Gắp con vắt dài 8 cm ra khỏi khí quản nam bệnh nhân
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương phát hiện con vắt dài khoảng 8 cm sống ký sinh trong lòng khí quản của bệnh nhân.
Ngày 8/6, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết đã gắp thành công con vắt dài 8 cm sống khoảng 2 tuần trong lòng khí quản nam bệnh nhân 39 tuổi ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
Trước đó, bệnh nhân đến viện khám với lý do khoảng 2 tuần nay cảm thấy rất khó chịu trong cổ họng.
Con vắt dài 8 cm sống ký sinh trong khí quản của bệnh nhân. Ảnh: BVCC.
Video đang HOT
Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện có dị vật trong khí quản là ký sinh trùng vẫn còn sống. Ngay sau đó, bệnh nhân được chỉ định nội soi phế quản để gắp dị vật.
BSCKI Lương Minh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương – là người trực tiếp thực hiện nội soi phế quản gắp dị vật cho bệnh nhân.
Dị vật được gắp thành công là một con vắt dài 8 cm. Bệnh nhân cho biết không nhớ rõ thời điểm con vắt đã vô tình ký sinh tại khí quản của mình. Sau đó, bệnh nhân đã được bác sĩ hướng dẫn vệ sinh mũi, họng tại nhà và được ra về trong ngày.
Bác sĩ Tuấn cho biết nếu không phát hiện kịp thời, con vắt sẽ tiếp tục ký sinh, hút máu cơ thể và ngày càng lớn dần, có thể làm tắc nghẽn khí quản, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Qua trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo người dân không nên uống nước suối, rừng; ăn rau sống phải rửa sạch. Đặc biệt, khi có biểu hiện khó chịu vùng cổ, ngứa, ra máu, nước mũi,… người dân cần đến bệnh viện khám để được hỗ trợ y tế.
Sốc phản vệ sau tiêm thuốc giảm đau
Bệnh nhân nam, 29 tuổi, nhập viện Đa khoa Hùng Vương trong tình trạng hôn mê, liên tục tiết nhiều bọt hồng qua nội khí quản, huyết áp tụt.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Lương Minh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tình Phú Thọ, cho biết trước đó bệnh nhân tiêm thuốc chống viêm, giảm đau (diclofenac) tại bệnh viện tuyến huyện ở Hà Giang. Về nhà khoảng 30 phút, anh bắt đầu phù mi mắt, tức nặng ngực, huyết áp tụt, khó thở. Các bác sĩ huyện xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ, đặt ống nội khí quản, thở máy, tuy nhiên tình trạng bệnh nhân nặng nguy cơ tử vong cao nên cầu viện Bệnh viện đa khoa Hùng Vương.
Kíp bác sĩ tại Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương đã đến Hà Giang, cho bệnh nhân dùng thuốc vận mạch, bù dịch, điều chỉnh thông số máy thở và chuyển về Phú Thọ. Trên đường di chuyển, bệnh nhân liên tục rơi vào tình trạng nguy hiểm tính mạng.
Đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, bệnh nhân xét nghiệm khí máu, bổ sung thuốc và nạp thêm oxy, lại chuyển tiếp đến Bệnh viện Bạch Mai.
Sau 12 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, ngày 8/6 bệnh nhân hồi phục, xuất viện.
Sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
Dấu hiệu sốc phản vệ tùy theo độ nặng của sốc, mức độ nhạy cảm của cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất kháng nguyên hay chất lạ. Những dấu hiệu sớm là khó thở, phù nề thanh khí quản, suy tim cấp, nhịp tim nhanh, trụy mạch...
Để phòng ngừa sốc phản vệ, người bệnh sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để dùng. Bác sĩ khám bệnh cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng của người bệnh, dự phòng sốc phản vệ trên bệnh nhân mẫn cảm, như trước khi tiêm kháng sinh phải thử, hoặc cân nhắc liều lượng... Các cơ sở khám chữa bệnh đều phải chuẩn bị sẵn thuốc và dụng cụ cấp cứu sốc thuốc.
Khi phát hiện có người bị sốc phản vệ, cần nhanh chóng đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Nhập viện vì đau lưng, bác sĩ phát hiện hàng trăm viên sỏi trong thận Mới đây, ông N.V.T., 62 tuổi (trú Sơn Dương - Tuyên Quang) nhập viện vì đau lưng nhiều. Ông T. có tiền sử 20 năm phát hiện sỏi thận. Nhập viện vì đau lưng, bác sĩ phát hiện hàng trăm viên sỏi trong thận Cả trăm viên sỏi trong thận Ông T. nhập viện trong tình trạng đau nhiều thắt lưng phải, kết...