Gặp cô chủ 9X của những “búp bê đất sét”
“Mọi người gọi tôi là Káo. Tôi hay kể các mẩu chuyện và làm búp bê cho những đứa trẻ to xác mà vẫn còn nhớ đường về với tuổi thơ khi những cái cây thì to khổng lồ còn những giấc mơ thì lúc nào cũng tươi sáng lấp lánh…”
Đó là tự bạch của Nguyễn Minh Trang- cô bạn sinh viên năm cuối ĐH Ngoại thương, chủ dự án “Búp bê Duka và những giấc mơ bay”
Ai cũng từng có những giấc mơ
Một ai đó từng nói rằng, với mỗi người, tuổi thơ gắn liền với những giấc mơ. Ngày bé, thế giới với mỗi chúng ta giống như một sân chơi, nhờ đó mà ta thấy háo hức và nhiều niềm vui với cuộc đời này hơn. Tiếc rằng khi lớn lên, rất nhiều người trong chúng ta đã quên điều đó mất rồi.
Đó cũng là suy nghĩ của Minh Trang khi bắt đầu với ý tưởng làm ra những chú búp bê đất sét, mang theo thông điệp về ước mơ của mỗi người. Tham gia rất nhiều hoạt động xã hội khi còn đang ngồi trên ghế giảng đường, là leader của không ít tổ chức và đội nhóm, được gặp gỡ nhiều người cũng là cơ hội để Trang quan sát và ngầm “thẩm định” mơ ước của những người xung quanh.
Không đánh giá họ tham vọng hay thiếu cầu tiến, mạnh mẽ hay yếu đuối, cô bạn chỉ nghĩ đơn giản rằng nếu mỗi người đều có một ước mơ, và kiên trì bám đuổi để thực hiện ước mơ đó đến cùng, hẳn thế giới sẽ phải lung linh và đa sắc màu lắm.
Trong thế giới của rất nhiều người khi bước qua tuổi 18, các giấc mơ trở nên nhàm chán như thao tác copy-paste, người này mơ giấc mơ của người khác, mà quên mất rằng từ trước đó ai cũng có một giấc mơ cho riêng mình. Vậy là những chú búp bê Duka ra đời, mang theo “sứ mệnh” khơi gợi và tìm lại những giấc mơ đã đánh mất của mỗi người.
Những cô búp bê mang theo thông điệp về mơ ước của những người trẻ tuổi
Những cô búp bê xinh xắn “chỉ một mà thôi”
Quá trình làm ra những chú búp bê Duka cũng gian nan chẳng kém gì quá trình cô chủ phải thuyết phục những người khác tin vào dự án của mình. Có nhiều người cho rằng Trang hão huyền và không thực tế. Mặc kệ tất cả, cô kiên trì với giấc mơ của mình.
Vốn là tay ngang, sinh viên kinh tế có chút đam mê về nghệ thuật và đồ handmade, cô bạn mày mò từng chút một để làm ra những con búp bê đầu tiên. Nguyên liệu được lựa chọn là đất sét Nhật, kèm theo đủ thứ kèm theo như vải, lông, thép…
Đặc biệt, để tạo cảm giác thật hơn và khác biệt so với những loại búp bê khác, Minh Trang còn sử dụng thép uốn lò xo để nối các khớp tay, chân cho búp bê. Nhờ đó mà các cô búp bê Duka có thể cử động, uốn tay, chân không khác gì những nhân vật hoạt hình.
Có đôi khi bạn gặp lại chính mình qua những cô búp bê này
Tuy nhiên, điểm độc đáo hơn cả phải kể đến chính là sự “không đụng hàng”. Là một sản phẩm thủ công, mỗi loại búp bê Duka chỉ được “xuất xưởng” một con duy nhất. Như cô bạn chia sẻ, một ngày mày mò làm được 2-3 cô búp bê đã là quá thành công.
Video đang HOT
Chăm chút cho đứa con của mình, Trang chú trọng vào từng đường nét, sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt. Và như cô ấy nói, điều quan trọng là đằng sau mỗi búp bê Duka lại là một câu chuyện, là một ước mơ của cô, hay chính bạn bè mình gửi gắm vào trong đó.
Cùng Duka chinh phục những miền xa
Ít người biết rằng, cái tên Duka cũng là một cái tên hết sức ý nghĩa. D là bắt đầu của từ “Dream”- giấc mơ. Còn Duka đọc gần giống với ” ru ca”- những bài hát ru từ thời thơ ấu đã khơi gợi nên giấc mơ của rất nhiều người.
Cô bạn sẽ mang theo búp bê Duka đi khắp thế giới
Trang đã đưa dự án của mình lên một website để các bạn trẻ chia sẻ những dự án của mình, vận động cộng đồng cùng tham gia “tài trợ”. Tuy số lượng ủng hộ chưa nhiều, nhưng hình ảnh một cô gái trẻ, cùng một dự án thú vị vẫn gây ấn tượng mạnh với rất nhiều người.
Dự án búp bê Duka sẽ kết thúc vào đầu tháng 8 tới, khi Minh Trang hoàn thành bộ sưu tập của mình. Cùng thời điểm đó, cô bạn bắt đầu cho chuyến hành trình mới tới Nhật Bản, nơi cô sẽ làm việc dài hạn.
Dĩ nhiên trong hành lý của cô gái trẻ giàu hoài bão và dám sống vì ước mơ của riêng mình này, hẳn không thể thiếu được những cô búp bê Duka. Như cô ấy từng mơ ước, biết đâu một ngày nào đó, nước Nhật và cả thế giới sẽ biết đến những cô búp bê xinh xắn này…
Thông tin cá nhân
Họ tên: Nguyễn Minh Trang Ngày sinh: 13/3/1991 Hiện là Sinh viên năm cuối lớp CLC Quản trị kinh doanh Quốc tế- ĐH Ngoại thương Thành tích đạt được – Cựu thành viên ban Thông tin tuyên truyền CLB Truyền thông YMC-ĐH Ngoại thương – Cựu phó chủ tịch AIESEC FTU HANOI và từng tham gia các hội nghị lãnh đạo trẻ như ILEAD Conference, National Leadership Development Conference, Ignite Conference. – Việc part-time từng làm: Marketing cho The Little Gym Hanoi, AppOta và thực tập sinh cho Red Bridge. – Từ tháng 8, sẽ qua Nhật ở làm việc cho Precena Strategic Partner- một công ty tư đào tạo kỹ năng doanh nghiệp và tư vấn chiến lược cho các tập đoàn lớn ở Nhật cũng như các nước khác trong khu vực châu Á.
Theo Dantri
Tình cảnh nguy kịch của chàng trai vùng cao nhiễm cúm H1N1
Bị cúm H1N1, em lại được chuẩn đoán bị viêm phổi và suy đa tạng nên tình cảnh hết sức nguy kịch. Hiện tại đang cấp cứu tại khoa Điều trị tích cực của bệnh viện Bạch Mai, tính mạng của cậu thanh niên 23 tuổi đang được tính bằng giây, bằng phút.
Tiếp chúng tôi tại khoa Điều trị tích cực của bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ tại đây ai cũng lo lắng và thương cho hoàn cảnh bệnh nhân Hồ Xuân Khiêm (23 tuổi thôn Đại Thân, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái). Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm cúm H1N1 có biến chứng suy đa tạng nên tính mạng đang trong tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc".
Bị nhiễm H1N1 dẫn đến suy đa tạng khiến Khiêm đang trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc
Đi chăm em trai tại viện , anh trai Hồ Xuân Quý, không giấu được sự sợ hãi và lo lắng, đôi mắt đỏ hoe lúc nào cũng chực khóc mỗi khi có ai hỏi về tình hình của em Khiêm. Nhìn em một mình với đủ các loại máy trợ thở trong phòng cách li, anh Quý chỉ sợ đến lúc nào đó sẽ nhận tin dữ. Không biết làm gì cả, hàng ngày anh chỉ biết đứng sau lớp cửa kính nhìn em, có khi lại kiếm một góc hành lang ngồi khóc. Là đàn ông gần như chẳng bao giờ anh rơi lệ nhưng đứng trước ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết của em trai, bản thân anh không cầm lòng được.
Nhà nghèo, lại ở vùng cao nên mấy anh em Khiêm không ai được học hết lớp 9. Sớm ra ngoài đời lao động, kiếm sống ấy vậy mà: "Mấy anh em cũng chỉ kiếm đủ cái ăn và đỡ đần bố mẹ già thôi cô ạ. Ở nhà thằng Khiêm là đứa chăm chỉ nhất, nó thương bố mẹ tôi lắm nên cứ hùng hục làm, ai thuê gì làm đấy vì nó sợ bố mẹ khổ. Rồi tự nhiên chẳng biết thế nào nó mắc cúm H1N1 và ra nông nỗi như thế này. Ở nhà bố mẹ tôi già yếu cả rồi, hai cụ ngày nào cũng gọi điện lên hỏi nó, tôi toàn phải nói dối là em Khiêm sắp khỏi và sẽ về nhà trong vài ngày tới" - anh Quý ngậm ngùi kể.
Không có tiền chữa bệnh, số phận của chàng trai trẻ 23 tuổi đứng trước tình cảnh nguy kịch
Ngày 03/04, Khiêm xuất hiện các biểu hiện ho khạc đờm đục, đau ngực, sốt cao và khó thở tăng dần. Anh nhập viện Bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ) với chẩn đoán viêm phổi thùy. Sau 5 ngày điều trị không có tiến triển, Khiêm được chuyển đến Trung tâm Hô Hấp - Bệnh viện Bạch Mai điều trị với chẩn đoán viêm phổi. Sau ngày khó thở nhiều, suy hô hấp anh được chuyển sang khoa Điều trị tích cực để điều trị tiếp.
Trao đổi với bác sĩ Đào Xuân Cơ , khoa Điều trị Tích cực cho biết: "Tình trạng của bệnh nhân hiện hết sức nguy kịch: suy hô hấp nặng, tràn khí màng phổi hai bên, phải thở máy với ôxy rất cao. Có biểu hiện suy đa tạng, viêm phổi, tổn thương thận, tuần hoàn..."
Hiện Khiêm đang phải điều trị bằng kháng sinh hết sức đắt tiền. Chí phí mỗi ngày lên đến hàng chục triệu đồng ( trên dưới 30 triệu/ngày) trong khi bệnh nhân lại không có bảo hiểm y tế. Chạy vạy khắp nơi nhưng gia đình cũng chỉ vay được vài chục triệu, tiền phí chữa trị cứ ngày một tăng nhưng gia đình không còn khả năng xoay sở được nữa. Nhà cũng đã rao bán nhưng "biết có ai người ta thèm mua". Được tập thể bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và các chuyên gia Nhật Bản hết lòng cứu chữa anh Khiêm đã vượt qua được rất nhiều giai đoạn nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng của anh hiện nay vẫn còn hết sức nguy kịch.
Đi chăm em trai trên viện, người anh lúc nào cũng lo sợ em gặp chuyện chẳng lành
"Chúng em đường cùng rồi chị ạ. Cả gia đình đều làm nông, tài sản không có gì ngoài mấy sào ruộng. Chỗ nào vay được em đã vay cả giờ không biết phải làm sao nữa", anh Quý ngậm ngùi. Bố mẹ ở quê thì mong ngóng tin tức từng phút, từng giờ. Lời nói dối anh không chắc mình có thể tiếp tục mãi. Hướng đôi mắt nhìn về căn phòng cách ly nơi Khiêm nằm, rồi anh lại vội nhìn ra nơi phố thị đang lên đèn, rồi đây lối thoát nào cho Khiêm và cho cả một gia đình khốn khó cùng cực.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 969: Anh Hồ Xuân Quý (Thôn Đại Thân, xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái)
Số ĐT: 01645.590.810
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Dở khóc, dở cười chuyện sinh viên làm kinh doanh Với mong muốn tìm cơ hội tăng thu nhập cho cuộc sống, nhiều sinh viên đã tìm đến kinh doanh để thử sức. Song "thương trường như chiến trường", không ít sinh viên đã rơi vào cảnh khóc dở, mếu dở khi phải ứng phó với những tình huống ngoài kịch bản... Tìm kiếm cơ hội Ngay khi nhận được giấy báo trúng...