Gặp bạn cũ bán vé số ngoài đường, người đàn ông hành xử đáng ngưỡng mộ
Thương hoàn cảnh nghèo, bệnh tật của mẹ con chị Mai, anh Danh (TP.HCM) cho hai mẹ con chị ở nhờ trong nhà hơn 1 năm nay.
Căn nhà đang được xây dựng lại. Gạch, cát, vữa ngổn ngang. Bên trong nhà, đồ đạc không ngăn nắp. Giữa nhà, trên chiếc phản gỗ trải nệm, một phụ nữ đang ngồi. Chị im lặng. Gương mặt tái nhợt. Đầu chị không còn một sợi tóc …
Tình duyên bất hạnh
Nhà nằm trên một thửa đất trống đầy cỏ dại trong khu dân cư Nam Long (P. An Lạc, Q. Bình Tân, TP.HCM). Chúng tôi đến đây vào một buổi chiều sau cơn mưa lớn. Những người thợ xây đang cố gắng làm cho xong công đoạn cuối cùng để hình thành nên căn nhà.
Chị vẫn ngồi trên tấm phản. Đôi mắt chị đờ đẫn nhìn xung quanh. Tiếng ồn thi công, tiếng cười nói của thợ dường như không tác động đến chị. Chị vẫn ngồi, vẫn im lặng.
Chúng tôi chào chị. Chị nở nụ cười gượng gạo: ‘Tôi mới xuất viện mấy ngày nay. Tôi vừa hóa trị đợt 4 và bác sĩ cho về để ổn định sức khỏe tiếp tục điều trị’.
Đôi bạn Hà Hữu Danh – Phương Mai.
Chị là Nguyễn Thị Phương Mai, 53 tuổi. Chị vốn là thợ may trước khi trở thành công nhân công ty môi trường. Làm công nhân được 5 năm thì chị ngã bệnh.
Chị được chuyển vào bệnh viện Ung Bướu và được xác nhận ung thư tử cung giai đoạn 2.
Sau một năm điều trị, chị được xuất viện. Lúc này sức khỏe chị khá hơn nhưng không thể tiếp tục công việc ở cơ quan cũ nên chị đi bán vé số để nuôi thân và nuôi con.
Tưởng như vậy là bình phục hẳn, không ngờ đến tháng 3/2019 bệnh tái phát. Chị nhập viện. Lần này, bệnh chị đã di căn sang thận và bàng quang. Chị trải qua 2 lần phẫu thuật và đặt hậu môn nhân tạo. Sau hơn 5 tháng trên giường bệnh, chị vừa được xuất viện về nhà.
Video đang HOT
Chị lập gia đình vào năm 2004. Chồng chị – theo lời chị kể – là một người đam mê cờ bạc. Mặc dù đã khuyên nhủ nhiều lần nhưng vẫn chứng nào tật nấy. Sống với nhau một năm, chị sinh được một bé trai.
Những tưởng có con, hạnh phúc sẽ tràn về với gia đình chị, trái lại, chị luôn nhận được những món nợ từ trên trời rơi xuống – hậu quả của những lần thua bạc của chồng. Đã vậy chị còn phải chịu những trận đòn thập tử nhất sinh.
Chị Phương Mai và bé Khôi.
Chị quyết định chia tay. Một mình dắt con đi, chị thuê nhà trọ bắt đầu cuộc sống của bà mẹ đơn thân khi bé Nguyễn Minh Khôi vừa tròn 7 tuổi.
Một mình chị bơi giữa chợ đời nuôi con cho đến năm 2017 thì ngã bệnh. Suốt một năm trời trị bệnh – trừ 3 tháng hè bé vào bệnh viện cùng mẹ – những ngày còn lại, bé lủi thủi một mình trong phòng trọ. Ăn uống, quần áo tất cả mọi thứ chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng của tha nhân.
Cũng vì mẹ bệnh, kiệt quệ về tài chính, việc học của bé bị ảnh hưởng rất nhiều. Bé phải ở lại lớp đến 2 năm nhưng vẫn quyết bám lớp theo thầy. Nhà trường đã tạo cho bé nhiều điều kiện rất tốt.
‘Năm nay bé vừa tròn 14 tuổi là học sinh lớp 7 của trường THCS Lê Tấn Bê. Con đường tương lai của cháu còn dài lắm, không biết tôi còn lo cho cháu được bao nhiêu nữa đây?’, chị Phương Mai đỏ hoe đôi mắt nói với chúng tôi.
Tấm lòng của bằng hữu
. Không những cho mẹ con bạn ở nhờ nhà, anh Danh thường quan tâm chăm sóc chị Phương Mai.
Chúng tôi đang trò chuyện cùng chị và bé Khôi, một người đàn ông với nụ cười thật tươi bước vào. Chị Phương Mai giới thiệu, anh Hà Hữu Danh là bạn học với chị thuở trước.
Chúng tôi chào nhau, chị Mai kể tiếp: ‘Tuy ở cùng quận nhưng trước đây chúng tôi không có điều kiện để gặp nhau. Một hôm trong lúc đi bán vé số, tôi gặp lại anh Danh. Cuộc hội ngộ sau 30 năm đã khiến chúng tôi quan tâm nhau hơn. Anh thông cảm với hoàn cảnh neo đơn cùng cực nên đã bàn với gia đình cho mẹ con chúng tôi về đây ở tạm để đỡ đi khoản tiền nhà trọ.
Được một thời gian ngắn tôi nhập viện lần 2. Cũng như lần trước, trong bệnh viện một mình tôi tự bơi và ở nhà bé Khôi tự sống một mình. Hàng ngày ngoài giờ đến trường cháu loanh quanh ở nhà. Ngày 2 bữa cháu nhờ vào người hàng xóm tốt bụng. Vợ anh Danh cũng thường xuyên ghé vào giúp cháu …
Ngoài đi học, bé Khôi giúp mẹ việc nhà.
Trước khi tôi xuất viện vài ngày, tôi nhận được tin nơi ở bị sập và anh Danh đang cho người xây lại thành căn nhà hoàn chỉnh hơn. Tôi về khi nhà đang xây và cũng sắp xong rồi.
Từ khi tôi về, ngày nào anh Danh cũng ghé qua. Trước khi đi làm anh chăm cho tôi miếng ăn giấc ngủ. Chiều về, anh ghé lại. Vợ anh cũng thường xuyên quan tâm đến hai mẹ con tôi’.
Nói đến đây, mắt chị rưng rưng lệ. Chị buồn bã nói với chúng tôi: ‘Chỉ mong sao được sống thêm vài năm nữa để nhìn thấy con trưởng thành hơn là tôi an tâm ra đi…’
Anh Danh cho biết thêm, mấy tháng trước thấy sức khoẻ ngày một yếu, chị có tâm niệm trước lúc ra đi sẽ gửi con vào chùa Từ Hạnh nhờ nuôi dưỡng. Nhưng sau đó có một cô bạn thân lúc trước chịu ơn chị nay muốn nhận nuôi cháu Khôi nếu chị có mệnh hệ gì nhằm báo đáp ơn xưa.
Bà Trần Thị Ngọc Bích, Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Tấn Bê cho biết sau khi biết được hoàn cảnh của bé Khôi nhà trường đã miễn cho cháu toàn bộ học phí và tiền ăn trưa. Trong lúc mẹ nằm viện, bé Khôi đã được một thầy giám thị cho ngủ tại nhà.
Ngoài ra nhà trường cũng đã vận động tập thể giáo viên và học sinh của trường quyên góp giúp đỡ gia đình bé Khôi.
Có lẽ trong những ngày đau bệnh, chị Phương Mai đã thấm thía hơn hai chữ nghĩa tình và bằng hữu. Trong lúc hoạn nạn bên cạnh chị luôn có những người bạn hết lòng vì mình và những tha nhân giàu lòng bác ái. Cầu mong sao chị có thêm thời gian để thấy được con mình lớn khôn.
Trần Chánh Nghĩa
Theo vienamnet
Vợ chồng mê làm từ thiện
Ngồi huyên thuyên kể về những mảnh đời bất hạnh mà mình đã từng chứng kiến ở Bệnh viện Ung Bướu và Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, rồi nói về công việc thiện nguyện mà mình đã cố gắng làm trong những năm qua, vợ chồng ông Đinh Văn Lên (1960) và bà Dương Thị Long (1964, trú Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng) thi thoảng lại xua tay "thôi em đừng viết!".
Bởi từ thâm tâm, họ nghĩ đó là những điều giản dị, bình thường trong cuộc sống.
Hai vợ chồng ông Lên - bà Long vui vẻ với công việc thiện nguyện của mình. (Ảnh NVCC)
Cứ đều đặn 2 lần/tháng, bà Dương Thị Long lại cùng với các chị em trong câu lạc bộ (CLB) Tự Tâm tất bật chuẩn bị các nguyên vật liệu, thực phẩm chuyển đến bếp ăn Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng. Khoảng 800 suất ăn miễn phí là súp cùng 1.600 ổ bánh mỳ sẽ được phát đến tận tay các bệnh nhân. Bận rộn với hàng tá công việc, từ sơ chế thực phẩm đến chế biến, phân phát đến tay người bệnh... nhưng ai cũng vui vẻ, không khí bao giờ cũng đầy ắp tiếng cười và cả những ánh mắt long lanh đầy chia sẻ.
Nói về cơ duyên thành lập CLB Tự Tâm, chủ nhiệm Dương Thị Long cho biết, trong một lần xuống Bệnh viện Ung Bướu vào năm 2015, chị thấy nhiều hoàn cảnh khó khăn, nhiều người ở phương xa đến nhưng điều kiện ăn ở rất kham khổ. Điều đó khiến bà và chồng cứ đau đáu trong lòng nên quyết định vận động các chị em tiểu thương chợ Hòa Khánh tổ chức nấu các suất ăn miễn phí, hỗ trợ phần nào cho bệnh nhân và người nhà. Từ một hoạt động tự phát, dần dà trở nên thường xuyên và định kỳ hơn. Từ món chính là cà ri, bánh mỳ đã chuyển sang nấu súp theo yêu cầu của các bệnh nhân, chất lượng suất ăn cũng được cải thiện với hải sản, thịt heo xay nhỏ, nấm, rau củ... Sau đó, bà Long lại tiếp tục vận động các chị em trên chợ Kim Liên tham gia và thành lập nên Chi hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em Tự Tâm (CLB Tự Tâm) vào năm 2016. Thấy hoạt động ý nghĩa, CLB Sóng biển ở Q. Sơn Trà cũng gia nhập, cùng tham gia tổ chức nấu các suất ăn miễn phí cho các bệnh nhân và tổ chức các chuyến đi thiện nguyện ở vùng sâu, vùng xa, giúp đỡ các mảnh đời khó khăn.
Trước đây, vợ chồng ông Lên và bà Long có một cơ sở sản xuất bánh mì, đây cũng là nơi mà gần 4 năm qua những ổ bánh mỳ gắn với tình cảm đong đầy được vợ chồng ông cho ra lò và trao đến tay các bệnh nhân. Thời gian gần đây, do sức khỏe và 3 đứa con cũng đã trưởng thành, có công việc ổn định nên hai vợ chồng quyết định đóng cửa cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, nhờ vào sự chia sẻ và động viên của các con, ông Lên và bà Long vẫn tiếp tục công việc thiện nguyện của mình. Đợt nào vận động chỉ được 7 triệu đồng nhưng kinh phí tổ chức hoạt động đến 9 triệu đồng là vợ chồng ông lại móc tiền túi ra. "Làm từ thiện em biết rồi đó, thiệt cho mình tí cũng được. Lấy tên CLB là Tự Tâm rồi mà còn đòi hỏi chi nữa", ông Lên thật thà chia sẻ.
Lục lại trí nhớ, ông Lên và bà Long cố gắng tìm những trường hợp mà mình giúp đỡ. Có trường hợp chị Hoàng Thị Thu Trang (1984), bị ung thư máu, gia cảnh rất khó khăn. "Thời điểm đó là năm 2015, chị Trang nằm ở tầng "đặc biệt", có anh thanh niên đô con nằm chung phòng nhưng sáng thấy thì chiều đã không còn nữa", ông Lên nói. Để giúp đỡ chị Trang, ông Lên trực tiếp vận động nhiều nhà hảo tâm được 22 triệu đồng còn bà Long thì chụp ảnh đăng lên mạng xã hội kêu gọi sự giúp đỡ cũng được một khoản tiền lớn. Nhờ số tiền này chị Trang vượt qua giai đoạn ngặt nghèo, sức khỏe ổn hơn và vừa đi làm vừa điều trị bệnh. Chị cũng hay ghé nhà ông bà chơi và giờ trở thành một hội viên của CLB Tự Tâm. Không may mắn như chị Trang, chị Đinh Thị Hồng, nhà gần ga tàu Kim Liên, Q. Liên Chiểu không vượt qua được cơn bạo bệnh. Hôm đó, bà Long cùng vài người trong CLB đến tận nhà thăm và tặng quà. Mặc dù phần quà chỉ là các nhu yếu phẩm và một khoản tiền nhỏ nhưng chị Hồng vui mừng, xúc động rơi nước mắt. Bà Long có xin chụp một bức hình lưu niệm cùng với chị Hồng với nụ cười rạng rỡ trên môi. Nhưng cuộc đời tréo ngoe, vài ngày sau, bà Long nhận được tin chị Hồng không qua khỏi.
M.VINH - N. HẬU
Theo CADN
Phá rừng lấy đất ở Ea Kar: "Cò" xưng là đệ tử lãnh đạo Công ty lâm nghiệp Ea Kar để bán đất Theo QĐ số 2211/QĐ-UBND ngày 13/9/2018 của UBND tỉnh Đắk Lắk giao cho công ty Công ty Lâm nghiệp Ea Kar 13.888 héc ta đất rừng và đất lâm nghiệp để quản lý nhưng đất đã bị người dân xâm lấn và sau đó giao về cho địa phương 2556,36 héc ta Tự xưng "đệ tử" của Giám đốc công ty Lâm nghiệp...