Gặp “đệ tử ruột” của tướng cướp khét tiếng Hiền “bạc”
Nguyễn Văn Chung, từng lĩnh án chung thân ở phiên tòa xét xử tướng cướp Toọng (tên thật là Trương Hiền) và đồng bọn, là một trong không nhiều người còn sống trong băng đảng của Toọng, hiện đang sống phục thiện ở TP.Vinh (Nghệ An).
Cú trượt đầu đời
Anh Chung cho biết, anh ta sa chân vào giang hồ là do cuộc sống khi đó còn khó khăn, học hành ít nên dẫn đến những hành động sai lầm nối tiếp sai lầm. Nguyễn Văn Chung sinh năm 1957 tại Vinh, trong một gia đình có tới 7 anh chị em. Bởi hoàn cảnh khó khăn, Chung chỉ học đến lớp 7. Thời điểm khi hoà bình mới lập lại, kinh tế còn khó khăn, hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương đôi chỗ chưa được hoàn thiện nên đôi khi khiến người dân chưa đồng thuận.
“Nhờ giời tôi vẫn còn sống được đến ngày nay”
Do bất đồng quan điểm nhận thức kém nên có lần Chung từng vác dao dọa cán bộ phường vì cho rằng họ “tiệt đường làm ăn của gia đình”. Sau lần đó Nguyễn Văn Chung bắt đầu trở nên ngang tàng, kết thân với nhiều tay anh chị ở thành Vinh để thị uy sức mạnh.
Tham gia nhiều phi vụ, không mấy chốc, Chung trở thành một giang hồ có máu mặt và được Đậu Kim Sơn, biệt danh Sơn “Hảo”, người Đông Hà (Quảng Trị) nhận làm anh em giang hồ. Thời điểm này ở Vinh, Toọng và Sơn “Hào” là hai đại ca khét tiếng nhất. Cũng chính vì thế mà hai băng nhóm này thời gian đầu luôn tìm cách triệt hạ lẫn nhau để tranh giành địa bàn.
Kẻ dám gí dao vào cổ Toọng
Để thị uy sức mạnh cũng như tranh thủ làm ăn, các băng đảng ở Vinh hay tụ tập ở ga Vinh để thị uy sức mạnh. Một buổi tối nọ, Sơn “Hảo” cùng Chung lên ga Vinh chơi và bắt gặp một đệ tử của Toọng tên là Bôn đang nói chuyện với một nhóm người lạ. Thấy Bôn nói giọng Huế lại ra vẻ xấc xược, Sơn “Hảo” dằn mặt ngay bằng một cú bạt tai. Bôn ấm ức về kể với Toọng và hai nhóm hẹn gặp nhau tối hôm sau để nói chuyện. Đúng hẹn, Sơn “Hảo”, Chung và đồng bọn có mặt ở ga Vinh.
Video đang HOT
Chưa định hình được vị trí, Sơn “Hảo” đã bị Toọng áp sát, dí khẩu súng ngay vào bụng. Tuy nhiên, Sơn “Hảo” là một tay giang hồ có “sô má” nên hắn vẫn bình tĩnh nói với Toọng: “Tao chết thì mày cũng chết thôi”. Hiểu ý đại ca, Sơn “Hảo” vừa dứt lời, Chung đứng phía sau nhanh chóng áp sát gí dao vào cổ Toọng. Hai đại ca sau một hồi nói chuyện qua lại đã chấp nhận bỏ qua ân oán và kết thân.
Tuy nhiên, điều Chung không thể ngờ tới là Toọng vẫn ấm ức vì có lẽ chưa một tên giang hồ nào đủ bản lĩnh và cả gan dám gí dao vào cổ uy hiếp hắn. Vậy nên, chỉ sau đó một hôm, trên đường về nhà, Chung bị Toọng núp từ trong bụi lao ra khống chế bằng súng. Toọng dẫn Chung lên ga Vinh, trước mặt Sơn “Hảo” để thanh toán. Tuy nhiên, lần này Sơn “Hảo” đã ra căn ngăn. Từ đó trở đi Sơn “Hảo” đưa băng nhóm của mình nhập vào băng nhóm của Toọng và bản thân Sơn “Hảo” cũng chấp nhận làm đàn em cho Toọng.
Từ ngày Toọng và Sơn “Hảo” kết thân, hoạt động tội phạm của chúng càng gia tăng với những phi vụ liều lĩnh và giỡn mặt cả công an. Chung kể, thời gian đó bắt đầu cảm thấy chột dạ và cũng luôn canh cánh khi sống gần một con sói tàn độc như Toọng nên luôn tìm cơ hội để rút ra những không thể. Một lần về nhà, do bất đồng với hai anh em ruột nhà làng xóm, Chung đã dùng dao đâm thủng bụng người anh và bị bắt. Bị kết án 15 tháng tù vì tội Cố ý gây thương tích, Chung tưởng rằng đó là cái cớ để mình đoạn tuyệt với thế giới giang hồ.
Tuy nhiên, trước ngày ra tù đúng 15 ngày, Chung bị triệu hồi về Vinh. Nguyên nhân là nhóm giang hồ của Toọng và Sơn “Hải” bị bắt và Chung không tránh được sự liên lụy. Trong phiên tòa xử băng nhóm của Toọng chấn động dư luận năm ấy, Chung bị kết án chung thân. Với những người đã quen vẫy vùng, việc bị kết án chung thân coi như đời đã hết. “Ngày ấy vào tù, tôi sống bất cần, ai thích gì tôi chiều. Dằn mặt nhau bằng những cuộc đấm đá, chém giết có hết, nhưng không thể ngờ tôi vẫn sống sót, vẫn được cán bộ tin tưởng, thậm chí còn được đặc xá”, anh Chung tâm sự.
Hành trình phục thiện
Nguyễn Văn Chung cho biết, trong số những người bị xử trong phiên toà năm ấy chỉ còn anh và một người nữa còn sống. Hồi ấy, ngoài Toọng, Sơn “Hảo” và 2 người nữa bị kết án tử hình, những người còn lại đều bị chung thân hoặc tù trên 10 năm. Sau phiên tòa, Chung được đưa ra một trại giam ở Thanh Hóa. Theo lời kể của Chung, tại trại giam này, giang hồ tứ xứ hội ngộ với các phe phái khác nhau, thường đồng hương với nhau thì vào một nhóm. Chung là đàn anh của nhóm Nghệ Tĩnh. Thỉnh thoảng trong tù, nhân lúc giám thị sơ hở các nhóm vẫn có những trận chiến âm thầm giải quyết xung đột.
Nguyễn Văn Chung giờ đây đã trở thành một người đàn ông đứng tuổi và một lòng lo cho gia đình
Năm 1990, Chung vừa nhận được lệnh đặc xá, chuẩn bị được tự do thì xẩy ra chuyện. Khi giải quyết mẫu thuẫn với nhóm ở Hải Phòng, Chung đã dùng dao đâm chí mạng vào một đại ca đất Hải Phòng. Sau lần ấy, Chung lĩnh thêm 5 năm tù nữa. Đến năm 1995, Chung mới được trả tự do, kết thúc 17 năm sống trong tù.
“Về với cuộc sống đời thường, tôi trở nên lạc lõng, cô đơn. Xã hội nay đã khác, nhưng gia đình thì vẫn hoàn cảnh. Mẹ tui thương tui lắm, nhưng bố thì không có thương nên thành ra tui khổ. Mấy tháng liền, hàng ngày tôi chỉ biết đi ra đi vào một cách vô vị. Dù vậy tôi nhất quyết làm lại cuộc đời, thề không bước chân trở lại giang hồ nữa”, anh Chung tâm sự.
Thế rồi, Chung được một ông chủ thuê làm bảo vệ ao cá với giá 500 ngàn /tháng. Nhờ cái uy của mình sau một thời gian ngang tàn trong quá khứ, Chung luôn hoàn thành nhiệm vụ và không còn phải sống phụ thuộc gia đình nữa. Sau này, nghe theo giới thiệu của người thân, Chung ra chợ bán hoa quả. Cũng tại đây, Chung làm quen với người bạn đời của mình bây giờ.
“Cô ây còn trẻ, có nhiều người theo đuổi lắm, nhưng không hiểu sao lại chọn tui. Lúc đó tui đã 40 tuổi nên lấy được cô ấy là hạnh phúc lớn”, anh Chung tự hào kể. Năm 2007, họ cưới nhau. Hai vợ chồng cùng làm nghề buôn bán hoa quả, rồi tích góp xây được một căn nhà phía sau ga Vinh. Giờ thì ngôi nhà nhỏ của cả vợ chồng đã có thêm hai đứa con và họ sống hạnh phúc với nhau.
Anh Chung kể thêm: “Vợ chồng tui chuyên buôn bưởi. Đến mùa, tui luôn lặn lội về các huyện, xã mua bưởi để bán buôn. Giờ hỏi ai là dân buôn hoa quả ở đất Vinh nay về tui, chắc họ cũng biết. Vợ chồng tui làm nghề này tính ra cũng được gần 15 năm rồi đó”,
Anh Chung thích sống thu mình, không điện thoại, không xe máy, chỉ biết đến gia đình là trên hết. Không muốn chuyện cũ ám ảnh cuộc sống đang rất hạnh phúc của mình, nhưng đôi khi như anh tâm sự, anh cần một người bạn để có thể nói lại chuyện xưa, như là bài học mình luôn phải ghi nhớ.
Theo Nguoiduatin
Chuyện chưa từng biết về tướng cướp Hiền "bạc"
Những tưởng trong thế giới của tội ác, tình cảm phải là một thứ gì đó xa xỉ và hiếm ngặp. Tuy nhiên, dù bận trăm mối suy tính trong cuộc chiến để ngự trị và tồn tại, Hiền "bạc" vẫn có thời gian để hướng về một bóng hồng miền sơn cước.
Không ai định nghĩa cho thứ tình yêu mua được bằng súng và đạn của Hiền, song tất cả đều có chung suy nghĩ, tướng cướp Hiền "bạc" cũng là một con người biết yêu thương, hờn dỗi.
Ảnh minh họa
Cuối những năm 91, dưới chân núi Hàm Rồng (TP. Thanh Hóa), Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành bản án tử hình đối với Nguyễn Mạnh Hiền (tức Hiền bạc), chấm dứt một thời kỳ xưng vương, xưng bá của y nơi dải đất miền Tây một thời khắc nhiệt của xứ Thanh.
Cho đến bây giờ, tức là hơn 20 năm sau nhắc lại, không ít người dân địa phương vẫn còn râm ran truyền tai nhau về sự tàn độc của tên tướng cướp khét tiếng một thời. Trong lời đồn thổi, người ta còn nhắc đến câu chuyện hãi hùng khi đàn em của y trao giải thưởng hàng trăm cây vàng cho ai dinh được xác đại ca về lãnh địa sau khi bị hành quyết.
Không khó để để liệt kê hàng dài tội danh nguy hiểm mà Hiền đã khoác lên mình trước khi trở về với cát bụi. Nhưng ngoài tội ác, còn gì để nhắc về một tướng cướp khét tiếng ngày nào. Sau rất nhiều thời gian cố gắng để giải mã về bí ẩn của cuộc đời tướng cướp Hiền bạc, cuối cùng PV báo Người đưa tin cũng đã tiếp cận được bộ hồ sơ của băng cướp này.
Tập hồ sơ dầy hàng trăm trang đã hé lộ phần nào cuộc đời và hành trình tội ác của Hiền "bạc". Không những thế, một tình tiết lần đầu được công bố về chuyện tình kỳ quái của tên tướng cướp này đã phần nào trả lời cho những thắc mắc, vì sao một tên cướp tàn bạo, danh mãnh, nhiều lần vượt ngục trốn thoát, sẵn sàng dùng súng và lựu đạn nghênh chiến lực lượng công an lại dễ dàng tra tay vào còng số 8.
Năm 1983, Nguyễn Mạnh Hiền bước chân vào trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhưng đúng 3 năm sau (năm 1986), Hiền "bạc" chính thức phải xách va ly ra khỏi trường vì sự ngang ngổ và hống hách. Vết đen đầu tiên đã được viết vào bản lý lịch của y: Bị đuổi học do đánh nhau. Tổng kết lại những gì học được trong khoảng thời gian ngồi trên giảng đường đại học của Hiền chỉ là dao, kiếm, đâm chém và chìm đắm trong men rượu. Cuối cùng y lại trở về nơi chôn rau cắt rốn để trở thành: Một tên tướng cướp!
Chỉ vài năm vùng vẫy nơi quê nhà, vốn bản chất lì lợm, lại có máu thủ lĩnh, ngay lập tức những cao thủ đến trước phải quỳ phục dưới chân Hiền "bạc". Cờ đến tay phải phất, Hiền "bạc" lập tức tổ chức đồng bọn đến cưỡng ép những người đi đào đãi vàng phải vào tổ chức của y để làm công cho y.
Một thời kỳ mới ở Lũng Cao đã được bắt đầu bằng máu trộn nước mắt. Một chế độ mà tất cả được ứng xử với nhau theo đúng luật giang hồ của đại ca Hiền "bạc": máu trả bằng máu và kẻ mạnh là kẻ thắng.
Theo Người đưa tin
Bài 6: Khát vọng Rubi và nấm mồ chung ở đại ngàn Hàng chục mạng người đang luồn sâu trong lòng đất để tìm đá đỏ thì hầm sập. 47 người thiệt mạng. Phải mất tới chục ngày sau, người ta mới đưa xác các nạn nhân xấu số lên khỏi lòng đất. Có người bảo, số người chết đó là do lời nguyền của một vị thần cai quản vùng đá đỏ này. Chẳng...