Gặp chú chủ trọ cầm xấp tiền 200.000 tặng từng người thuê ở Sài Gòn: “Bà con khổ quá rồi, mình có thì giúp thôi”
Bất ngờ nổi tiếng sau đoạn clip ghi lại cảnh cầm xấp tiền 200.000 đồng phát cho từng người thuê trọ, chú Tư cho biết những ngày qua, cuộc sống của chú đã có thêm nhiều niềm vui khi lan tỏa điều tích cực đến mọi người.
4 tháng Sài Gòn giãn cách, chú Tư “chơi lớn” miễn hết tiền trọ
Gặp chú chủ trọ cầm xấp tiền 200.000 tặng từng người thuê ở Sài Gòn: “Bà con khổ quá rồi, mình có thì giúp thôi”
Đó là lời chia sẻ của những người dân sống trong hẻm 147 Lê Đình Cẩn, phường Tân Tạo, quận Bình Tân khi suốt thời gian giãn cách xã hội, chú Lê Tuấn Giảng (78 tuổi, chủ trọ) luôn đồng hành, hỗ trợ mọi người.
Hình ảnh chú Tư hỗ trợ lương thực, phát tiền cho bà con khu trọ ở Sài Gòn khiến nhiều người “ganh tị”
Không chỉ giảm/miễn tiền trọ suốt 4 tháng, chú Tư (tên thường gọi) còn đi xin rau củ, gạo mì để tặng bà con thuê trọ trong hẻm. 5 ngày trước, chú Tư bất ngờ gọi mọi người ra đầu ngõ rồi cầm cọc tiền 200.000 đồng phát cho bà con nghèo. Việc làm của chú Tư được một người dân trong hẻm đăng tải lên mạng xã hội khiến ai nấy đều trầm trồ, để lại nhiều bình luận hóm hỉnh ghen tị “chủ trọ nhà người ta”.
4 tháng Sài Gòn giãn cách, chú Tư “chơi lớn” khi miễn hết tiền trọ cho bà con
Chiều 12/10, chúng tôi tìm đến dãy nhà trọ của chú Tư, từ đầu hẻm, bà con đã rôm rả bàn nhau chuyện “ông Tư già” bất ngờ nổi tiếng, cả con hẻm cũng được thơm lây vì có chú Tư tốt bụng, hào sảng giữa mùa dịch bệnh.
“Ông Tư già ròm ròm nhà chỗ kia kìa, ổng tốt dữ lắm, mấy bữa trước còn đem tiền phát cho bà con khu trọ. Giờ em đi tới quán tạp hóa kia, hỏi người ta là biết hà”, một người phụ nữ đầu hẻm 147 nói vọng ra.
Quán tạp hóa trước dãy trọ, ai cũng hồ hởi kể về chú Tư – chủ trọ “xịn” nhất Sài Gòn
Chúng tôi vừa dừng xe trước dãy phòng trọ, mấy cô chú ngồi ở quán tạp hóa đã nhanh nhẹn giới thiệu chủ trọ “xịn” nhất Sài Gòn.
- Chú Tư nổi tiếng quá hen, có người lại tìm đến thăm chú Tư ơi.
- Sáng giờ cũng có 2-3 người đến rồi, ổng ở trong nhà đó, tụi con vô đi.
Tiếng của mấy người hàng xóm lanh lảnh, từ trong nhà, người đàn ông lớn tuổi bước ra, niềm nở.
Dãy trọ của chú Tư có 15 phòng cho công nhân và người lao động thuê với giá 1.3 triệu/tháng, riêng 4 tháng mùa dịch, chú Tư không lấy tiền
Gắn bó với Sài Gòn hơn 50 năm, chú Tư đã coi mảnh đất này như quê hương thứ 2 của mình, sau khi người vợ mất, chú Tư dọn về sống tại dãy trọ 147 Lê Đình Cẩn để gần gũi bà con xóm làng. 15 phòng trọ được xây dựng kiên cố được chú Tư cho bà con thuê với giá “hạt dẻ” 1.3 triệu/phòng trở thành nguồn thu nhập chính của chú ở cái tuổi xế chiều. Rồi dịch Covid-19 bùng phát, những người thuê trọ của chú Tư lần lượt mất việc, không có thu nhập, không đắn đo, chú quyết định miễn luôn tiền trọ khiến ai nấy đều xúc động.
“Tháng đầu tiên (tháng 7) chú bớt cho nửa tiền, 2 tháng sau (tháng 8-9) thì chú miễn phí luôn không lấy đồng nào. Tháng này (tháng 10) bà con bắt đầu đi làm lại nhưng chưa có tiền đóng liền nên chú miễn tiếp, tháng sau rồi tính chứ bà con khổ quá, chú có thì cho thôi”, chú Tư hồ hởi nói.
Xuất phát từ khó khăn, gian khổ nên chú Tư rất hiểu và cảm thông cho những phận người lênh đênh trong xã hội
Tận mắt chứng kiến cảnh khó khăn, chật vật của những bà con ở trọ khi tiền làm hàng tháng chỉ đắp đổi qua ngày nên chỉ cần san sẻ được điều gì, chú Tư đều không ngần ngại, ra sức hỗ trợ bà con. Từ đầu mùa dịch, ngoài việc miễn/giảm 4 tháng tiền trọ, chú Tư còn hỗ trợ gạo mì, rau củ cho bà con.
Dù đã 78 tuổi nhưng lúc nào chú Tư cũng thấy tràn đầy năng lượng khi được làm những việc yêu thích.
Dù là đi phát gạo, nhận rau, hễ việc gì giúp được bà con là chú Tư luôn hết mình!
“Quá khứ của chú quá nghèo khổ đi, nên từ cái nghèo khổ ấy mà chú đồng cảm với mọi người, mình có tiền giúp tiền, mình có sức giúp sức. Chú ở đây có một mình hà, con cái ở xung quanh thì lui tới, tụi nó cũng khích lệ chú làm, đó cũng là niềm vui trong cuộc sống” , chú Tư chia sẻ.
“15 phòng trọ của chú không ai về quê luôn, vì chú Tư lo hết”
Sau khi Sài Gòn nới lỏng giãn cách, những người trong khu trọ của chú Tư bắt đầu quay trở lại làm việc. Để động viên bà con tiếp tục cố gắng, vượt qua giai đoạn khó khăn vì thất nghiệp, chú Tư vét hết tiền túi rồi kêu con gái phụ thêm để tặng bà con trong dãy trọ và những khu vực lân cận.
Với mọi người, chú Tư như người ông, người cha, lúc nào cũng yêu thương, quan tâm giúp đỡ nhau
“Hôm đó (8/10) chú cầm cọc tiền gọi mọi người ra phát, bà con bất ngờ dữ lắm. Chú không chỉ phát cho phòng trọ của chú mà phát nguyên con hẻm này luôn, ai thuê trọ đều có vì ai cũng khổ cả. Phát một xíu là hết sạch 16 triệu. Chú nghĩ không có gì vui sướng bằng việc thiện, nó giống như liều thuốc bổ vào người chú vậy. Chú không có nhiều tiền thì làm từ thiện theo khả năng của mình, vậy mà vui”, chú Tư cười nói.
Dẫn chúng tôi đi xem dãy trọ 15 phòng, chú Tư giới thiệu bà con thuê trọ hầu hết là công nhân, người làm thuê, lao động tự do nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. 4 tháng trời Sài Gòn giãn cách, tất cả đều thất nghiệp nên chú Tư ra sức hỗ trợ mọi người. Chú xem những người thuê trọ là người thân của mình, ai cần gì, nếu đủ khả năng chú đều chia sẻ. Vậy nên có người đã ở lại dãy trọ của chú Tư đến 6-7 năm.
Mấy đứa trẻ khu trọ hớn hở khi nhìn thấy chú Tư ghé thăm, đứa nào đứa nấy đều quấn lấy “ông Tư già” dễ mến
Anh Vũ (quê Đồng Tháp) đã gắn bó với chú Tư được 6 năm, cả 2 vợ chồng lên Sài Gòn để làm công nhân, dù đã đi thuê trọ ở rất nhiều nơi nhưng theo anh Vũ chưa có chủ nhà trọ nào tốt như chú Tư cả.
“Chú Tư giống như bậc cha, chú của anh vậy, ở đây ai cũng quý chú cả. Phòng trọ thì rẻ mà có cái gì chú cũng giúp đỡ, mấy tháng qua nếu không có sự hỗ trợ của chú Tư chắc ở đây bà con sống không nổi. 15 phòng trọ của chú không ai về quê luôn, vì chú Tư lo hết”, anh Vũ vui vẻ nói.
Anh Vũ đã thuê trọ chú Tư được 6 năm, anh xem chú Tư như người thân của mình
Cách phòng trọ của anh Vũ 2 căn, chị Huyền (quê Kiên Giang) cùng đứa con gái nhỏ xúc động khi mấy năm trời ở trọ, chú Tư đều hết lòng giúp đỡ.
“Mấy ngày trước, chú Tư kêu em ra nhận tiền, em vui lắm, chú đã không thu tiền nhà mà còn cho thêm mọi người nữa, đồ ăn đồ uống cứ có là chú Tư kêu mọi người ra lấy, chú Tư tốt quá trời luôn”, chị Huyền hồ hởi nói.
Mẹ con chị Huyền xúc động khi luôn được chú Tư hỗ trợ suốt mùa giãn cách ở Sài Gòn
Anh Tú bày tỏ sự ngưỡng mộ khi nhắc đến chú Tư
Trong khi đó, anh Tú dù không ở dãy trọ của chú Tư nhưng vẫn nhận được tiền hỗ trợ, anh cho biết bà con trong hẻm 147, ai cũng xem chú Tư là “ông bụt” khi hết lòng giúp đỡ mọi người, nhất là trong lúc khó khăn, hoạn nạn.
Ngồi cạnh chú Tư, anh Vũ Tuấn Khanh (hàng xóm) cho biết chú Tư là người sống tình cảm, đợt dịch vừa rồi, anh cùng chú Tư đã kêu gọi, hỗ trợ gạo mì, rau củ cho bà con. Dù chú Tư đã lớn tuổi nhưng hễ có việc gì giúp được mọi người là chú luôn hết mình.
“Đợt dịch vừa rồi, mẹ anh cũng mất, thấy bà con khổ, thiếu ăn, anh với chú Tư chỉ muốn giúp đỡ để mọi người vượt qua giai đoạn khó khăn. Anh mong dịch bệnh sẽ qua, bà con sẽ có cuộc sống ổn định trở lại, đừng có mất mát, đau thương gì nữa”, anh Khanh xúc động.
Anh Khanh không cầm được nước mắt khi nhắc về sự ra đi của mẹ và động lực để anh cùng chú Tư giúp đỡ bà con trong hẻm
Có lẽ đối với anh Khanh, chú Tư, việc được giúp đỡ, hỗ trợ mọi người đã trở thành niềm vui trong cuộc sống. Năm nay, chú Tư đã 78 tuổi, ở cái tuổi mà chú gọi là “chẳng còn ham muốn, danh vọng gì nữa”, nên động lực của chú mỗi ngày là được nhìn thấy những bà con xóm giềng được đủ cơm ăn, áo mặc. Ai có tiền giúp tiền, ai có công giúp công, mọi người cùng hỗ trợ lẫn nhau để vượt qua đại dịch.
Ở Sài Gòn, những điều nho nhỏ, tốt đẹp vẫn luôn tồn tại trong các con đường, ngõ hẻm. Vì Sài Gòn không thiếu tình yêu thương và sự bao dung.
Những hình ảnh đầy ấm áp và yêu thương trong dãy trọ của chú Tư, tất cả đã xem nhau như một gia đình, cùng hỗ trợ nhau để vượt qua đại dịch Covid-19
Covid-19 bùng phát ở TP.HCM: Cay đắng tạm dẹp xe hủ tiếu gõ, rời Sài Gòn
Bao người tha hương bán hủ tiếu gõ ở TP.HCM nuôi sống gia đình. Thế nhưng trong mùa dịch Covid-19, họ cắn răng dẹp xe hủ tiếu để về quê vì buôn bán ế ẩm, vừa lỗ vốn vừa không đủ tiền xoay xở ở Sài Gòn.
Vợ chồng ông Ngọt đeo khẩu trang khi có khách đến nhà . ẢNH: TRANG THY
Về quê nhưng vẫn trả tiền trọ ở Sài Gòn
Nắng như đổ lửa khắp làng quê. Trong căn nhà nhỏ ở thôn Nga Mân, xã Phổ Cường (thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi), ông Tạ Văn Ngọt ngồi dưới mái hiên nhìn ra đầu ngõ khi nghe tiếng xe máy.
Những ngày trước, vợ chồng ông cặm cụi bán hủ tiếu gõ trong con hẻm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng, TP.HCM. 5 giờ 30, vợ chồng ông rời phòng trọ đến chợ mua thực phẩm về lụi hụi chế biến rồi ăn vội bữa sáng. Sau bữa trưa, hai vợ chồng đẩy xe hủ tiếu vượt quãng đường chừng 500 m đến nơi bán tầm 11 giờ, khi phố xá nhộn nhịp người qua. Đến nơi, ông kê vài bàn nhựa cùng những chiếc ghế con để sẳn sàng phục vụ thực khách.
Lúc vắng khách, vợ chồng ông động viên nhau cho vơi đi nỗi nhớ quê nhà. Khoảng 10 giờ đêm, vợ chồng ông thu dọn đồ đạc đẩy xe hủ tiếu về phòng trọ vì "có bán nữa cũng chẳng ai ăn".
Những bữa hết hàng kiếm được khoản lãi dăm bảy trăm nghìn trả tiền phòng trọ, điện nước, chi tiêu hằng ngày và lo cho con gái út là sinh viên năm thứ hai tại TP.HCM.
Ngồi mãi cũng chán, ông Ngọt ra vườn làm cỏ dại . ẢNH: TRANG THY
Khi dịch Covid-19 xuất hiện trở lại ở TP.HCM, thực khách thưa vắng. Ông bà cố nén tiếng thở dài. Khách gọi hủ tiếu mang đến tận nhà cũng giảm hẳn vì nguồn thu nhập ai cũng giảm so với trước. Nhiều bữa vợ chồng ông phải chịu lỗ vốn, lòng buồn hắt hiu khi thực phẩm dư nhiều. Nỗi lo tiền thuê phòng trọ, điện nước, chi tiêu và cho con ăn học trĩu nặng.
Thế là ông bà bắt xe khách về lại quê nhà với bao nỗi lo toan. Lúc ông về, Quảng Ngãi chưa tạm dừng hoạt động vận tải hành khách đi, đến TP.HCM.
"Phải về thôi chứ ở trong đó bán không được mà tiền chi tiêu lại tốn hơn ngoài này. Với lại, phòng trọ chật chội nên tù túng chứ không được rộng rãi như ở nhà mình. Dù không trọ nhưng phải chấp nhận đóng tiền thuê phòng mỗi tháng là 3 triệu đồng. Đành vậy!", ông nén tiếng thở dài.
"May là về bữa trước chứ bây giờ có thêm nhiều ca bệnh là bí luôn. Vừa về là vợ chồng tôi đến bệnh xá Đặng Thùy Trâm khai báo y tế rồi ở luôn trong nhà", bà Phạm Thị Cúc, vợ ông Ngọt, góp chuyện.
Anh Văn trò chuyện với cha . ẢNH: TRANG THY
Đưa vợ về quê chờ ngày sinh con đầu lòng, anh Nguyễn Quốc Văn xách ba lô rời nhà để bắt xe vào TP.Thủ Đức (TP.HCM) bán hủ tiếu thì nhận được tin nhắn trên điện thoại. Lòng anh lo lắng không yên khi biết tin trong đó xuất hiện bệnh nhân Covid-19. Sau hồi suy nghĩ, anh quyết định ở nhà chờ dịch bệnh đi qua.
Anh thở dài khi nghĩ đến khoản tiền 4,5 triệu đồng thuê nhà trọ và điểm bán mỗi tháng, dù phải nghỉ vì dịch. "Hổm rày ở trỏng (TP.HCM - PV) đang là mùa mưa nên bán ế ẩm lắm. Giờ dịch bệnh diễn biến phức tạp như vầy thì chính quyền họ không cho bán luôn, đành phải ở nhà vậy!", anh tâm sự.
Anh Văn giúp mẹ cho bò ăn . ẢNH: TRANG THY
Đồng quê khô khát, mong hết dịch trở lại Sài Gòn
Vợ chồng ông Ngọt sở hữu 5 sào ruộng bạc màu, thu nhập chẳng đáng là bao. Vậy nên hai người rời quê bán hủ tiếu gõ nơi đất khách. 30 năm tha hương mưu sinh giúp họ tích cóp xây dựng căn nhà nhỏ, mua sắm vật dụng trong gia đình và lo cho 3 con ăn học. Ông giao ruộng ở quê cho người em canh tác 2 sào rưỡi, diện tích còn lại cho vợ chồng con gái lớn. Do nắng hạn, không có nguồn nước tưới nên ruộng đồng bỏ hoang. Giờ vợ chồng ông về quê chỉ biết "ngồi nhìn ra đầu ngõ" trông mau hết dịch.
Dù mang trọng bệnh phải uống thuốc hằng ngày nhưng ngồi mãi cũng chán, ông vác cuốc ra vườn giẫy cỏ dại. Lưỡi cuốc trượt trên nền đất cứng vì khô hạn. Lúc mệt, ông quanh quẩn bên những cây dừa cao quá đầu người, tàu lá héo rũ vì nắng nóng.
"Tôi trông mau hết dịch để vào trong đó bán hủ tiếu kiếm tiền lo cho con cái. Năm ngoái cũng dịch bệnh nên về quê cả nửa năm. Giờ mà dịch kéo dài thì cuộc sống khó khăn lắm", ông tâm sự.
Bà Cúc vợ ông bộc bạch: "Còn con bé út ăn học nên tốn kém lắm. Không bán được thì chẳng biết lấy tiền đâu lo cho nó ăn học và mua thuốc cho ổng uống hằng ngày...".
Không nỡ bỏ ruộng hoang, cha anh Văn là ông Nguyễn Mười khoang giếng giữa lòng suối khô cạn lấy nước bơm tưới để trồng 4 sào đậu phộng. Nhưng giếng khoan luôn hụt nước nên cả ngày phơi mình dưới nắng chói chang chỉ tưới được hơn 1 sào.
Nhìn đậu héo rũ, ông xót xa: "Giờ mà được trận mưa thì đỡ biết mấy. Nắng miết rồi giếng khô cạn, không có nước uống như năm ngoái thì khổ lắm! Cả ngày loay hoay tưới nước rồi xới đậu mà không biết có ăn được không! Có thằng Văn ở nhà cũng đỡ mệt phần nào. Nhưng dịch bệnh mà ở nhà miết thì khó khăn lắm...".
Những người tha hương luôn mong được trở về quê sum họp bên gia đình. Nhưng về quê vào những ngày dịch khiến tâm trạng u buồn, nặng trĩu âu lo.
Cuộc sống chật vật nên hơn 7.300 người rời quê đến các tỉnh, thành tìm kế mưu sinh, chiếm gần nửa dân số trong xã. Phần lớn trong số đó bán hủ tiếu gõ, nhiều người gắn bó hàng chục năm với bao nỗi nhọc nhằn. "Hiện có nhiều người về quê và họ chấp hành đến khai báo y tế theo khuyến cáo của xã. Nếu dịch kéo dài thì cuộc sống của họ sẽ gặp nhiều khó khăn vì không có nguồn thu nhập", ông Bùi Văn Chuyên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phổ Cường, cho biết.
Hình ảnh ngày đầu tiên TPHCM thực hiện giãn cách toàn xã hội Trái với dự đoán thành phố sẽ vắng vẻ, nhiều tuyến đường ở Sài Gòn nhộn nhịp xe cộ trong ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Sáng 9/7, ngày đầu tiên TPHCM áp dụng giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 để đảm bảo phòng chống dịch,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia

Vụ công nhân muốn viết di chúc nhờ nhận tiền thôi việc: Đề xuất bất ngờ

Tàu chở 6 người bị sóng lớn đánh chìm trên biển Nha Trang

Xe tải lật đè xe máy của 2 người đàn ông đi làm trong đêm

Điều tra vụ cháy hơn 300 cây cà phê ở Kon Tum
Có thể bạn quan tâm

Hoảng hốt khi thấy cánh hoa nổi lềnh bềnh trong bát canh, tôi lao vào nhà tắm và phát hiện ra sự nhầm lẫn tai hại của mẹ chồng!
Góc tâm tình
07:16:16 22/02/2025
Esports Việt đón bước ngoặt lịch sử, cộng đồng cũng liên tưởng nhiều "tương lai đẹp"
Mọt game
07:10:09 22/02/2025
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!
Sao châu á
06:33:46 22/02/2025
Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng
Ẩm thực
06:29:06 22/02/2025
Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)
Thế giới
06:28:25 22/02/2025
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?
Hậu trường phim
06:25:29 22/02/2025
Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025
Phim âu mỹ
06:20:56 22/02/2025
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô
Lạ vui
00:13:14 22/02/2025
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới
Sao thể thao
23:58:31 21/02/2025
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền
Netizen
23:57:01 21/02/2025