Gặp cụ ông 4 lần khoác Long bào đi cày trong lễ hội Tịch Điền
Sau nhiều năm mai một, năm 2009, lễ hội Tịch Điền đã được khôi phục lại tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Kể từ đó, đã 4 lần cụ Đinh Trọng Tế (84 tuổi) vinh dự khoác lên mình chiếc long bào đi cày.
Theo sử sách ghi lại, lễ hội Tịch Điền lần đầu tiên được diễn ra vào thế kỷ thứ 10 ở tỉnh Hà Nam, quê hương của vua Lê Đại Hành. Vào mùa xuân năm 987, vua Lê Đại Hành cùng các văn võ bá quan đi cày ruộng ở xã Đọi Sơn và bắt được một chiếc chum vàng. Đến năm 988, vua đi cày ở Bàn Hải thì lại bắt được chum bạc. Vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền.
Cụ Tế (áo xanh) rất khỏe mạnh và minh mẫn.
Cũng từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua cùng các văn võ bá quan trong triều lại ra đồng cày ruộng, làm Lễ Tịch Điền để cầu đời sống, mùa màng của nhân dân được sung túc. Cũng bắt đầu từ đó, lễ Tịch Điền được duy trì đến các đời vua sau này với quy mô lớn. Nhưng đến đời vua Khải Định thì lễ Tịch Điền bị mai một dần.
Năm 2009, lễ hội Tịch Điền được khôi phục lại và được tổ chức tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Một trong những phần không thể thiếu trong lễ hội Tịch Điền là việc vua xuống ruộng đi cày đầu xuân.
Việc tìm ra người phù hợp để đóng vai vua không phải là việc đơn giản. Năm 2009, sau nhiều lần họp bàn, lựa chọn, BTC lễ hội đã thống nhất chọn cụ Ngụy Nguyên Chuyền (82 tuổi) đóng vai vua. Nhưng 10 ngày trước khi lễ hội diễn ra, cụ Chuyền bỗng ốm nặng và qua đời. Trong thế cấp bách, cụ ông Đinh Trọng Tế đã tự mình ứng cử vào vai vua.
Vì tục vua đi cày là một trong những cảnh diễn quan trọng nhất trong lễ hội, vua xuống đồng khai xuân bằng đường cày nhằm thể hiện sự đồng cam cộng khổ, cảm thông và chia sẻ khó khăn cực nhọc với người dân, khuyến khích nhân dân lao động để mọi người ấm no, đất nước thanh bình, nên khi nhận đóng vai vua, cụ Tế cũng rất lo lắng. Cụ cho biết: “Khi tự ứng cử đảm nhận vai vua, được mọi người chấp nhận, tôi lo lắm. Nhiều hôm đi ngủ nhưng cứ nhẩm và nghĩ lại các động tác để làm cho thuần thục. Sáng tôi dậy sớm ra sân tự tập một mình tránh gặp phải sai sót”.
Video đang HOT
Cụ Tế đang mô tả lại động tác vua xuống ruộng đi cày thời xưa.
Sau màn diễn cực kỳ thành công trong năm 2009, cụ Tế tiếp tục được ban tổ chức lễ hội tin tưởng giao trọng trách năm sau đó. Nhưng đến năm 2011, cũng gần đến lễ hội thì cụ Tế đột nhiên ngã bệnh. Lo lắng sức khỏe cụ Tế không kịp bình phục nên ban tổ chức gấp rút tìm kiếm người thay thế. Lần này người được chọn là ông Phạm Lương Bì (74 tuổi). Điều lạ là mới tập dượt được vài ngày thì ông Bì lại ngã bệnh nên không thể tham gia.
Đang ốm nặng nhưng biết tin không có người đóng vai vua, bệnh tật của cụ Tế như tan biến. Cụ quyết vác cày ra đồng phục vụ lễ hội. Và từ đó đến nay, cụ Tế luôn đảm nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được UBND tỉnh Hà Nam tặng bằng khen.
Cụ Tế tâm sự: “Hồi còn nhỏ, tôi được cụ cố kể về vua, vua thời xưa oai phong, uy nghi là thế, đứng trên vạn người. Nhưng khi vua xắn quần lội xuống đồng đi cày cầu mùa màng cho dân, khuyến khích dân lao động cũng bình dị, chất phác như nông dân. Đó là một thứ tình cảm gần gũi mà thiêng liêng lạ thường”.
Động tác làm lễ trước khi vào tục vua đi cày.
Năm nay đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng cụ Tế vẫn còn rất minh mẫn và khỏe mạnh. Với cụ, chiếc xe đạp luôn là người bạn đồng hành thân thiết. Mỗi khi rảnh rỗi cụ lại đạp xe sang Hưng Yên, có hôm sang Nam Định, xem đó vừa là thú vui, vừa rèn luyện sức khỏe.
Mặc dù lễ hội Tịch Điền chỉ diễn ra vào đầu xuân, nhưng hầu như sáng nào ông Tế cũng dậy từ rất sớm, luyện tập các động tác, đi đứng, cử chỉ của vua thời xưa để nhuần nhuyễn. Với ông đó như là một niềm vui nhỏ của tuổi già.
Theo Dantri
Người phụ nữ hơn 20 năm làm nghề bốc xác
Người dân thôn Đại Cầu, xã Tiên Tân (Duy Tiên, Hà Nam) quen gọi chị Phạm Thị Bình là 'chị Bình bốc xác'. Cái tên ấy gắn bó với chị cùng cả nỗi niềm hạnh phúc lẫn khổ đau.
Từ quốc lộ 1A đến thôn Đại Cầu, không ai xa lạ với "chị Bình bốc xác". Trong căn nhà nằm sâu hun hút cuối làng, người phụ nữ với nước da sáng, gương mặt tròn trịa cùng mái tóc xoăn đen này sống lặng lẽ cùng mẹ già. Nhắc đến tuổi, chị không nhớ chính xác năm sinh, chỉ biết mình "sinh năm con Ngọ", năm nay gần 40.
Chị bảo bén duyên với nghề bốc mộ từ khi 15-16 tuổi. Lần đầu tiếp xúc với xác chết, chị cũng thấy ghê. Nhưng khi tử khí xộc lên khiến bố bị ngất, chị đã bất chấp tất cả để làm thay. Do gia đình khó khăn, chị đành gắn bó với cái nghề "ai cũng sợ" này để nuôi sống bản thân và mẹ già. Đôi tay to bản, thô ráp của chị không biết bao lần lần mò hài cốt, nhặt nhạnh những mảnh xương thịt nát của người xấu số.
Việc bốc mộ thường diễn ra ban đêm và tùy thuộc vào gia chủ, nếu được ngày, giờ, thời điểm nào chị đều sẵn sàng "nhận nhiệm vụ". Trong cái lạnh đêm khuya, dưới hố sâu, những người đào huyệt lặng lẽ bới lớp đất đá để lộ dần cỗ quan tài đang dần mục nát. Đến khi bộ ván thiên bục ra, trong ánh sáng lờ mờ của chiếc đèn nhỏ, đập vào mắt người nhìn là bộ xương người nằm trong vũng nước đen đặc.
Trong không khí não nề cùng tiếng khóc bi ai của gia chủ, chị Bình nhanh nhẹn tắm rửa cho hài cốt. Đầu tiên là hộp sọ, tay, chân, rồi đến từng cái xương sườn, đốt tay... Không giống mọi người, chị chẳng đeo găng. "Làm vậy để không bị sót. Nếu đeo găng thì có cảm giác không tìm được lần lượt từng xương, còn sót phần nào là phải tội chết", chị lý giải.
Suốt 20 năm làm nghề bốc xác, nhiều lần định bỏ nghề nhưng để có tiền nuôi mẹ già và con gái, chị lại tiếp tục. Ảnh: Tiểu Nguyễn.
Chị kể, một lần qua đường tàu sớm phát hiện xác chết bị nghiền thành 3 mảnh, chị vội báo cho công an, nhưng ở đó không ai dám nhặt xác. Thấy tội nghiệp, chị Bình lại làm. Từ đó, tên của chị được nhiều người biết đến, ở xa hay gần, nhà nào cần bốc mộ cũng luôn tìm đến. Vì thế chị đã đi khắp Hà Nam rồi sang Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội... để làm công việc sửa sang cho người chết.
Sức khỏe suy kiệt qua từng đêm bốc xác bởi mùi tử khí và sương lạnh thấm vào qua hơi thở, da tay. Có lần chị gặp phải mả kết, thi thể trong quan tài còn nguyên vẹn. Mở nắp quan tài ra, mùi tử khí xộc lên khiến chị chết ngất. Sau lần ấy, chị định bỏ làm. Nhưng thấy hàng xóm mỗi lần cần "sang cát" cho người thân phải chạy vạy tìm người giúp, chị đã nghĩ lại. Biết là cực nhọc nhưng chị vẫn làm phần vì mưu sinh, phần vì mong con cháu được hưởng phúc lâu dài.
Chị tâm sự, nếu không làm công việc liên quan tới xác chết và đầy tử khí thì giờ chắc chị đã có một mái ấm yên ổn như bao gia đình khác. Thời con gái, chị yêu một người và chung sống với nhau như vợ chồng. Được nửa năm, người yêu bỏ đi biệt xứ để lại chị với cái thai đã 6 tháng. Mặc dân làng cười chê, chị quyết giữ lại và sinh con.
Sau này cũng có nhiều thanh niên trong làng muốn theo đuổi nhưng chị không đến với ai. Chị sợ những nỗi đau trong quá khứ sẽ lặp lại, rồi cảnh con chung, con riêng. Con gái chị sinh năm 1993 giờ đi lấy chồng xa và đã có con. Ngày còn ở nhà, cô bé dù biết mẹ làm nghề bốc xác nhưng không chút gì ghê sợ.
"Con gái nói với tôi 'có gì mà xấu, đó là nghề nuôi con lớn đến ngày hôm nay nên mẹ đừng nghĩ ngợi nhiều'. Nó luôn là chỗ dựa tinh thần mỗi khi tôi cảm thấy mệt mỏi và chán nản", chị Bình tâm sự.
Nhắc đến tiền công, chị Bình bảo không vì ít người bốc xác mà tính đắt. Chị luôn căn cứ vào hoàn cảnh để tính công. Có gia đình bố mẹ mất sớm, 2 chị em còn nhỏ tuổi đến nhờ, chị giúp không công vì "bọn nó nhỏ thế, miếng cơm còn chưa no nữa là có tiền trả mình".
Tiền kiếm được từ việc bốc xác không dư dả nhưng cũng giúp chị trang trải cuộc sống và nuôi con. Cảm phục trước tấm lòng của chị Bình, một người đàn ông lớn tuổi ở tận miền Nam đã tìm về Hà Nam và tặng chị số tiền 70 triệu đồng để xây nhà.
Hiện tại, chị Bình sống trong căn nhà ấy với mẹ già. Chị vẫn hành nghề bốc xác nếu có ai nhờ giúp vì mong tích thật nhiều hơn nữa phúc đức cho con cháu.
Theo VNE
Nông dân đề nghị điều tra lại vùng ô nhiễm do Sonadezi Long Thành gây ra Cho rằng trong cùng một khu vực canh tác, trên cùng thửa ruộng mà có hộ được xác định nằm trong vùng ô nhiễm, hộ không được là không công bằng, nông dân đã đề nghị cơ quan chức năng điều tra, xác định lại vùng ô nhiễm. Ngày 4/9, Viện Môi trường - Tài nguyên (thuộc Đại học Quốc gia TPHCM) đã...