Gặp cô bán rau vui tính ở Sài Gòn với tấm bảng “không bán túi nilon”: Nhiều khách bảo cô làm trò xàm xí!
Từ ngày có chiếc bảng nhỏ xinh với thông điệp hạn chế sử dụng túi nilon, bảo vệ môi trường, cô Hương gặp không ít lời gièm pha cho rằng làm điều vô bổ, nhưng cô chỉ mỉm cười, bởi với cô không thể thay đổi mọi người trong một sớm một chiều.
Từ chiếc bảng dễ thương trên sạp rau nhỏ…
Cách đây ít ngày, cộng đồng mạng một phen trầm trồ trước sự “chơi lớn” của các cô bán rau ở Sài Gòn khi đồng loạt thông báo: “Tui bán rau, không bán túi nilon!”
Tấm bảng thông báo dễ thương do một bạn gái có tên Quỳnh Hương đã làm tặng các cô trong hẻm, xuất phát từ trăn trở của các cô về việc ngày càng sử dụng quá nhiều túi nilon. Việc làm của các cô tuy chẳng to tát nhưng ít nhiều đã giúp người dân quanh hẻm nâng cao hơn ý thức bảo vệ môi trường.
Chiếc bản thông báo “cute lạc lối” của cô bán rau ở Sài Gòn.
Cụ thể, các cô khuyến khích khách hàng khi tới mua nên chủ động mang theo túi, giỏ xách… để tránh phải dùng túi nilon, nếu nhà gần thì có thể cầm tay về. Bên cạnh đó, các cô cũng kêu gọi các khách hàng của mình, nếu có túi nilon ở nhà thì mang tới “góp” để cô tái sử dụng lại. Những hành động tuy nhỏ mà thiết thực được các cô phấn khởi thực hiện, với lý do rất đơn giản: “Để sau này tụi con nít được nhờ”.
Trở lại con hẻm đáng yêu vào một ngày đầu tuần, tôi gặp cô Bảo Hương và tấm bảng rực rỡ giữa gánh hàng rau của cô.
Ủa bán rau, không bán túi nilon thì lấy gì đựng?
- Chị bán em bó rau muống!
- Rau muống của em đây, mà chị để vào trong bịch của em luôn nhen, tại ở đây đang phát động phong trào hạn chế sử dụng bao nilon.
Cô Hương vừa cười vừa chỉ vào tấm bảng trên sạp, vị khách tò mò đọc những dòng chữ đầy màu sắc được viết nắn nót, rồi hỏi:
- Ủa bán rau mà không có túi nilon thì đựng bằng cái gì?
- Thì mình hạn chế thôi em. Trên bảng có ghi đó, ví dụ như ở gần thì cầm tay về, còn không thì mình dùng 1 bịch đựng chung nhiều món.
Video đang HOT
Cô Hương giải thích cho mọi người về chiếc bảng.
Cô Bảo Hương năm nay đã gần 50 tuổi nhưng tính tình vui vẻ nên nhìn trẻ hoài. Chia sẻ về tấm bảng và tinh thần sống xanh của mình, cô bảo: “Trước đây có một cụ bà bán rau ở trong hẻm này, ngày nào cụ cũng giặt lại các túi nilon để tái sử dụng. Cô thấy vậy nên cũng học theo, thứ nhất là mình tiết kiệm được kinh tế, thứ hai là hạn chế xả rác ra môi trường. Sau này cô nghĩ nhiều cách để có thể ít sử dụng túi nilon nhất có thể”.
Cô Hương vô cùng vui tính.
Trước đây các bà các mẹ đi chợ thường mang theo giỏ, hễ mua món gì cũng có thể dựng trong giỏ, nhưng từ ngày xã hội phát triển, chiếc giỏ xách nhường chỗ lại cho chiếc túi nilon, mua gì cũng đòi túi, mua 2 quả trứng vịt cũng xin túi, mua 2 ngàn ớt cũng xin túi, mấy cọng xả cũng xin túi…về đến nhà thì tiện tay vứt đi khiến lượng rác thải ngày một nhiều.
Người Việt bị phụ thuộc quá nhiều vào túi nilon.
Hơn ai hết, những người bán buôn ở chợ như cô Hương hiểu điều này, chính vì vậy họ luôn trăn trở cách nào để hạn chế. Cô tâm sự: “Mấy hôm cô để tấm bảng này lên nhưng khách hàng cũng không đồng tình lắm, họ bảo cô làm mấy cái trò xàm xí, nhưng cô không giận, chỉ mỉm cười thôi, rồi mình từ từ giải thích, thay đổi phải từ từ, đâu thể ngày một ngày hai mà thay đổi được liền”.
Dẫu vậy cũng có rất nhiều khách hàng ủng hộ hết mình phong trào của cô Hương. Họ đem sẵn bịch nilon của mình đến để đựng rau, hoặc ai nhà gần có thể cầm tay đem về, hay giặt sạch những chiếc túi đã qua sử dụng để đem ra cho cô Hương tái sử dụng. “Mình làm từ hôm nay, là để cho tương lai của con cháu mình mà” – cô Hương cười.
Những khách hàng ủng hộ cô bằng cách cầm rau về nhà mà không dùng túi nilon.
Những hành động của cô dù bé tẹo teo thôi, nhưng đầy thiết thực như cái cách mà cô luôn dạy các cậu con trai của mình từ ngày còn bé, rằng không được vứt rác bừa bãi, luôn giữ vệ sinh sạch sẽ.
Cô Hương gói ớt bằng giấy báo cũ.
Cô bán rau vui tính yêu động vật, thích bóng đá
Mỗi ngày cô Hương dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị hàng buôn bán, công việc vốn nhiều nhưng cô lại thích ôm nhọc vào người, hễ đi ngoài đường thấy mấy chú mèo con bị bỏ rơi là cô lại ôm về nhà để chăm sóc.
“Nghe tiếng tụi nó kêu cô thấy thương quá chừng. Cái rồi ôm tụi nó về nhà chăm sóc, nuôi như con mọn vậy đó con. Đến khi tụi nó lớn thì cô hỏi mọi người xung quanh xem có ai muốn nuôi mèo không thì cô đem qua cho. Có lúc nhà cô nuôi tới 30 con mèo lận đó” – cô thiệt tình kể.
Hàng rau đã theo cô hơn 17 năm.
Tôi tò mò: “Công việc vốn đã vất vả, thêm phần phải chăm lo cho gia đình sao cô lại ôm thêm việc chăm cho lũ mèo con?”. Cô tâm sự: “Mình biết đói, thì tụi nó cũng biết đói mà con. Thôi kệ, cô vẫn làm được. Giờ thì ở nhà còn 4 con chó, với 5 con mèo, mấy đứa này là thân thương nên cô không đem cho ai”.
“Cô vẫn còn thời gian xem bóng đá mà” - cô Hương cười hà hà. Tôi trầm trồ: “Ối chà, quá dữ luôn cô ơi”. Cô Hương bảo: “Ừa cô mê bóng đá lắm, nhưng mấy trận khuya thì không coi được, tại phải dậy sớm đi bán, nên mấy trận đó cô toàn coi lại không à”.
Cô Hương là một người rất yêu thương động vật.
Hai cô cháu trò chuyện rôm rả, chốc chốc lại có mấy vị khách ghé sạp rau để mua hàng, ai nấy cũng tò mò về chiếc bảng nhỏ xinh, và lần nào cô Hương cũng tận tình hướng dẫn mọi người cách để hạn chế những chiếc túi nilon.
Sài Gòn luôn dễ thương bình dị vậy đó!
Theo Trí Thức Trẻ
Giữa tình hình giá xăng điện tăng cao, 1 quán bún mắm ở Sài Gòn đăng thông báo "xin bớt 1 con tôm trong tô bún" để giữ nguyên giá gây xôn xao
Sau khi giá điện, xăng đều đồng loạt tăng mạnh, 1 chủ quán bún mắm ở TP.HCM phải viết thông báo xin phép giảm bớt 1 con tôm trong tô bún của khách để tránh tăng giá.
Thời gian gần đây, giá điện tăng, xăng tăng khiến nhiều hàng quán đồng loạt điều chỉnh giá cả món ăn. Ấy thế nhưng mới đây, vì không muốn tăng giá mà vẫn đảm bảo chất lượng của món ăn, một quán bún mắm ở Sài Gòn đã đề tấm biển thông báo xin bớt một con tôm trong bát bún.
Tấm biển thông báo của chủ quán bún mắm khiến nhiều người xôn xao
Nội dung được viết trên tấm bảng thông báo treo tại quán như sau: "Kính thưa quý khách, như quý khách đã biết, điện tăng, xăng tăng, gas tăng, các nguyên vật liệu tăng đồng loạt. Tuy nhiên, quán sẽ không tăng giá để phục vụ quý khách. Nếu vật giá tiếp tục leo thang, quán sẽ điều chỉnh bớt nguyên vật liệu là một con tôm để cân bằng thu chi, quyết không tăng giá. Mong quý khách hiểu và cùng đồng hành".
Chắc hẳn với nhiều thực khách, sau khi thấy bán bún vơi mất một chú tôm sẽ cảm thấy ấm lòng, và chia sẻ với chủ quán hơn sau khi đọc được những dòng thông báo trên. Đây được xem như là cách vừa đảm bảo chất lượng món ăn vừa đảm bảo quán không bị thua lỗ giữa thời kì bão giá.
Sau khi những hình ảnh trên được chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người xôn xao. Đồng thời, mọi người cho rằng đây là một cách giữ chân khách hàng giữa thời kì vật giá leo thang, mọi thứ đồng loạt tăng giá.
Nhiều người hài hước cho rằng, chỉ mong giá xăng, giá điện được điều chỉnh lại để được nhận thông báo thêm một con tôm vào tô bún mà không tăng giá từ vị chủ quán đáng yêu.
Chủ quán Bún mắm miền Tây (quận Phú Nhuận, TP.HCM) chia sẻ trên báo Đất Việt về tấm biển xin bớt một con tôm cho biết, "Ngày trước tiền điện của quán trung bình là 5 triệu đồng/tháng nhưng tháng vừa qua đã tăng lên 8 triệu đồng/tháng trong khi mức sử dụng vẫn vậy. Quán tôi mở được 3 năm rồi nên khách đến họ cũng biết được quán làm ăn như nào. Khi tôi viết thông báo bớt 1 con tôm như vậy, nhiều khách đồng tình lắm vì họ biết giá cả mọi thứ giờ đều tăng.
Tôi mở quán phục vụ khách bình dân là chính nên tôi cảm thấy giá 50.000 đồng một tô bún mắm như vậy là cao rồi. Nếu tôi tăng thêm nữa thì nhiều người thích món bún mắm này mà không có tiền họ cũng không dám ăn. Như vậy, khách của quán sẽ càng ngày càng ít đi thì tôi biết bán cho ai. Bởi vậy, tôi mới đưa ra thông báo để thêm vài hôm nữa nếu giá điện và giá xăng tăng hơn thì tôi sẽ thực hiện bớt 1 con tôm cho mỗi suất ăn. Còn nếu xăng, điện không tăng tôi sẽ chấp nhận bớt tiền lãi để giữ giá cho khách", vị chủ quán chia sẻ.
Theo Helino
Bán rau chứ không bán túi nilon - câu chuyện tử tế nhất dịp Quốc tế Thiếu nhi: "Cả xóm cùng bớt rác, cho con nít được nhờ!" Ngày nay, nhiều người nhắc đến trào lưu sống xanh, sống sạch, sống vì môi trường nhưng cả một con hẻm cùng nhau thực hiện thế này thì không phải ai cũng biết. Những việc tử tế, dễ thương và có ý nghĩa với cộng đồng luôn nhận được rất nhiều cảm tình của dân mạng. Mới đây, dân mạng lại được dịp...