Gặp chủ nhân tấm HCV Olympic Vật lý Quốc tế 2022: Chỉ có 1 tháng ôn luyện, dành 5 tiếng/ tối làm lại đề các năm cũ
Chuỗi ngày ôn luyện và tham gia Olympic Vật lý Quốc tế 2022 đối với Lê Minh Hoàng là quãng thời gian không thể nào quên.
Mới đây, đội tuyển quốc gia Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng tại Olympic Vật lý Quốc tế 2022 (IPhO 2022). Theo đó, Việt Nam có 5 học sinh tham gia và cả 5 em đều đạt huy chương, bao gồm 3 Huy chương Vàng – 1 Huy chương Bạc – 1 Huy chương Đồng. Một trong số 3 tấm Huy chương Vàng danh giá đó thuộc về nam sinh Lê Minh Hoàng, hiện đang học lớp 12 Chuyên Lý trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lê Minh Hoàng (đứng giữa) đã cùng 4 học sinh khác trong đoàn Việt Nam đạt được thành tích ấn tượng tại Olympic Vật lý Quốc tế 2022
Dành 5 tiếng/ tối làm lại đề thi Olympic quốc tế các năm cũ
Lê Minh Hoàng quê ở Nghệ An. Hoàng là thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự kì thi Olympic Vật lý Quốc tế IPhO 2022 do Thụy Sĩ đăng cai tổ chức từ ngày 10-17/7/2022 theo hình thức trực tuyến.
Bất ngờ và nhẹ nhõm là cảm xúc đầu tiên của Hoàng khi biết tin mình là 1 trong 3 thí sinh mang về tấm Huy chương Vàng cho đoàn Việt Nam.
“Mình cảm thấy khá nhẹ nhõm nữa, vì mình đã hoàn thành mục tiêu của mình trong năm học cấp ba và không làm cho mọi người thất vọng. Tấm huy chương này cũng là lời cảm ơn mình muốn gửi đến thầy cô, bố mẹ, người thân, bạn bè – những người đã luôn giúp đỡ, ủng hộ em trong giai đoạn vừa qua“, Hoàng tâm sự.
Được biết, Hoàng bắt đầu tập trung vào việc ôn luyện cho kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế chỉ trong vòng 1 tháng ngay sau khi kết thúc Olympia Vật lý châu Á. Vì thời gian chuẩn bị gấp gáp nên lịch học của Hoàng cùng các thành viên khác trong đoàn đều được sắp xếp gần như kín mít. Buổi sáng và chiều trong tuần, Hoàng sẽ có lịch học với các thầy cô tại Đại học Sư phạm. Các thầy cô đều là các Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành củaViệt Nam được Bộ GD & ĐT mời về giảng dạy.
Đội tuyển Olympic Vật lý Việt Nam cùng các thầy hướng dẫn tại lễ bế mạc
Ngoài Hoàng, trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên còn có 2 học sinh khác tham gia IPhO 2022
Bản thân Hoàng cũng tự lên kế hoạch ôn luyện riêng cho bản thân bằng việc chia làm 2 phần riêng biệt: Lí thuyết và Thí nghiệm. Về phần Lí thuyết, Hoàng cho rằng đây là thế mạnh của bản thân khi có thể nắm rất chắc kiến thức. Tuy nhiên, không vì thế mà Hoàng chủ quan. Ngược lại, mỗi tối, sau khi đã ôn lại kiến thức học trên lớp vào ban ngày, Hoàng còn dành ra 5 tiếng để làm lại đề thi Olympic Quốc tế các năm cũ:
Video đang HOT
“Phương pháp này có rất nhiều lợi ích. Thứ nhất là mình có thể củng cố thêm cũng như ghi nhớ lại các kiến thức lý thuyết mà mình đã học từ trước. Thứ hai, mình có cơ hội tập quen dần với việc suy nghĩ liên tục trong một thời gian dài và nâng cao khả năng kiểm soát thời gian xử lí vấn đề của mình trong kỳ thi chính thức”.
Với phần Thực hành, do nhận thấy bản thân thiếu khá nhiều kĩ năng cùng sự cẩn thận, tỉ mỉ trong việc đo đạc và xử lí số liệu nên Hoàng đặc biệt chú trọng rèn thêm. Trong các buổi học thí nghiệm, Hoàng luôn cố gắng làm bài cẩn thận, hoàn thành sớm nhất có thể rồi chủ động nhờ thầy cô hướng dẫn, sửa các lỗi sai, từ đó rút kinh nghiệm.
Chuỗi ngày ôn luyện và tham gia Oympic Vật lý Quốc tế 2022 đối với Hoàng là quãng thời gian không thể nào quên. Dù các thành viên trong đoàn đều bận rộn cả ngày nên chẳng có thời gian đi chơi với nhau, dẫu vậy, tất cả vẫn coi nhau như anh em trong nhà. Đặc biệt, sinh nhật của Hoàng diễn ra vào đúng 1 ngày trước khai mạc Olympic. Những tưởng vì thời gian gấp rút nên không ai nhớ nhưng vào buổi học cuối cùng, PGS.TS. Đỗ Danh Bích đã tổ chức riêng cho Hoàng một bữa tiệc sinh nhật nho nhỏ và vui vẻ cùng các thành viên trong đội.
Lãnh đạo phía Bộ GD&ĐT tặng hoa chúc mừng cho đội tuyển Olympic Vật lý
Đam mê Vật lý từ lớp 6, bí quyết chỉ học khi thấy bản thân đã sẵn sàng để tiếp thu kiến thức mới
“Mình đã đam mê Vật lý ngay từ lần đầu tiên được tiếp xúc với môn học này vào năm lớp 6″, Hoàng nhớ lại.
Tuy nhiên, phải đến khi lên lớp 8, Hoàng mới thực sự tập trung học Vật lý như một môn chuyên. Theo Hoàng, Vật lý được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, và nhờ Vật lý, Hoàng đã giải thích được biết bao hiện tượng khoa học lý thú từ khi còn là học sinh THCS. Từ những kiến thức hữu ích ban đầu đó, tình yêu Vật lý của Hoàng lớn dần. Mỗi khi đọc về một vấn đề/ hiện tượng nào đó thú vị mà bản thân chưa hiểu, Hoàng sẽ lập tức lao vào mày mò, tìm kiếm thêm nhiều tài liệu khác đọc, để giải đáp thắc mắc và hiểu sâu hơn về nó.
Hoàng đã yêu thích môn Vật lý từ năm lớp 6
Ngay cả trước khi được chọn làm đại diện tham gia Olympic Vật lý 2022, thời gian mà Hoàng dành cho môn học này đã áp đảo các môn khác. Mỗi ngày, Hoàng có thể dành ra tới 7-8 tiếng chỉ để học Vật lý: 6 tiếng đi học đội tuyển trên trường và 1-2 tiếng để ôn bài thêm tại nhà. Ngoài Lý, Hoàng còn rất thích học Toán. Theo Hoàng, để có thể hiểu sâu hơn về Lý thì phải biết vận dụng Toán học như một công cụ mạnh. Vì thế nên mỗi ngày, Hoàng thường họcVật lý ngay sau khi học Toán.
Cũng có những lúc cậu bạn này cảm thấy “nản” vì gặp phải vấn đề khó hiểu, không thể giải quyết trong chốc lát. Nhưng nhờ sự động viên, trợ giúp kịp thời từ thầy cô và những anh chị đi trước nên cuối cùng, Hoàng vẫn vững vàng vượt qua.
Nghe list thành tích cùng thời gian biểu sơ bộ của Hoàng, nhiều người hẳn nghĩ rằng cậu bạn là một mọt sách chính hiệu. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy. Ngoài giờ học, Hoàng vẫn cố để ra những khoảng thời gian nghỉ ngơi, đi chơi cùng bạn bè. Đặc biệt, nam sinh cực kỳ thích bộ môn chạy bộ. Hầu như chiều nào, Hoàng cũng chạy bộ quanh khu vực mình sinh sống. Còn khi đêm đến, sau khi học xong, Hoàng thường nghe nhạc để giải trí và thư giãn.
“Mình nhận thấy rằng tâm trạng thoải mái là yếu tố quan trọng nhất để ghi nhớ các kiến thức đã học nên mình chỉ học mỗi khi mình thấy đã sẵn sàng cho việc tiếp thu kiến thức mới”, nam sinh lớp 12 bật mí.
Được biết, thời gián sắp tới, Hoàng sẽ nhập học ngành Khoa học máy tính tại ĐH Bách Khoa Hà Nội. Chủ nhân của tấm Huy chương Vàng Olympic Vật lý 2022 hy vọng mình sẽ sớm nâng cao được trình độ ngoại ngữ và hoàn thành hồ sơ để có cơ hội du học vào năm sau.
Nam sinh này dự định sẽ đi du học vào năm sau
Nam sinh bày mẹo thuộc lòng công thức Vật lý siêu lầy còn thông minh, nhiều người tiếc rẻ: "Biết vậy ngày xưa áp dụng rồi"
Cách biến hóa công thức Vật lý từ rắc rối đến đơn giản của nam sinh dưới đây khiến bạn phải bất ngờ đấy.
Đối với các môn học ban Tự nhiên chuyên về tính toán, tụi học sinh luôn đau đầu, than trời vì không sao nhớ hết được các công thức. Chẳng hạn như môn Vật lý khó nhằn mà công thức đơn giản thì ít, phức tạp thì nhiều.
Đối với môn này, nhớ được công thức nghĩa là bạn đã thành công một nửa trong việc giải quyết các bài tập cơ bản. Nếu chỉ ngồi học vẹt, học chay thì khó lòng ăn đứt môn học này. Vậy nên bí quyết để ghi nhớ được loạt công thức Vật lý luôn được tụi học trò tìm tòi, sáng tạo.
Như ví dụ dưới đây của học sinh cấp 3 được chia sẻ đã nhanh chóng gây sốt vì cách học lầy lội nhưng quá hữu dụng, trong tích tắc là có thể thuộc làu làu.
Cách ghi nhớ công thức Vật lý khá bá đạo nhưng hữu hiệu vô cùng!
Theo đó, bài đăng share bí kíp ghi nhớ công thức Vật lý thu hút rất đông giới trẻ, nhận về 5K like, hơn 1K bình luận và hàng trăm lượt chia sẻ. Cách ghi nhớ bá đạo của bạn học sinh THPT này đã khiến các công thức Lý khó nhằn trở nên cực kỳ đơn giản.
Nam sinh ghi nhớ bằng mẹo theo lối ví von, biến công thức thành những cụm quen thuộc như chủ đề về tình yêu, gia đình. Nhờ vào sự giống nhau của các chữ cái đầu tiên ứng với các ký hiệu trong công thức nên rất dễ nhớ, dễ liên tưởng. Cách học này kích thích trí tưởng tượng lại còn giúp ghi nhớ nhanh hơn, chỉ cần nhẩm miệng vài lần là thuộc ngay.
Cụ thể, 1 số công thức về lực điện được bạn nam diễn giải bằng "thần chú" dễ hiểu như sau:
d bình phương Ld - Lf = 0 (dang dở là đau lắm phải không?)
A = qU (Anh quá ú)
A = qEd (Anh quên em đi)
U = Ed (U em đâu)
Q = Cu (Quà cho U)
F = qE (Phải quên em)
A = UIt (Anh uống ít thôi)
Các công thức Vật lý nhìn qua tưởng ngắn gọn nhưng lại rất dễ lẫn lộn với các ký hiệu na ná giống nhau. Vậy nên để nhớ được hết và chính xác chúng không đơn giản chút nào. Nhờ lối học khá hay ho này, không ít bạn học sinh đã để lại bình luận "phục sát đất".
Bên cạnh đó, nhiều bạn tỏ ra tiếc nuối, giá như biết đến cách ghi nhớ này sớm hơn thì việc học Vật lý đã không quá vất vả.
Bên dưới bài đăng, tụi học sinh trò chuyện rôm rả:
- "Sáng tạo quá, đọc không nhớ đời không nể mà".
- "Giá như có bí kíp này sớm hơn thì tui đã không quay bài, xin lỗi thầy cô...".
- "Ra trường rồi mới thấy bài này, tiếc quá hồi đó học chay khổ sở gì đâu luôn".
- "Thuộc công thức rồi cũng phải biết cách vận dụng nữa cơ, nhưng mẹo học thế này thì cũng giúp khối đứa đỡ rớt môn đấy".
Nguồn: Trường Người Ta
"Bá đạo" hơn cả cô Minh Thu, nữ giáo viên X vừa livestream dạy học vừa "leo rank", chiêu trò mới của người đứng lớp? Livestream dạy học nhưng xen kẽ cả chơi game, liệu chất lượng giảng dạy của nữ giáo viên có hiệu quả? Thời gian gần đây, không thể phủ nhận tốc độ phát triển của lĩnh vực livestream cũng như sự bùng nổ gia tăng nhanh về số lượng của các streamer. Cũng không quá nếu nói rằng, "người người làm streamer, nhà nhà...