Gặp chàng trai người Kenya hiến máu trên đất Việt
Đằng sau nụ cười tươi tắn của chàng trai người Kenya là nỗi niềm khi chứng kiến người thân bị tai nạn rơi vào tình trạng cần máu gấp và đã qua đời.
Adabe Collins odhiambo vui vẻ hiến máu cứu người.
Hàng nghìn bạn trẻ đến từ các trường đại học, cao đẳng, học viện và một số cán bộ công nhân viên chức tại Hà Nội đã tham dự ngày Hội Giọt hồng tri ân năm 2017.
Những người đặc biệt nhất là Adabe Collins odhiambo. Chàng trai đến từ đất nước Kenya xa xôi lần đầu tham gia hiến máu trên đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Đây không phải là lần đầu tiên hiến máu, Collins không hồi hộp và cũng không biểu lộ vẻ sợ sệt, thay vào đó là niềm hứng khởi khi lần đầu tham gia một ngày hội hiến máu khác biệt với đất nước của anh.
Collins chia sẻ: “Ở Kenya cũng có Trung tâm truyền máu, nhưng người ta sẽ rà soát thông tin của tất cả các học sinh, sinh viên sau đó trực tiếp đến lấy máu chứ không tổ chức ngày hội như thế này”.
Collins cho biết, mình mới sang Việt Nam theo học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn được 1 tháng, nhưng Collins luôn cố gắng tìm hiểu về các hoạt động hiến máu thông qua bạn bè.
Video đang HOT
Rất nhiều người đăng ký hiến máu
Với Collins “ở đâu có người cần máu là mình sẵn sàng chia sẻ, bởi mình biết rằng một người tham gia cho máu có thể cứu sống được tính mạng của 3 con người”.
Adabe Collins odhiambo kể về nỗi niềm của người mất đi người thân khi chứng kiến họ bị tai nạn, cần máu và đã qua đời.
Tình nguyện viên của Hành trình đỏ cũng tham gia hiến máu
Đó cũng chính là lí do lí giải việc Collins thích thú với phong trào đậm tính nhân văn này. Ngay từ lúc 16 tuổi, anh đã tham gia hiến máu trên đất Mẹ, với chàng sinh viên trẻ này, việc hiến máu sẽ vừa cứu được người khác, vừa là cách để cơ thể được thay máu, vì thế của tôi thấy mình khỏe mạnh hơn.
Được biết, ngoài tham gia hiến máu nhân đạo, Collins còn là một thầy giáo dạy tiếng anh miễn phí cho những bé không đủ điều kiện theo học môn học này.
Những gì mà Collins hướng đến được thể hiện thông qua hành động thiết thực chính là biểu hiện của con người nhiệt tâm, nhiệt thành với trái tim yêu thương.
GS.TS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho biết, trung bình mỗi ngày Viện cần 1.500-1.800 đơn vị máu phục vụ nhu cầu cấp cứu, điều trị tại hơn 170 bệnh viện phía Bắc. Nhằm hạn chế tình trạng khan hiếm máu, ngày 29/7/2017, Ban tổ chức Hành trình Đỏ 2017 phối hợp với Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện TP Hà Nội và Hội thanh niên vận động hiến máu Hà Nội tổ chức ngày Hội Giọt hồng tri ân và hội quân Hành trình Đỏ 2017. Trong suốt gần 1 tháng, từ ngày 1/7 đến ngày 28/7, hành trình vận động hiến máu xuyên Việt – Hành trình Đỏ với thông điệp Kết nối dòng máu Việt đã thực hiện thành công sứ mệnh tuyên truyền, tổ chức hiến máu, khắc phục tình trạng thiếu máu hè và nâng cao nhận thức người dân về bệnh tan máu bẩm sinh tại 28 tỉnh/ thành phố mà hành trình đi qua. Hành trình Đỏ 2017 đã thu hút hàng chục ngàn người dân đến tham gia và tiếp nhận được 34.026 đơn vị máu. Lượng máu tiếp nhận được này không chỉ góp phần đảm bảo nguồn máu cho cấp cứu, điều trị tại các địa phương trong dịp thiếu máu hè mà còn góp phần điều tiết máu trên phạm vi toàn quốc.
Theo danviet
Vì sao ủng hộ quy định "hiến máu là tự nguyện"?
Dự án Luật về máu và tế bào gốc vừa nhận được ý kiến đồng thuận từ phía Hội đồng tư vấn thẩm định Bộ Tư pháp. Các thành viên trong hội đồng thẩm định đề nghị Bộ Y tế - cơ quan được giao chủ trì xây dựng dự án luật, cần xây dựng luật theo hướng khuyến khích và huy động sự tham gia tích cực của toàn xã hội, từ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước đến mọi người dân và các tổ chức xã hội dân sự vào công tác liên quan đến máu và tế bào gốc.
Đa số ý kiến của các thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định Bộ Tư pháp đều tán thành về sự cần thiết đề nghị xây dựng Luật về máu và tế bào gốc.
Các thành viên trong hội đồng thẩm định đề nghị Bộ Y tế - cơ quan được giao chủ trì xây dựng dự án luật, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để thực hiện vận động hiến máu và tế bào gốc từ người; quản lý, sử dụng máu và chế phẩm máu của người; quản lý, sử dụng tế bào gốc của người; xuất khẩu, nhập khẩu máu, chế phẩm máu và tế bào gốc của người vì lợi ích sức khỏe của nhân dân, bảo đảm quyền con người; khắc phục những hạn chế, bất cập và những khoảng trống của pháp luật về quản lý nhà nước đối với máu và tế bào gốc hiện nay.
Đồng thời cơ quan soạn thảo cần xây dựng luật theo hướng khuyến khích và huy động sự tham gia tích cực của toàn xã hội, từ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước đến mọi người dân và các tổ chức xã hội dân sự vào công tác liên quan đến máu và tế bào gốc. Bảo đảm tính dự báo cao trong tương lai, dự liệu những quan hệ xã hội nảy sinh liên quan đến máu và tế bào gốc. Các giải pháp đưa ra phải phù hợp, hài hòa với xu hướng pháp luật quốc tế trong xu thế hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.
Bà Nguyễn Thị Kim Thoa đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu kỹ ý kiến của Hội đồng tư vấn thẩm định về từng vấn đề để tiếp tục chỉnh lý hoàn thiện dự thảo đề nghị xây dựng luật, nhằm nâng cao chất lượng của dự thảo văn bản.
Trên cơ sở kết quả cuộc họp Hội đồng tư vấn thẩm định, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính sẽ khẩn trương hoàn thành báo cáo thẩm định trình lãnh đạo Bộ Tư pháp xem xét, ký ban hành.
Trước đó, Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Luật về máu và tế bào gốc trình Quốc hội xem xét và phê duyệt nhằm khắc phục được tình trạng thiếu máu để phục vụ cho hoạt động điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong báo cáo đánh giá tác động, khi tiến hành khảo sát đánh giá, có hai giải pháp để xin ý kiến gồm:
- Giải pháp 1: Quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 01 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu.
- Giải pháp 2: Quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.
Đánh giá tác động của hai phương án của Bộ Y tế cho thấy: nếu quy định "hiến máu là nghĩa vụ của công dân" thì mặt tích cực là có nguồn máu đầy đủ, ổn định. Tuy nhiên, nếu thực hiện chính sách này thì hàng năm, Việt Nam sẽ tiêu tốn khoảng 4.180 tỷ đồng. Trong đó tiền do Quỹ Bảo hiểm y tế tăng chi là 400 tỷ đồng, còn chủ lao động phải bỏ ra khoảng 3.200 tỷ đồng để chi trả lương khi người lao động nghỉ việc đi hiến máu. Còn người lao động cũng phải bỏ ra trên 580 tỷ đồng cho việc đi lại để hiến máu.
Còn nếu coi việc hiến máu là tự nguyện và trong điều kiện lý tưởng là có 18,2 triệu người hiến máu tình nguyện trong một năm thì số tiền sẽ giảm 1 nửa (khoảng 2.000 tỷ đồng). Trong đó: Quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải tăng chi thêm khoảng 524 tỷ/năm, chủ sử dụng lao động sẽ phải bỏ ra khoảng 1.250 tỷ để chi trả tiền lương cho khoảng thời gian mà người lao động sử dụng để đi hiến máu và bản thân người lao động sẽ phải bỏ ra trên 217 tỷ cho việc đi lại phục vụ cho việc hiến máu.
Bên cạnh đó, nếu sử dụng giải pháp 1 thì sẽ xuất hiện một lượng máu dư thừa khá lớn không cần thiết là khoảng gần 28 triệu đơn vị máu. Do đó, Bộ Y tế đã chọn giải pháp 2 "Quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu" để vừa phù hợp với thực tiễn, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội. Việc này, đã đưa vào dự thảo Luật về máu và tế bào gốc, trình quốc hội năm 2017.
Bà Hoàng Tú Anh - Giám đốc Trung tâm sáng kiến sức khỏe dân số (CCIHP) cho rằng, việc khuyến khích, vận động người dân tham gia tự động hiến máu là rất nhân văn, đảm bảo được nguồn máu cung cấp cho người bệnh. Theo bà Tú Anh, người dân còn ngại ngần hiến máu có thể còn nhiều lý do. Có thể do họ vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc hiến máu. Cũng có thể người dân chưa tin tưởng vào việc giọt máu họ cho đi sẽ được sử dụng một cách có ý nghĩa nhất khi đâu đó. Thậm chí có người còn lo rằng nếu họ đi hiến máu và phát hiện ra các bệnh lây nhiễm (như HIV hay viêm gan B), họ sẽ không được bảo mật thông tin, khiến cuộc sống của họ gặp nhiều trắc trở... "Do đó, chúng ta cần tăng cường vận động, tuyên truyền và minh bạch các thông tin để giúp củng cố niềm tin của người dân. Tôi tin người tốt muốn chia sẻ máu để cứu sống người khác còn rất nhiều" - bà Tú Anh khẳng định.
Chiếu theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi quốc gia chỉ cần 2% dân số hiến máu tình nguyện thì lượng máu đủ nhu cầu điều trị. Hiện tại, Việt Nam còn thiếu tỉ lệ 0,48% dân số hiến máu.
Theo Danviet
Bộ Tư pháp ủng hộ quy định "hiến máu là tự nguyện" Dự án Luật về máu và tế bào gốc vừa nhận được ý kiến đồng thuận từ phía Hội đồng tư vấn thẩm định Bộ Tư pháp nhưng được yêu cầu phải thực hiện đồng bộ các biện pháp để thực hiện vận động hiến máu, quản lý, sử dụng máu và chế phẩm máu của người... Một buổi hiến máu tình nguyện...