hay không. Ngoài ra bạn có thể gặp các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu; tắc nghẽn đường tiết niệu do u xâm lấn hoặc do cục máu đông.
Khi bệnh ở giai đoạn muộn đã di căn xa các biểu hiện, các triệu chứng xâm lấn vào các cơ quan lân cận và triệu chứng của các cơ quan bị di căn thường rõ ràng hơn như đau hông, đau trên xương mu, đau vùng hạ vị, đau tầng sinh môn, đau xương, đau đầu...
Ảnh minh họa: Internet
Bụng dưới sưng lên
Các bác sĩ cho biết, nếu bạn không phát hiện được 2 triệu chứng phía trên thì vẫn còn một dấu hiệu rõ ràng khác. Lúc ung thư bàng quang bắt đầu phát triển ở khoang chậu, nó sẽ dần sưng lên ở bụng dưới và có thể thấy rõ bằng mắt thường. Nếu khối u phát triển trong bàng quang thì lúc nó lớn lên, bạn còn nhận thấy được bằng cách sờ nữa đấy.
Bên cạnh đó, các khối u ngày càng di căn sẽ hấp thụ dần dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó làm bạn tụt cân và mệt mỏi đi trông thấy. Mặt của bạn sẽ trở nên thiếu sức sống và ngả vàng, da mặt cũng dần mỏng đi. Lúc này, cách chẩn đoán chính xác nhất chính là đi siêu âm bàng quang hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, suy sụp nhanh
Nếu có những dấu hiệu này, có thể là dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn muộn và tiên lượng xấu. Tuy nhiên những dấu hiệu trên chưa khẳng định được là bạn đã mắc ung thư bàng quang vì đó cũng có thể gặp ở 1 số bệnh lành tính. Nhưng ngay khi thấy những dấu hiệu trên bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám bao gồm: khám lâm sàng toàn diện, nội soi trực tràng ở nam và trực tràng, âm đạo ở nữ.
Các bác sĩ khuyên nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, cứ mỗi 6 tháng/lần để phát hiện những bất thường sớm nhất. Hơn thế nữa, cần phải để ý bản thân mình trước các dấu hiệu lạ của cơ thể, đặc biệt là lúc bạn bị tiểu máu.
Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính của cơ quan tiết niệu, đe doạ trực tiếp đến tính mạng người bệnh, hay gặp ở nam hơn ở nữ, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao có thể phòng ngừa được bằng cách bỏ thuốc lá, có thể phát hiện sớm bằng những phương tiện chẩn đoán phổ biến hiện nay như siêu âm, chụp CT-Scan, nội soi bàng quang chẩn đoán; tỷ lệ khỏi bệnh cao khi bệnh còn ở giai đoạn sớm.
Khoảng 70% các trường hợp ung thư bàng quang mới mắc được chẩn đoán là các khối u chưa xâm lấn lớp cơ hay còn gọi là ung thư bàng quang nông, còn lại 30% xâm lấn xuống lớp cơ. Đặc tính nổi bật của bệnh là khả năng tái phát cao. Tái phát tại chỗ hoặc tái phát ở vị trí khác với giai đoạn ban đầu hoặc tiến triển hơn. Do đó bệnh nhân ung thư bàng quang cần được theo dõi thường xuyên. Điều trị ung thư bàng quang chủ yếu bằng phẫu thuật. Hoá chất và miễn dịch có vai trò hỗ trợ. Tia xạ làm giảm triệu chứng ở những bệnh nhân giai đoạn muộn.
Hòa Thuận (tổng hợp)
Đi tiểu ra máu, cẩn thận 4 căn bệnh này đang tìm đến bạn! Năng lượng từ thức ăn và nước uống chúng ta nạp vào mỗi ngày không hoàn toàn được cơ thể chúng ta hấp thụ. Phần nước chưa bị hấp thụ sẽ đi vào hệ thống trao đổi chất của con người, được tái hấp thu và lọc qua thận để tạo thành nước tiểu. Trong trường hợp bình thường, người trưởng thành sẽ...