Gặp đệ tử số một của trùm giang hồ Cu “Nên”
Phạm Đình Nên (tức Cu Nên) là một trong tam quái giang hồ đất Cảng những năm 90 của thế kỷ trước đã bị loại khỏi đời sống xã hội bằng một bản án nghiêm khắc của pháp luật. Theo bản án hình sự số 345, tháng 12/1995, Đinh Đình Tuyển – cánh tay phải của trùm giang hồ Cu Nên đã bị tuyên phạt tù chung thân.
Hiện Tuyển đang cải tạo tại trại giam của Bộ Công an ở Hà Nam. 16 năm không dài so với thời cuộc nhưng lại quá dài đối với một đời người.
Đinh Đình Tuyển
Chưa “tỳ vết” cũng thành tội phạm khét tiếng
Đinh Đình Tuyển sinh năm 1968, kém Cu Nên 9 tuổi. Tuyển ở phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng với mẹ và 6 người anh, chị em. Học hết lớp 5, Tuyển nghỉ học vì nhìn thấy người ta đi thuyền thúng, vượt biên quá nhiều nên cũng mơ ước chinh phục biển cả. Lớn chút nữa, Tuyển đi đánh cá với các anh chị trong gia đình. Cuộc sống gắn với biển, tình yêu với biển không giữ lại được Tuyển ở nơi chôn rau, cắt rốn này.
Năm 1990, khi mới 22 tuổi, Tuyển ra đi trên một chiếc xuồng. Cuộc vượt biên không thành, bởi sau đó, Tuyển bị trả từ trại tỵ nạn Hồng Kông về, có một tiền sự. Tại trại tỵ nạn, Tuyển gặp vợ chồng Cu Nên. Sau đó, chán cái nghề đánh cá, bám mặt với biển, Tuyển vào nội thành, gây sự và năm 1993, bị công an quận Ngô Quyền bắt trong một vụ cố ý gây thương tích nhưng sau đó chỉ bị phạt cảnh cáo, rồi được tha.
Lý lịch như thế được giới tội phạm coi là “chưa tỳ vết”, khó “đào tạo”. Cu Nên có “tài” “đào tạo” đàn em từ không hư thành hư và từ hư thành hư hơn. Lang thang ở nội thành một thời gian, Tuyển cũng gặp lại Cu Nên trong một lần tình cờ trong quán cà phê. Thế là Tuyển theo Nên về đại bản doanh và nhà của Nên, trở thành đệ tử ruột của Nên từ đó. Tuyển bảo: “Cả tôi và anh Nên chẳng nói nhiều mà nhìn nhau, hiểu ý, thế là thành thân, vậy thôi”.
Trong 7 vụ mà toà án TP. Hải Phòng đưa ra xét xử năm 1995, vai trò của Tuyển thường đứng thứ 2, sau Cu Nên. Tuyển cho biết, ngày đó, cứ xong việc là về đại bản doanh ăn, ngủ, chờ lệnh của đại ca Nên: “Chưa từng được ôm hôn một người con gái đúng nghĩa”. Tuyển tâm sự: “Chưa có vợ con, không bị ràng buộc gì nên quá trình cải tạo ở trại cũng đỡ thấy đau đớn, nhức nhối hơn”. Điều Tuyển mong muốn nhất là nhận được sự tha thứ của mẹ và các anh, chị em trong gia đình, nhận được sự an ủi, chấp nhận khi Tuyển được tự do.
Tên tội phạm luôn dùng hàng “ nóng”
Va chạm trong giới giang hồ là thường xuyên. Đối với băng nhóm của Tuyển ngày đó, lại càng thường xuyên hơn vì Cu Nên luôn thích dùng bạo lực để xử lý “công việc”. Tuyển đã đánh người chỉ vì người thân, người này va chạm với cháu của đại ca. Sau đó, Tuyển đâm chết người, vì người này là bạn của nạn nhân. Tuyển nhớ lại, người đàn ông vô tội ấy phải nhập viện vì vết thương quá nặng, nhưng vì nhận được lệnh của đại ca nên Tuyển và Linh “cu” vẫn tiếp tục bám viện để xử lý những người khác để trả thù cho đồng bọn bị đánh trước đó.
Video đang HOT
Gây nhiều tội lỗi dưới sự chỉ đạo của Cu Nên, Tuyển cũng không ít kẻ thù. Lần ấy, kẻ thù của Tuyển không xử theo luật giang hồ mà theo pháp luật. Vụ va chạm xảy ra, Tuyển bị bắt, bị tạm giam. Tại buồng tạm giam, Tuyển bị một giang hồ khác bắt nạt. Giang hồ tên Thọ này đã không thể vượt qua được bản tính lỳ lợm và tàn độc của Tuyển. Ra tù, Tuyển tìm đến nhà Thọ xử lý. Không tìm được Thọ, Tuyển đã đánh bố Thọ với vài chục cái báng súng, rồi bắn súng vào tường nhà Thọ và đang định đốt nhà thì Cu Nên đến, bảo: “Về đi, thế là đủ rồi”. Tuyển lẳng lặng theo Nên về mà không có thêm bất cứ động thái nào. Tuyển kể: “Sau đó, không tìm Thọ nữa nhưng Thọ vẫn sợ và đi cướp giật dây chuyền vàng của người đi đường, để bị bắt, được ở trong tù với mục đích mong thoát khỏi sự truy đuổi của Tuyển, được an toàn tính mạng”.
Cu “Nên” và đồng bọn
Tuyển kể rằng hắn là người sử dụng súng thành thạo nhất nhóm và trong nhóm, ngoài Nên ra, chỉ có Tuyển mới được “chơi” với súng nhiều và biết kho giấu súng của Nên. Linh “cu” khi phê thuốc, 2 tay, 2 súng nã đạn bừa phứa là giỏi nhưng Tuyển thì khác, bắn vào đâu là có mục đích. Theo Tuyển, trận đọ súng với băng nhóm của Lâm “già” (tức Ngô Thế Lâm) vẫn để lại ấn tượng đến bây giờ. Cuộc truy đuổi ấy, theo Tuyển, chẳng khác gì phim hành động. Thế nhưng, Lâm đã thắng, vì băng của y chạy vào nhà, rồi cho đàn em nã súng từ trên cao xuống, từ dưới gốc cây lên làm cho xe của Tuyển và Linh “cu” nổ lốp. “Nhiều cuộc va chạm khác cũng phải dùng đến súng nhưng không mấy khi phải bắn vì nhưng phần lớn chỉ doạ đã thấy người ta khiếp sợ rồi” – Tuyển cho biết.
Tuyển kể lại: “Tôi và nhiều chiến hữu trúng kế của Công an. Nhà anh Nên đối diện với Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Tiệp. Sáng hôm đó, Cung Văn hóa có hội nghị, chẳng ai nghĩ xe ôtô xếp lớp ở đó lại là xe công an. Tôi đi bộ từ nhà Nên sang bên kia đường gội đầu. Trong lúc đang nằm gội đầu, tôi nghe thấy mấy người ngồi quán nước chè trước cửa nói với nhau: “Hình như thằng Tùng “ân”, Linh “cu” đang ở trong nhà”.
Ngay lúc đó bên kia đường lại có tiếng một đứa cháu gọi vọng sang: “Chú Tuyển ơi, về chú Nên bảo gì”. Tôi biết, nhà anh Nên đã bị công an vây bắt. Nếu chạy thoát thân, tôi thừa sức bỏ chạy lúc đó. Nhưng tôi không làm vậy, vẫn vào nhà như không có chuyện gì xảy ra. Sau đó, chính Tuyển là người thông báo, nhà đã bị công an bao vây. Cu Nên không tin điều đó xảy ra nên gắt, quát tháo loạn cả nhà lên. Để tránh đạn của các bên, Tuyển cầm theo 4 khẩu súng và 180 viên đạn nhảy xuống bể nước công cộng xây từ thời Pháp mà bọn này vẫn quen gọi là hầm để ẩn náu. Công an dùng mọi biện pháp thuyết phục nhưng Tuyển vẫn ngồi im, không động tĩnh gì, cũng chẳng trả lời. Tuyển bảo, khi nghe vợ anh Nên gọi: “Tuyển ơi, lên đi chú, khai báo thành khẩn để được hưởng khoan hồng của pháp luật” thì mới lên.
Thức tỉnh
Tuyển là một người đàn ông to cao, khuôn mặt đàn ông, có góc cạnh. Tuyển khoe “rất nhiều cô gái xinh xắn, con nhà lành thích nhưng tôi chưa mắng mỏ cô gái nào bao giờ. Có người còn nói tôi này kia khi tôi vô tình làm họ phật ý nhưng tôi im lặng, rút lui. Với đàn ông, chỉ một cái nhìn không thiện chí, tôi sẵn sàng cho họ ăn bạt tai hoặc viên đạn. Lần ấy, về nhà với mẹ, cô bé hàng xóm xinh xắn lắm sang chơi. Thấy nó thích chiếc headphone của tôi mẹ cô bé sang hỏi mượn, tôi gọi cô bé sang và cho luôn dù vào thời điểm năm 2000 chiếc headphone rất giá trị”.
“Nói là tôi chưa có người yêu cũng đúng mà cũng sai” – Tuyển nói: “Thực ra, tôi có cảm tình đặc biệt với một cô gái, dù chưa thổ lộ nhưng tôi biết, giữa tôi và cô ấy là tình yêu. Nghe tin tôi bị bắt, cô ấy buồn lắm. Sau đó, có vài lần vào trại thăm tôi. Bẵng đi một thời gian không thấy, tôi hỏi người nhà, được biết, cô ấy đã lấy chồng. Cầu mong cô ấy được hạnh phúc. Đó là những ký ức đẹp của một thời trai trẻ đã theo tôi trong những năm tháng ở trại giam. Có những đêm, thảng thốt giật mình, tôi mơ hồ nghe tiếng bạn gái trách mắng rồi lại vỗ về an ủi”.
Điều đau buồn nhất trong những ngày qua là gì? Tuyển trả lời: Không được ở bên người thân khi họ mất. Giọt nước mắt trực trào ra khỏi khoé mắt. Tuyển kể: “Bố và anh trai chết trong một vụ đắm tàu khi đi biển. Đứa em trai ngay sau Tuyển bị xuất huyết não rồi chết trong bệnh viện. Đứa em trai gần út nhiễm HIV, đã chết. Vợ nó cũng nhiễm và sự sống tính bằng ngày. “Thời trẻ, cứ đi lang thang, chẳng quan trọng chuyện gia đình. Mất mát quá nhiều rồi mới thấy đau, xót xa” Tuyển trầm ngâm nói.
Mong muốn nhất bây giờ của Đinh Đình Tuyển là cải tạo thật tốt, được giảm án, được về và vẫn còn nhìn thấy mẹ để có cơ hội chăm sóc mẹ. Tuyển cũng biết, điều đó thật mong manh nhưng vẫn hy vọng cuối đường hầm sẽ le lói ánh sáng.
Theo Nguoiduatin
Giang hồ đất Cảng Lâm "già" và hành trình lạc lối
Lâm "già" là cái tên giang hồ đặt cho ông ta. Chứ tên cúng cơm là Ngô Thế Lâm, sinh năm 1956, trai Hải Phòng chính gốc, nhà ở phố Lê Lợi, quận Ngô Quyền - một trong 4 quận nội thành cổ có từ thời Pháp thuộc.
Người ta bảo và chính Lâm cũng thừa nhận, mình "son" hơn rất nhiều so với những giang hồ cùng thời là Dung "hà", Cu Nên, Năm Cam, Khánh "trắng"... là vẫn còn sống, vẫn được chăm sóc mẹ già, nhìn con trưởng thành. Còn những "chiến hữu" cùng thời thì đã xanh cỏ. Giờ đây, cái máu kinh doanh vẫn chảy nhưng Lâm "già" khẳng định: "Làm ăn đúng đắn, không vi phạm pháp luật. Bây giờ mới là thời điểm vàng của thương gia".
Lâm "già"
Những mộng mị của đứa nghèo hèn vật vờ ở chợ Sắt
Mẹ Lâm là người đàn bà chịu thương, chịu khó và hết mực yêu con. Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu, Lâm đã lang thang cả ngày lẫn đêm nhiều năm phụ giúp mẹ bán hàng ở chợ Sắt (Hải Phòng) nên hiểu thế nào là ngõ ngách cuộc đời, thế nào là cái "uy" và làm thế nào để kiếm được nhiều tiền mà tốn ít sức nhất.
Ngày đó, nhà nghèo, không có thần thế, Lâm nghĩ, chỉ có "lấy số giang hồ" thì mới kiếm được tiền nhanh. Thế là cũng tập toọng vào giới giang hồ bằng những cách thức mà giang hồ thường làm. Đó là "lấy số" mà muốn lấy số thì phải phạm pháp để vào tù.
Án đầu tiên trong đời đưa Lâm vào trại giam, giúp Lâm "nếm mùi" giang hồ và có "số" trong giới giang hồ là "Trộm cắp tài sản". Lâm kể, "trộm cắp tài sản" án nhẹ nhất của giang hồ nhưng vào tù mới học được kinh nghiệm, ngón nghề của giang hồ. Ngày đó, nghĩ vậy đấy. Mãn hạn tù, khi đó Lâm 31 tuổi và về làm bốc vác tại cảng cá Máy Trai.
Lâm kể: "Tôi vốn là người nhanh nhẹn và rất tinh ý nên được ông chủ tổ hợp đánh bắt cá quý mến, ưu ái dành cho công việc tìm người khuân vác hàng, đồng thời tìm mối tiêu thụ hải sản tươi sống. Phải thừa nhận rằng, việc tìm mối tiêu thụ hàng là công việc có cơ hội làm giàu tốt nhất ngày đó. Thế là tôi tập hợp anh em vào làm cùng. Họ giúp ông chủ được nhiều thì tôi cũng kiếm được nhiều. Cứ thế, anh em có tiền, thì tôi có nhiều tiền.
Khi đã có số tiền khá khá, tôi gặp anh em thủy thủ tàu viễn dương bàn với họ "đánh" hàng điện tử, xe máy, đồ gia dụng về bán. Tất nhiên là lậu rồi. Cuối năm 1980, đầu và giữa những năm 1990, xe mi-ni Nhật, xe cúp kim vàng giọt lệ, quạt điện là những thứ hàng cực kỳ giá trị, bán lãi vô cùng, nhất lại là hàng lậu, trốn được thuế. Bán hàng đó, "một vốn, bốn lời" quả là không sai. Hàng của Lâm được phân phối đi các tỉnh như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, vào tận miền Trung.."
Kinh doanh kiểu... giang hồ
Cái tên Lâm "già" được ra đời bởi những người thân tín của Lâm. Thời trai trẻ, Lâm vẫn già hơn trước tuổi, người nhỏ thó, đen đúa, trên khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, nhiều cục mụn. Thế là có tên Lâm "già" từ đó. Cái biệt hiệu này đã giúp Lâm "bơi" và nổi danh trong giới giang hồ. Lâm tếu táo rằng: "Ngày xưa đó là biệt hiệu nhưng bây giờ tên là một "thương hiệu". Quả thực, Lâm là một giang hồ tức thời. "Không tức thời sao được, bây giờ tôi đã lên chức ông rồi, khác với cái thời trẻ trai...", Lâm nói.
Thấy Lâm "làm ăn" được, Cu Nên rồi rất nhiều giang hồ mới nổi ở đất Cảng ngày đó khó chịu. Trong một trận huyết chiến, đàn em thân tín của Lâm bị thương khá nặng. Lâm sai đám đàn em khác đi trả thù. Thù trả xong nhưng cái cục tức thì vẫn ầng ậc trong huyết quản. Thấy đại ca buồn, đám đàn em hiến kế tìm gái trinh "giải đen". Thế là một cô bé 14 tuổi làm ở nhà hàng cạnh hồ cá được đám đệ tử đem về. Đen chẳng thấy được giải thì lại bị bà chủ của cô bé "vặt tiền". Bà ta đã cầm rất nhiều tiền, vàng của Lâm để "giữ" miệng nhưng chẳng hiểu sao, bà ta thấy bở cứ đào nên đàn em của Lâm đã "tức hộ đại ca" và xử lý bà chủ này. Sau đó, Lâm bị tù vì hai tội "giết người" và "xâm hại trẻ vị thành niên" với mức án 16 năm tù.
Giang hồ thừa nhận, cùng thời giang hồ với Lâm, Cu Nên "oai" hơn về khoản khuyếch trương thanh thế. Dung "hà" thì chỉ có sòng bạc, còn Lâm thì chỉ nghĩ đến làm kinh tế. Lâm dùng cái danh giang hồ của mình để phát triển kinh tế là chính chứ không chém giết, cướp của như Cu Nên hay lấy "xâu" trong sòng bạc như Dung "hà".
Ngay lúc mới nổi trong giới giang hồ, Lâm đã thể hiện rõ tính cách là lấy giang hồ làm kinh tế và ngược lại, làm kinh tế để nuôi tội phạm. Dưới trướng của Lâm có rất nhiều đàn em, trong đó có nhiều đàn em đã vào tù, có tiền án, tiền sự... gấp nhiều lần tiền mặt. Đám đàn em này là những trợ thủ đắc lực để Lâm giải quyết rất nhiều việc liên quan đến kinh tế. Thực chất, chỉ cần sự có mặt của họ và cái "uy" giang hồ của Lâm, mọi hoạt động trong làm ăn đã dễ dàng và xuôi chèo, mát mái.
Nhờ buôn lậu, Lâm đã có một số tiền khá lớn và ngay lúc đó, trong đầu đã nảy sinh tư tưởng làm kinh tế lớn. Lâm lại bỏ tiền đầu tư 11 chiếc tầu đánh cá tải trọng lớn để cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Sau đó, chính Lâm lại thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân. Thấy làm ăn được, Lâm lại đầu tư một đội xích lô du lịch chuyên chở khách nước ngoài đến thăm quan thành phố Cảng, đồng thời kiêm luôn việc phục vụ đám cưới, đám hỏi. Người làm việc cho Lâm nhiều thời điểm đã lên tới con số vài trăm nhưng số đàn em thân cận, giúp việc chỉ trong vòng 20 đổ lại.
Thấy Lâm làm ăn được, thế là xảy ra mâu thuẫn, tranh giành. Những cuộc đấu súng, những cuộc thanh trừng tưởng chừng như bất tận nhưng cũng phải có hồi kết. Đệ tử của Lâm ngày đó thừa mặt có uy để ép những đối thủ cạnh tranh phải chết yểu hoặc quy về dưới trướng quản lý của Lâm.
Chưa "sướng" đã "rồ"
Nói vậy thì hơn ngoa, song thực chất, những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, Lâm là ông vua không ngai của đất Cảng trong giới làm ăn và giang hồ. Tiền có, "lực lượng" có, hầu như Lâm "đánh" đâu là "thắng" đó. Thế nhưng, chuyện làm ăn cũng có nhiều khuất tất nên Lâm biết dừng lại. Lâm quyết định đem tất cả những số tiền đã buôn gian, bán lậu mà có được đổ vào đào hồ Lạch Tray, rộng 13ha để thả cá và xây dựng khu du lịch sinh thái. Thời điểm đó, ăn còn chưa đủ, đã nghĩ gì đến chơi. Vậy mà Lâm đã "đi trước thời đại" về du lịch và làm kinh tế.
Việc Lâm thuê cái hồ này cũng là một giai thoại. Tiếng là thuê nhưng thực chất hồi đó Lâm gần như chiếm nó, sau đó bỏ một ít tiền cho chính quyền hợp lý hoá cái gọi là giấy tờ thuê cho đúng thủ tục. Sau khi thuê xong, Lâm sử dụng không đúng mục đích mà xây dựng trong hồ một kho tập kết hàng lậu lớn nhất Hải Phòng thời bấy giờ.
Khu du lịch sinh thái toàn thấy xe ô tô tải đi vào, thế là công an phát hiện ra từ nghi ngờ đó. Để qua mặt cơ quan chức năng, Lâm còn trang bị một dàn xe ô tô 4 chỗ để chuẩn bị thành lập công ty taxi đầu tiên ở miền Bắc. Thế nhưng, chưa thực hiện được ý đồ thì đã bị công an sờ gáy.
Theo Người đưa tin
Trùm giang hồ khét tiếng Cà Mau vào khoa tâm thần trị bệnh Sau một thời gian bị bắt tạm giam, trùm giang hồ Lê Ngọc Ẩn đã được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau điều trị ở khoa ngoại vì nóng sốt nhưng sau đó đã được chuyển sang khoa tâm thần. Chiều 8/4, bác sĩ Trần Hoàng An - Trưởng Khoa tâm thần Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau -...